Doanh nghiệp xây dựng đứng trước nguy cơ phá sản vì nợ đọng

(CL&CS) - Ông Nguyễn Quốc Hiệp - Chủ tịch VACC cho biết, tình trạng nợ đọng trong xây dựng hiện nay rất trầm trọng, nhiều doanh nghiệp thầu xây dựng đang đối mặt với phá sản.

Nhiều doanh nghiệp xây dựng đang đối mặt với nhiều khó khăn.

Nhiều doanh nghiệp xây dựng đang đối mặt với nhiều khó khăn.

Nợ đọng nhiều

Theo ông Nguyễn Quốc Hiệp - Chủ tịch Hiệp hội Nhà thầu xây dựng Việt Nam (VACC), với tình hình bão giá vật liệu xây dựng tăng cao đến 18 - 40% suốt từ năm 2021 đến nay, cộng với những khó khăn về nguồn nhân lực do hậu quả của COVID-19 và công việc về xây dựng cũng trở nên hạn hẹp, khó khăn do những vướng mắc về thủ tục pháp lý trong việc đầu tư nên tình hình chung các doanh nghiệp xây dựng từ nay đến cuối năm vẫn còn rất nhiều khó khăn.

Phần lớn doanh nghiệp trong ngành xây dựng dự kiến chỉ đạt 80 - 90% kế hoạch đặt ra về doanh thu và sản lượng. Nhưng điều đáng lo ngại là dòng tiền và hiệu quả kinh doanh sụt giảm mạnh vì chi phí lớn. Vấn đề lớn nhất mà các nhà thầu gặp phải là vấn đề đơn giá - định mức.

VACC cho thấy, hiện nay nhiều dự án đã đưa vào khai thác sử dụng vài ba năm nhưng vẫn chưa quyết toán được. Trong khi đó, nhà thầu phải vay tín dụng ngân hàng, chịu lãi suất cao dẫn đến tình trạng nợ đọng kéo dài hết công trình này đến công trình khác.

Ông Nguyễn Quốc Hiệp cho biết, nhiều nhà thầu đang bị nợ gấp mấy lần vốn chủ sở hữu, có những doanh nghiệp bị nợ đến vài nghìn tỷ đồng. Tình trạng nợ đọng lớn diễn ra cả ở các gói thầu vốn đầu tư công lẫn công trình vốn ngoài ngân sách.

Điều đáng lo ngại là dòng tiền và hiệu quả kinh doanh sụt giảm mạnh vì chi phí lớn. Cụ thể, về vấn đề nợ đọng xây dựng, các doanh nghiệp xây dựng Việt Nam phần lớn (khoảng 90%) là doanh nghiệp vừa và nhỏ quy mô vốn dưới 100 tỷ đồng.

Các doanh nghiệp lớn trong ngành cũng có quy mô vốn từ 500-1.000 tỷ đồng. Chưa đến 10 doanh nghiệp có vốn trên 1.000 tỷ đồng. Trong khi đó, nợ đọng không thanh toán được khá phổ biến ở tất cả các doanh nghiệp.

“Các tổng công ty, tập đoàn xây dựng hầu hết đều có nợ đọng từ vài trăm đến vài nghìn tỷ đồng. Vì nguồn vốn eo hẹp nên họ phải vay ngân hàng để trang trải thi công với lãi suất thông thường khoảng 9-10%/năm”, ông Hiệp phát biểu.

Chủ tịch VACC cho rằng, chính vì những khoản nợ đọng này nên các doanh nghiệp xây dựng, đặc biệt các doanh nghiệp vừa và nhỏ, đứng trước nguy cơ phá sản nếu không thu hồi được nợ.

Các khoản nợ đọng được hiệp hội này phân thành 2 loại. Một là nợ công trình vốn đầu tư công. Các khoản nợ này chủ yếu từ các công trình đã kết thúc 2-3 năm trước nhưng chưa quyết toán và thanh toán được do có phát sinh hoặc do hồ sơ thanh toán chưa được cấp có thẩm quyền phê duyệt nên vẫn còn tồn đọng.

Hai là nợ vốn đầu tư ngoài ngân sách do một số chủ đầu tư chây ì cố tình không thanh quyết toán đặc biệt ở 25% cuối của dự án mặc dù đã đưa vào khai thác sử dụng.

Theo ông Hiệp, các doanh nghiệp xây dựng phải vay tiền về thi công. Nợ gấp đôi vốn hiện có, mà lãi suất đi vay thì 9-10% thì làm bao nhiêu cho kéo lại được. Rồi lại phải nợ, lấy nợ để trả nợ. "Ráo mồ hôi là hết tiền là câu cửa miệng của tất cả doanh nghiệp làm xây dựng hiện nay", ông Hiệp nói.

Với các dự án đầu tư công, ông Hiệp cho biết, nợ đọng chủ yếu là do thủ tục thanh quyết toán rất phức tạp, đặc biệt các công trình có khối lượng phát sinh. Nhiều công trình đầu tư công có nợ đọng rất lớn.

Tạo điều kiện để doanh nghiệp xây dựng tiếp cận vốn

Chủ tịch VACC đề xuất, đối với vốn đầu tư công, đề nghị Thủ tướng giao Bộ KH&ĐT và Bộ Tài chính rà soát lại các chủ đầu tư vốn ngân sách để thống kê chính xác số lượng nợ tồn xây dựng trong các năm trước, báo cáo Thủ tướng phương án cắt hết các nợ dồn toa để giải quyết dứt điểm cho các nhà thầu.

