Thứ bảy, 19/06/2021, 20:54 PM

Doanh nghiệp Việt đang nỗ lực vượt qua đại dịch

(CL&CS) - Trong bối cảnh khó khăn bởi dịch bệnh Covid-19, các doanh nghiệp Việt đang dần thích nghi, tìm ra các giải pháp để phát triển sản xuất, kinh doanh.

Đối diện với khó khăn

Theo Tổng cục Thống kê, qua 5 tháng đầu năm nay, cả nước hiện có 78.300 doanh nghiệp thành lập mới và trở lại hoạt động, song cũng ghi nhận 59.800 doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động, chờ làm thủ tục giải thể hoặc đã giải thể. Trung bình mỗi tháng có gần 12.000 doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường, tương đương với 400 doanh nghiệp/ngày.

Thực tế này đã phản ánh đợt tái bùng phát lần thứ 4 của đại dịch Covid-19 ở nhiều tỉnh, thành trên cả nước đang tiếp tục tác động tiêu cực và gia tăng sức ép đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của hầu hết doanh nghiệp; đặc biệt là doanh nghiệp vừa, nhỏ và siêu nhỏ.

Theo khảo sát nhanh của Hiệp hội Doanh nghiệp TP.HCM (HUBA), trên 100 doanh nghiệp bằng hình thức online cho thấy, trong đợt tái dịch Covid lần thứ 4 này, có đến 84% doanh nghiệp nhỏ và vừa gặp khó khăn. Trong đó, 40% thiếu vốn kinh doanh; thị trường bị ảnh hưởng, thu hẹp chiếm 80%; phải cắt giảm lao động chiếm 52%; bị đứt chuỗi cung ứng nguyên liệu chiếm 14%; bị cản trở hoạt động kinh doanh do biện pháp cách ly xã hội phòng dịch chiếm trên 50%.

Còn Khảo sát của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) mới đây cho thấy, 87,2% doanh nghiệp cho biết, chịu ảnh hưởng ở mức “phần lớn” hoặc “hoàn toàn tiêu cực”.

Chịu ảnh hưởng tiêu cực nhiều hơn cả là các doanh nghiệp mới hoạt động dưới 3 năm, nhóm có quy mô siêu nhỏ, nhỏ hoặc các doanh nghiệp tại vùng duyên hải miền Trung. Cả khu vực doanh nghiệp tư nhân trong nước và doanh nghiệp đầu tư trực tiếp nước ngoài đều bị ảnh hưởng nặng nề. Doanh nghiệp tư nhân trong một số ngành có tỉ lệ chịu tác động tiêu cực cao bởi dịch là may mặc (97%), thông tin truyền thông (96%) và sản xuất thiết bị điện (94%).

Doanh nghiệp FDI trong một số ngành có tỉ lệ chịu ảnh hưởng tiêu cực cao bao gồm bất động sản (100%), thông tin truyền thông (97%), nông nghiệp/thuỷ sản (95%).

Đại dịch Covi-19 đã khiến các doanh nghiệp gặp khó khăn trong tiếp cận khách hàng, làm gián đoạn chuỗi cung ứng, sử dụng nhân công, người lao động, bị phát sinh thêm chi phí phòng ngừa dịch Covid-19... Nhiều trường hợp cho biết bị gián đoạn, dừng hoạt động do tình hình dịch, thậm chí đứng trước bờ vực phá sản bởi thị trường giảm cầu đột ngột.

2147_1

Các sáng kiến trong ứng phó với Covid-19 đã được các doanh  nghiệp thực hiện, quá trình chuyển đổi số cũng từng bước được triển khai. Ảnh: TCTC

Nỗ lực tìm hướng mới

Để hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua những tác động tiêu cực của dịch Covid-19, thời gian qua, Chính phủ đã đưa ra hàng loạt các chính sách như Nghị quyết số 42/NQ-CP ngày 9/4/2020 về các biện pháp hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch Covid-19; Nghị quyết số 84/NQ-CP ngày 29/5/2020 về các nhiệm vụ, giải pháp tiếp tục tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công và bảo đảm trật tự an toàn xã hội trong bối cảnh đại dịch Covid-19.

