Thứ ba, 09/01/2018, 10:58 AM

Độc đáo nghề thổi hồn cho các linh vật nhảy múa

(NTD) - Tại các trung tâm thương mại hay các sự kiện, những chú linh vật đáng yêu luôn là tâm điểm để các bạn nhỏ và gia đình trẻ vây quanh selfie ra những shoot hình lung linh. Nhưng để tạo ra những tâm điểm selfie như thế, phải trải qua những giai đoạn đổ mồ hôi cơ thể và cả “mồ hôi trí não” nữa.

Từ chú Pikachu ngộ nghĩnh đến những mascot hơi đầu tiên của Việt Nam

Bất cứ ai trong chúng ta cũng đều từng nhìn thấy, sờ tay vào những chú linh vật biểu tượng của các sản phẩm, nhãn hàng trong các trung tâm thương mại, hoặc các buổi sự kiện ra mắt sản phẩm. Những chú linh vật này có tên gọi chung là mascot.

Trong một lần du lịch nước ngoài, cô bạn Trần Bích Ngọc gặp một chú linh vật Pikachu cực kỳ dễ thương. Chú Pikachu này có vẻ mềm mại, động tác linh hoạt hơn hẳn các chú mascot bình thường mà Ngọc nhìn thấy. Cô bạn bạo gan đến gần selfie, ôm ấp chú mascot với mục đích “sờ nắn, véo thử xem tại sao chú Pikachu này lại có hồn và đáng yêu đến vậy”.

Mascot _Hơi_Gấu_Teddy
Mascot hình Gấu Teddy.

Được nhìn tận mắt, sờ tận tay, thậm chí ôm ấp và “nhéo” vào chiếc tai xinh xắn của chú mascot, Bích Ngọc tròn xoe mắt khi thấy chiếc tai bật thẳng lại ngay sau khi bị “dày vò”. Bích Ngọc nhận ra “phải có một dụng cụ bơm hơi nào đó bơm liên tục vào chú mascot này”. Chính luồng hơi này giúp cho chú linh vật không còn cứng đơ như vốn có, mà lại dễ dàng thực hiện các động tác ngộ nghĩnh, khiến chú đáng yêu hơn bao giờ hết.

Và thế là suốt chuyến du lịch, cô cứ đắm chìm vào những động tác mềm mại, đáng yêu của chú mascot. Đến mức khi về nước, mặc dù tốt nghiệp ngành thiết kế thời trang nhưng Bích Ngọc quyết chí tìm một hướng đi khác hẳn với dòng trang phục hóa trang thường thấy trong nước.

Vậy là cùng với khoảng thời gian kinh nghiệm 6 năm trong lĩnh vực sản xuất mascot truyền thống bằng mút, xốp và vải thông thường, những chú mascot hơi ngộ nghĩnh đáng yêu vốn chỉ có ở các nước phát triển lân cận Việt Nam như Singapore, HongKong, Trung Quốc… đã có rải rác ở Thành phố Hồ Chí Minh nhờ bàn tay khéo léo, công phu của Bích Ngọc và team BINGO.

5 bước để thổi hồn cho linh vật

“Mascot ra đời là nhằm tạo nên thiện cảm cho mọi người nên mình phải làm sao để cho các chú ngộ nghĩnh hơn, cute hơn”, Bích Ngọc vừa nói vừa tô thêm màu mắt cho mô hinh chú bò mascot sắp về nhà mới.

Nhưng để có một chú mascot sống động và linh hoạt, là một quá trình vắt chất xám mà cả team phải mệt mỏi khi có đơn hàng. “Nhưng mà đáng, vì mỗi một chú linh vật ra đời, giống như một đứa con của mình sinh ra vậy. Chỉ cần nhìn một bạn nhà mình chui vào mascot, bật hơi lên và nó đứng dậy từ từ, cảm giác cứ như nó bước những bước đầu đời. Rồi khi nó nhảy múa, mặc dù biết đó là người bên trong, nhưng mình vẫn cảm thấy rằng chính nó đang múa hát cho mình xem trước khi tạm biệt để về nhà mới”, Bích Ngọc cười khi xem chú gấu bông nhảy múa theo bài Điệu múa rửa tay của Thái Lan.

Chia sẻ về công việc này, Bích Ngọc cho biết: khi nhận yêu cầu của khách hàng, cả team sẽ dành thời gian lên hình 2D linh vật. Thỉnh thoảng, khách hàng đã chọn sẵn mẫu và cả nhóm sẽ bàn nhau làm sao cho chú bé hay cô bé này sống động hơn, linh hoạt hơn. “Đôi khi đó chỉ là cách vẽ hoặc chuốt cong mí mắt. Hoặc phải tô đậm hơn phần khóe môi bên trái hay bên phải nhưng những chi tiết đó sẽ tạo nên cảm xúc cho linh vật”, designer chính của BINGO Team chia sẻ bước đầu tiên làm mascot.

Bước 1 - Lên rập
Bước 1 - Lên rập.

Bước tiếp theo là chuyển đổi hình ảnh 2D thành 3D. Sẽ có các bạn thiết kế chuyên nghiệp cắt, dán và gọt mô hình dựa trên hình ảnh 2D. Mô hình này sau khi hoàn thành, sẽ được tô màu, trau chuốt lại các chi tiết về sắc mặt, hình thái, màu sắc, và quan trọng hơn cả là các khớp chân, tay, cổ để khi ra đời, mascot có thể thực hiện các hành động tương tác dễ dàng.

Bước 2 - Tạo mô hình,cắt,gọt...
Bước 2 - Tạo mô hình,cắt,gọt...

“Một bộ mascot trang phục biểu diễn có thể cao từ 1m8 đến 2m, tùy theo yêu cầu của khách hàng. Tuy nhiên, với chiều cao trung bình của người Việt Nam, bên mình thường tạo ra một mascot cao tầm 1,8m”. Khuôn rập này sẽ được điều chỉnh nhiều lần cho phù hợp với mô hình 3D phóng đại đã tạo ra. Sau khi có bản khuôn rập gần hoàn chỉnh, bước thứ 4 sẽ là bước may các mảnh vải mà BINGO Team gọi vui là đắp da đắp thịt cho các bé. Bởi vì đó là da thịt, nên các loại vải lót, vải ngoài và vải lông đều được nhập từ các hãng có chứng chỉ an toàn môi trường từ HongKong, Hàn Quốc nên phải hy sinh một chút về chi phí sản xuất so với các loại vải của Việt Nam”, cô leader trẻ nói thêm.

Bước 3 - May áo(đắp da thịt)
Bước 3 - May áo(đắp da thịt)

Bước cuối cùng là lắp ráp một cánh quạt có công suất trung bình, vừa đủ để thổi hơi phồng chú mascot lên mà không gây ảnh hưởng đến động tác của người bên trong. Cánh quạt này được cấp năng lượng hoạt động nhờ một bình acquy khô đeo trên vai người bên trong mascot. Loại acquy và quạt này được thiết kế riêng cho mascot với thời gian hoạt động khoảng 2-4 tiếng đồng hồ. Cùng đó là một số bộ phận bên trong của mascot như đôi giày và nón bảo hiểm nhằm tạo sự thoải mái và chắc chắc khi biểu diễn các động tác nhảy múa, hay tương tác như ôm, kiễng chân ...

Bước 4 - Trang trí mắt mũi miệng
Bước 4 - Trang trí mắt mũi miệng.
Mascot _Con_Dán
 
Sản phẩm hoàn thiện
Sản phẩm hoàn thiện mascot.

Tính tới thời điểm hiện tại, mascot thổi hơi mới chỉ được chế tạo và sản xuất handmade duy nhất tại Việt Nam bởi team BINGO. Mỗi mẫu thành phẩm được hoàn thành trong vòng 5 ngày, sau đó là công đoạn cắt may tương đương 3 ngày/ mẫu trang phục hóa trang. Do sản xuất handmade nên các đường kim mũi chỉ, màu sắc, thần thái đều mang tính duy nhất. “Mẫu trang phục mascot hơi sản xuất nhiều nhất cho đến nay cũng chỉ tầm 20 con cho sản phẩm sữa tắm Carrier Junior. Điều này nói lên team BINGO luôn muốn tạo ra sự khác biệt trong từng mẫu sản phẩm. Cùng là trang phục biểu diễn hình mascot hơi con bò, nhưng con bò đại diện cho sữa sẽ khác hoàn toàn với con bò của quán thịt nướng”, Bích Ngọc khẳng định.

Vương Huy Khôi

Ảnh: Tổng hợp

Bình luận

Nổi bật

Hưng Yên: Hoàn thiện cuốn sách 65 năm Lịch sử ngành Khoa học và Công nghệ

Hưng Yên: Hoàn thiện cuốn sách 65 năm Lịch sử ngành Khoa học và Công nghệ

sự kiện🞄Thứ ba, 21/05/2024, 09:17

(CL&CS)- Ngày 18/5/2024, tại Sở Khoa học và Công nghệ đã tổ chức hội thảo hoàn thiện cuốn sách 65 năm Lịch sử ngành Khoa học và Công nghệ tỉnh Hưng Yên giai đoạn 1959 - 2024.

Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực khoa học công nghệ

Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực khoa học công nghệ

sự kiện🞄Thứ ba, 21/05/2024, 09:17

(CL&CS) - Phát triển, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực khoa học công nghệ (KH-CN) để thực hiện có hiệu quả chính quyền điện tử, đô thị thông minh, nền kinh tế số, trí tuệ nhân tạo, công nghệ sinh học, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao… tạo bước đột phá về năng suất, chất lượng và sức cạnh tranh của nền kinh tế.

Chuyển đổi số trong hoạt động của Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam

Chuyển đổi số trong hoạt động của Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam

sự kiện🞄Thứ ba, 21/05/2024, 09:15

(CL&CS) - Vừa qua, Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) Việt Nam phối hợp với Hội đồng Lý luận Trung ương, Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức Hội thảo quốc gia "Chuyển đổi số trong hoạt động của Hội LHPN Việt Nam". Hội thảo được kết nối trực tuyến tới 62 điểm cầu tại các tỉnh, thành phố.