Trước những khó khăn trên, VACC cũng đưa ra nhiều đề xuất:

Về vấn đề đơn giá - định mức, hiện các công trình xây dựng của chúng ta, đặc biệt các công trình vốn đầu tư công, đều sử dụng hệ thống đơn giá định mức do Bộ Xây dựng ban hành làm căn cứ cho cả khâu lập tổng mức đầu tư và thanh toán cho các dự án ở tất cả các loại hình công việc.

Tuy nhiên, trình độ công nghệ phát triển rất nhanh nên một số công việc không có định mức, một số công việc định mức đã trở nên lạc hậu không cập nhật kịp thời với giá thực tế. Điều này dẫn đến tình trạng một số doanh nghiệp không muốn đảm nhận các dự án đầu tư công.

Hiệp hội Nhà thầu Xây dựng đề nghị nghiên cứu bổ sung, thay đổi hệ thống định mức đơn giá theo lộ trình. Trước mắt là bổ sung các định mức chưa có và điều chỉnh từng bước cập nhật với công nghệ xây dựng mới.

Đồng thời, chuyển dần theo hướng xây dựng đơn giá tổng hợp để lập tổng mức đầu tư, bỏ dần hệ thống định mức chi tiết. Có chế tài với các địa phương trong việc công bố các chỉ số giá vật liệu không cập nhật với giá thị trường.

Đối với vốn đầu tư công, đề nghị Thủ tướng giao Bộ KH&ĐT và Bộ Tài chính rà soát lại các chủ đầu tư vốn ngân sách để thống kê chính xác số lượng nợ tồn xây dựng trong các năm trước, báo cáo Thủ tướng phương án cắt hết các nợ dồn toa để giải quyết dứt điểm cho các nhà thầu.

Đối với vốn đầu tư ngoài ngân sách, đề nghị Thủ tướng giao Bộ KH&ĐT và Bộ Xây dựng nghiên cứu chế tài yêu cầu chủ đầu tư phải có bảo lãnh thanh toán của ngân hàng cho 20% vốn thanh toán cuối dự án, khi dự án kết thúc để đảm bảo sự bình đẳng cho các nhà thầu với chủ đầu tư.

Trước mắt, có chế tài cụ thể để cơ quan chức năng giải quyết cho các khoản nợ đọng kể cả biện pháp công bố tình trạng chây ì thanh toán của một số chủ đầu tư.

Về nguồn vốn và lãi suất, các doanh nghiệp xây dựng đại đa số là các doanh nghiệp vừa và nhỏ quy mô vốn hạn hẹp. Trong khi việc thực hiện các hợp đồng phần lớn chỉ được tạm ứng 10-15% giá trị.

Quá trình triển khai thực hiện phải sử dụng vốn tín dụng ngân hàng để mua vật tư, huy động xe máy, nhân công. Tuy nhiên, tín dụng cho các doanh nghiệp chưa được ưu tiên như sản xuất, nhất là trong bối cảnh nhiều ngân hàng bị siết room tín dụng.

Theo đó, hiệp hội này đề xuất Thủ tướng giao Ngân hàng Nhà nước có hướng dẫn bổ sung những ưu tiên hợp lý cho tín dụng xây dựng, đặc biệt là các dự án trọng điểm theo quan điểm hỗ trợ cho sản xuất.

Minh Vân

Bình luận

Nổi bật

VinFast và ON Energy hợp tác thúc đẩy sử dụng pin lưu trữ cho điện mặt trời mái nhà

VinFast và ON Energy hợp tác thúc đẩy sử dụng pin lưu trữ cho điện mặt trời mái nhà

sự kiện🞄Thứ ba, 07/05/2024, 13:15

(CL&CS) - TP.HCM, ngày 06/05/2024 - Công ty VinFast và Công ty Cổ phần Năng Lượng Xanh ON Energy thuộc Tập đoàn KTG công bố ký kết thỏa thuận hợp tác chiến lược nhằm đẩy mạnh ứng dụng pin lưu trữ năng lượng cho hệ thống điện mặt trời mái nhà tại Việt Nam.

Gần 200 gian hàng tham gia triển lãm quốc tế ngành sữa và sản phẩm sữa

Gần 200 gian hàng tham gia triển lãm quốc tế ngành sữa và sản phẩm sữa

sự kiện🞄Chủ nhật, 05/05/2024, 12:30

(CL&CS)- Triển lãm quốc tế ngành sữa và sản phẩm sữa lần thứ 4 tại Việt Nam - VIETNAM DAIRY 2024" quy tụ gần 200 gian hàng là các thương hiệu, sản phẩm của các tổ chức, doanh nghiệp trong và ngoài nước.

Quý 1/2024, doanh thu ngành lương thực của Lộc Trời tăng 96%

Quý 1/2024, doanh thu ngành lương thực của Lộc Trời tăng 96%

sự kiện🞄Thứ sáu, 03/05/2024, 11:56

(CL&CS) - CTCP Tập đoàn Lộc Trời (Lộc Trời) có quý 1/2024 tăng trưởng vượt bật về doanh thu với 3.849 tỷ đồng, tăng 57% so với cùng kỳ năm ngoái. Doanh thu tăng trưởng mạnh chủ yếu đến từ ngành lương thực với mức tăng trưởng 96%.