Cùng với đó là các gói giải pháp như gia hạn miễn, giảm thuế, phí, lệ phí, thời hạn nộp thuế và tiền thuê đất đối với các doanh nghiệp, cá nhân chịu thiệt hại bởi dịch Covid-19 hay gói hỗ trợ tín dụng tiền tệ và cho vay lãi suất 0% để trả lương cho người lao động.

Chia sẻ mới đây, TS Vũ Tiến Lộc - Chủ tịch VCCI, cho biết, doanh nghiệp Việt Nam đã trải qua năm 2020 vô cùng khó khăn do tác động của dịch Covid-19, song đây cũng là năm ghi dấu sự kiên cường của cộng đồng doanh nghiệp. Năm 2021 vẫn còn không ít khó khăn đối với các doanh nghiệp và chính quyền các cấp.

Theo ông Lộc, bên cạnh việc hỗ trợ doanh nghiệp gặp khó khăn, cần xây dựng và triển khai chính sách hỗ trợ theo hướng tạo thuận lợi hơn cho các doanh nghiệp trụ lại được và có khả năng vượt lên sau dịch Covid-19, đặc biệt về đổi mới sáng tạo, đào tạo nhân lực chất lượng cao, sẵn sàng cho cuộc cạnh tranh mới. Việc này sẽ rất quan trọng bởi sẽ giúp doanh nghiệp tìm cơ hội trong bối cảnh mới và nền kinh tế sớm vươn lên phục hồi tăng trưởng và đi vào giai đoạn phát triển mới cao hơn.

Theo TS Vũ Tiến Lộc, các doanh nghiệp nên tái cơ cấu đào tạo lại nguồn lao động, cũng cần thay đổi tư duy, quan tâm hơn đến phát triển thị trường trong nước, thúc đẩy sự kết nối với người tiêu dùng để hình thành các chuỗi cung ứng nội địa; xây dựng ngành công nghiệp hỗ trợ và chuỗi cung ứng Việt, đồng thời với việc đa dạng hoá thị trường tiêu thụ và nguồn cung ứng... Các sáng kiến trong ứng phó với Covid-19 đã được các doanh  nghiệp thực hiện, quá trình chuyển đổi số cũng từng bước được triển khai.

    

Bảo Phương

Bình luận

Nổi bật

Tổng Bí thư Tô Lâm và Phu nhân lên đường thăm chính thức Malaysia

Tổng Bí thư Tô Lâm và Phu nhân lên đường thăm chính thức Malaysia

sự kiện🞄Thứ năm, 21/11/2024, 11:02

(CL&CS) - Chuyến thăm là dấu mốc quan trọng trong quan hệ Việt Nam - Malaysia, góp phần củng cố nền tảng tin cậy chính trị giữa hai nước ở mức độ cao, thể hiện chính sách nhất quán của Đảng, Nhà nước Việt Nam là luôn coi trọng và mong muốn tăng cường hơn nữa quan hệ với các nước láng giềng, khu vực, trong đó có Malaysia.

Nâng cao vị thế của nhà giáo trong bối cảnh mới

Nâng cao vị thế của nhà giáo trong bối cảnh mới

sự kiện🞄Thứ tư, 20/11/2024, 14:13

(CL&CS) - Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn khi trả lời phỏng vấn của phóng viên đã nhấn mạnh, Luật Nhà giáo sẽ giải quyết được những vấn đề về căn cứ pháp lý cho đổi mới về quản lý nhà giáo, những thể hiện về mặt chuyên môn và cả chế độ chính sách cho nhà giáo. Điều này sẽ góp phần quan trọng để khẳng định và giữ vững vị thế, nâng cao vị trí của nhà giáo trong xã hội.

Tiếp tục đẩy mạnh triển khai xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước

Tiếp tục đẩy mạnh triển khai xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước

sự kiện🞄Thứ ba, 19/11/2024, 11:21

(CL&CS) - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện 117/CĐ-TTg ngày 18/11/2024 về việc tiếp tục đẩy mạnh triển khai xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước.