Doanh nghiệp tham gia xây dựng và áp dụng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật
(CL&CS)- Chiều ngày 7/8, Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội phối hợp với Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tổ chức Hội thảo Vai trò của doanh nghiệp trong tham gia xây dựng và áp dụng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật.
Để tiếp tục góp ý hoàn thiện dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật trước khi trình Quốc hội cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 8, chiều ngày 7/8, Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội phối hợp với Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tổ chức Hội thảo Vai trò của doanh nghiệp trong tham gia xây dựng và áp dụng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật.
Hội thảo có sự tham gia của đại diện Uỷ ban KH,CN&MT, Quốc phòng và An ninh, Hội đồng dân tộc của Quốc hội, Phòng thương mại Hoa Kỳ (Amcham), Phòng thương mại Châu âu (Eurocham), Hội đồng thương mại Hoa Kỳ-ASEAN, các Hội, Hiệp hội ngành hàng, doanh nghiệp trong nước.
Về phía Hội Khoa học và Kỹ thuật về Tiêu chuẩn và Chất lượng Việt Nam có TS. Trần Quốc Tuấn, Chủ tịch Hội tham dự.
TS. Trần Quốc Tuấn, Chủ tịch Hội Khoa học và Kỹ thuật về Tiêu chuẩn và Chất lượng Việt Nam( ngồi thứ 2 từ trái qua phải)
Theo các đại biểu, sau gần 17 năm thi hành, Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật đã góp phần nâng cao chất lượng sản xuất hàng hóa nội địa. Tuy nhiên, thực tiễn thi hành luật đã phát sinh một số hạn chế, bất cập cần phải sửa đổi để phù hợp với các cam kết trong các hiệp định thương mại thế hệ mới và nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia.
Ông Nguyễn Minh Đức, Ban Pháp chế của VCCI
Theo ông Nguyễn Minh Đức, Ban Pháp chế của VCCI cho biết, sau khi lấy ý kiến, các DN nhận xét nội dung một số quy chuẩn chưa rõ ràng, chưa thống nhất nên gây khó khăn khi áp dụng, chẳng hạn quy chuẩn về an toàn cháy nổ cho công trình hay quy chuẩn kỹ thuật kèm điều kiện đầu tư kinh doanh về thóc gạo hay quy chuẩn tivi, quy chuẩn 5G của Bộ Thông tin và truyền thông,...
Còn theo bà Nguyễn Thị Thu Trang, Giám đốc Trung tâm WTO và Hội nhập (VCCI) cho hay, hiện nhiều hiệp định thương mại tự do (FTA) có các cam kết về tiêu chuẩn – quy chuẩn kỹ thuật (TBT) theo các nguyên tắc không phân biệt đối xử, không tạo rào cản không cần thiết với thương mại quốc tế. Do đó, đại diện Trung tâm WTO khuyến nghị, dự thảo Luật sửa đổi cần đưa ra các nguyên tắc, yêu cầu cốt lõi trong trình tự thủ tục xây dựng, công bố, ban hành, áp dụng các TBT cũng như các biện pháp quản lý các tổ chức đánh giá sự phù hợp…
Bà Nguyễn Thị Thu Trang, Giám đốc Trung tâm WTO và Hội nhập
Từ góc độ doanh nghiệp, đại diện Công ty Canon Việt Nam cho hay, dự thảo chưa có quy định về việc công nhận, thừa nhận các tiêu chuẩn, quy chuẩn nước ngoài mà vẫn phải có thỏa thuận thừa nhận lẫn nhau. Việt Nam đang tích cực tham gia vào các FTA và các tổ chức kinh tế quốc tế thì việc áp dụng các tiêu chuẩn quốc tế là một điều tất yếu để hàng hóa Việt Nam có thể tiếp cận các thị trường lớn trên thế giới, đồng thời giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí, nâng cao chất lượng sản phẩm, đáp ứng được các yêu cầu của thị trường quốc tế. Do vậy, việc áp dụng các tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật nước ngoài có sẵn sẽ tránh việc xây dựng quá nhiều tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật không cần thiết, gây lãng phí.
Hơn nữa, việc thỏa thuận thừa nhận lẫn nhau vẫn phải có nhiều thủ tục giữa các bên, gây mất thời gian, chi phí và không bao trùm được hết. Trong khi ở các khu vực phát triển như EU, Mỹ, Nhật, Trung Quốc các tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật đã được xây dựng và áp dụng rộng rãi, đảm bảo nghiêm ngặt về chất lượng, nên việc áp dụng sẽ góp phần nâng cao hơn chất lượng của các sản phẩm này ở Việt Nam.
Ông Nguyễn Hữu Dũng, Công ty CP chứng nhận và giám định VinaCert
Vị này dẫn ví dụ, so sánh tiêu chuẩn VietGAP của Việt Nam và tiêu chuẩn JGAP của Nhật Bản thì JGAP có những yêu cầu nghiêm ngặt hơn về kỹ thuật, quy trình sản xuất. JGAP còn được công nhận rộng rãi trên thị trường quốc tế, đặc biệt là thị trường khó tính như EU.
Với quy định doanh nghiệp sản xuất kinh doanh hàng hóa phải công bố sản phẩm hợp chuẩn, hợp quy, một số ý kiến cho rằng, quy định này đang là thủ tục hành chính gây phiền hà cho doanh nghiệp. Do đó, đề nghị cắt giảm để tránh nảy sinh giấy phép con.
Cùng với những vấn đề trên, các doanh nghiệp còn kiến nghị cơ quan chức năng cần xây dựng hệ thống tiếp nhận ý kiến, góp ý và phản hồi trực tuyến về tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật để nắm bắt nhanh ý kiến, sửa đổi phù hợp với điều kiện thực tiễn của doanh nghiệp để thúc đẩy sản xuất trong nước phát triển, tăng khả năng cạnh tranh cho hàng "make in Vietnam" ở thị trường quốc tế.
Trung Kiên
Bình luận
Nổi bật
Giá căn hộ tại TP HCM “bỏ xa” các tỉnh lân cận
sự kiện🞄Thứ tư, 20/11/2024, 14:13
Giá căn hộ mở bán mới tại TP.HCM cao nhất 493 triệu đồng/m2, vượt xa so với mức giá bán tại các tỉnh thành lân cận phía Nam từ khoảng hơn 60 triệu đồng/m2 căn hộ.
Nhà đầu tư đang có xu hướng dịch chuyển dòng tiền sang các tỉnh lân cận?
sự kiện🞄Thứ tư, 20/11/2024, 14:13
Trong bối cảnh thị trường bất động sản (BĐS) nội đô đang phát triển và tăng giá quá nóng, nhà đầu tư sẽ có xu hướng dịch chuyển sang các tỉnh phát triển hạ tầng kết nối, tốc độ đô thị hóa cao, kinh tế tăng trưởng, tập trung nhiều dự án tốt, dư địa tăng giá để tìm kiếm cơ hội đầu tư mới. Xu hướng này đang rõ nét ở bối cảnh hiện tại.
Hội chợ đặc sản vùng miền Việt Nam 2024 diễn ra từ 20 đến 24/11 tại Hà Nội
sự kiện🞄Thứ tư, 20/11/2024, 14:12
(CL&CS) - Hội chợ là cơ hội tốt để các doanh nghiệp và địa phương quảng bá sản phẩm đặc sản tới người tiêu dùng, du khách trong và ngoài nước, tham gia chuỗi cung ứng, tiêu thụ hiệu quả tại thị trường Thủ đô. Đây cũng là nơi để các nhà phân phối tìm kiếm, lựa chọn nguồn cung cấp hàng hóa, là sự kiện được người tiêu dùng hưởng ứng, chờ đợi vào dịp cuối năm để đến tham quan, mua sắm, trải nghiệm nét văn hóa vùng miền Việt Nam.
anh đứcLorem ipsum dolor sit amet, consectetur adipisicing elit. Quis cum, ut esse cupiditate autem. Dolor est dolorem sunt, sequi omnis corporis cumque ratione accusamus ex deserunt, molestiae consequuntur natus beatae.