Doanh nghiệp mía đường lo thiếu nguyên liệu

(NTD) - Giá thu mua nguyên liệu mía ngày càng giảm khiến người dân các vùng trồng mía tại Sóc Trăng, Hậu Giang chán nản và muốn bỏ nghề. Điều này đồng thời đe dọa các doanh nghiệp sản xuất đường tại địa phương và các tỉnh lân cận.

Chị Hoa hiện có khoảng 2ha trồng mía, sản lượng mỗi năm thu được khoảng 240 tấn cho biết, năm ngoái mỗi kg mía được bán qua thương lái với giá khoảng 750 đồng. Tính ra mỗi hecta chị thua lỗ từ 10-15 triệu đồng.

Năm nay, mía được nhà máy mía đường đến thu mua trực tiếp không qua thương lái. Giá mía tăng lên thêm được gần 100 đồng, tuy nhiên với giá mía này chị Hoa cũng như những hộ dân trồng mía khác ở tỉnh Hậu Giang vẫn không có lãi.

Chị Tô Thị Kim Thư, huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang cho biết thêm, năm nay mía bán theo trữ đường, với trữ đường 12,1 thì giá bán là 840 đồng. “Nhưng nhà vườn tha thiết muốn mía lên cao nữa với giá này thì đâu có lời, giá này thì lỗ nặng” - chị Thư buồn bã nói.

a

Nhiều hộ dân không còn "tha thiết" với trồng mía vì giá thu mua quá thấp.

Hai năm gần đây, giá đường trong nước liên tục sụt giảm. Hiện tại giá đường trong nước chỉ khoảng 11.800-12.500 đồng/kg. Trong khi đó lượng đường nhập lậu từ Thái Lan được bán với giá thấp hơn từ 2.000- 3.000 đồng. Chính vì đường nội cạnh tranh không lại thương lái và nhà máy đường, buộc lòng phải thu mua mía nguyên liệu với giá thấp. Việc liên tục thua lỗ trong các niên vụ vừa qua khiến nhiều hộ dân đang có ý định chuyển sang trồng loại cây trồng khác.

Chia sẻ về vấn đề này, anh Phạm Văn Lời, huyện Long Phú, Sóc Trăng nói: “Trồng cây gì cũng lỗ hết, trồng mía thì năm nào cũng thu hoạch nên còn có thể xoay sở. Buộc phải trồng mía lấy tiền cũ đắp tiền mới nhưng không lời nên không dám đầu tư tăng diện tích mà nhiều người còn giảm hoặc ngưng trồng”.

Theo thống kê của Sở Nông nghiệp tỉnh Sóc Trăng, niên vụ năm 2018 toàn tỉnh có khoảng 8.700ha trồng mía. Tuy nhiên do giá mía thấp nhiều hộ dân đã chuyển đổi sang các loại cây trồng khác, khiến vùng nguyên liệu giảm ảnh hưởng lớn đến tình hình sản xuất của các nhà máy mía đường trên địa bàn.

Trước nguy cơ thiếu hụt nguồn nguyên liệu cho sản xuất, ông Phạm Vũ Kha - Giám đốc Nhà máy mía đường Sóc Trăng chia sẻ: “Kế hoạch của nhà máy dự kiến chạy khoảng 300.000 tấn mía và chạy khoảng 132 ngày là xong. Hiện khâu chuẩn bị đã hoàn thành từ lâu nhưng do thiếu nguyên liệu nên dự tính nhà máy chúng tôi sẽ bắt đầu niên vụ trễ hơn 1 tháng”.

Theo các chuyên gia, để giải quyết vấn đề này thì cách khả thi nhất là tăng giá thu mua nguyên liệu để khích lệ người dân quay lại trồng mía, cùng với đó là cần ngăn chặn nguồn đường lậu từ Thái Lan vào Việt Nam.

Theo Hiệp hội Mía đường Việt Nam, năm 2018, lượng đường nhập lậu vào Việt Nam khoảng 700.000-800.000 tấn. Ngoài ra, các doanh nghiệp sản xuất nước ngọt còn nhập 148.000 tấn đường lỏng khiến ngành mía đường gặp nhiều khó khăn, một số nhà máy đường đóng cửa vì thiếu nguyên liệu hoặc vỡ nợ. \

 Nguyễn Ngọc

 

Bình luận

Nổi bật

Giá nhà ở tại TP.HCM có nguy cơ tiếp tục tăng giá

Giá nhà ở tại TP.HCM có nguy cơ tiếp tục tăng giá

sự kiện🞄Thứ sáu, 17/05/2024, 13:08

Tình trạng mất cân đối cung – cầu khiến tình trạng thiếu hụt nhà ở giá rẻ tại TP.HCM ngày càn trầm trọng hơn. Dự báo trong tương lai gần, giá nhà ở tại TP.HCM tiếp tục bị đẩy lên cao, người dân TP.HCM sẽ ngày càng khó tiếp cận nhà ở.

Nutifood tặng 1.000 phần quà dinh dưỡng cho hộ gia đình nghèo huyện Cần Giờ

Nutifood tặng 1.000 phần quà dinh dưỡng cho hộ gia đình nghèo huyện Cần Giờ

sự kiện🞄Thứ sáu, 17/05/2024, 13:07

(CL&CS)- Vừa qua, Nutifood thông qua Quỹ Phát triển Tài năng Việt kết hợp cùng Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Quận 4 đã trao tặng 1.000 lon sữa FAMNA với tổng giá trị hơn 450 triệu đồng cho các hộ gia đình nghèo, cận nghèo và trẻ em khó khăn tại huyện Cần Giờ, TP.HCM.

Chưa hết khó, ngày bất động sản nghỉ dưỡng phục hồi vẫn còn xa?

Chưa hết khó, ngày bất động sản nghỉ dưỡng phục hồi vẫn còn xa?

sự kiện🞄Thứ sáu, 17/05/2024, 13:07

Những khó khăn về điều kiện pháp lý, nguồn vốn, niềm tin của nhà đầu tư đang kìm hãm sự phục hồi của thị trường bất động sản nghỉ dưỡng. Trong khi những phân khúc khác đã phát đi những tín hiệu tích cực thì riêng phân khúc này vẫn “nằm im”.