Dữ liệu cũ
Thứ ba, 13/12/2016, 09:54 AM

Điện gió chưa thu hút nhà đầu tư do giá bán điện còn thấp

(NTD) - Giá mua điện gió chưa bảo đảm lợi ích của nhà đầu tư, nguồn cung cấp linh kiện, thiết bị và dịch vụ trong nước còn hạn chế, nguồn nhân lực kỹ thuật chưa đáp ứng nhu cầu, thị trường vốn còn hạn chế... Đây là những hạn chế khiến cho điện gió của Việt Nam mặc dù có nhiều tiềm năng song vẫn chưa thể “bay” được.

Nhiều tiềm năng, thiếu chính sách hỗ trợ

Theo đánh giá của các chuyên gia, Việt Nam là quốc gia có trữ lượng gió lớn, thuộc nhóm lớn nhất khu vực Đông Nam Á. Có nhiều lý do để chúng ta xem sự giàu có về loại năng lượng độc lập, ổn định, cạnh tranh và sạch này là tín hiệu tích cực. Với một nền kinh tế năng động và tăng trưởng liên tục, nhu cầu điện của Việt Nam hiện nay tăng trưởng nhanh với tốc độ vào khoảng 10% mỗi năm.

DSC00944
Ông Bùi Văn Thịnh, Giám đốc Điều hành CTCP Phong Điện Thuận Bình (Bình Thuận) chia sẻ thông tin tại hội thảo.

Điện gió không đòi hỏi nhiều thời gian lắp đặt và xây dựng. Với khả năng nhanh chóng thi công và đưa vào khai thác, điện gió có thể giúp Việt Nam bắt kịp tốc độ tăng trưởng nhanh nhu cầu điện lực trong cả ngắn và dài hạn. Gió là nguồn năng lượng thiên nhiên giúp Việt Nam bảo đảm tốt hơn vấn đề an ninh năng lượng thông qua việc giảm phụ thuộc vào nguồn năng lượng nhập khẩu và những biến động trên thị trường than đá và khí quốc tế.

Không dừng lại ở đó, điện gió có thể giúp loại bỏ một số thách thức mà thủy điện gặp phải liên quan đến hiện tượng thay đổi khí hậu theo mùa. Điện gió không bị chi phối bởi các yếu tố đầu vào như nguồn nước hay hiện tượng hạn hán. Điện gió giúp cân bằng sản xuất điện phục vụ tăng trưởng công nghiệp và giúp bảo tồn nguồn nước phục vụ các nhu cầu nông nghiệp. Gió tạo ra nguồn điện tái tạo và không phát thải khí các bon, qua đó giúp Việt Nam bảo đảm và duy trì tăng trưởng bền vững trong tương lai.

Mặc dù là quốc gia giàu tiềm năng về điện gió nhưng cho đến nay, việc đầu tư cho phát triển điện gió ở Việt Nam vẫn chưa tương xứng với tiềm năng và thế mạnh sẵn có. Nguyên nhân của tình trạng này chủ yếu là tính kinh tế của nguồn năng lượng này chưa thực sự hấp dẫn, cùng với đó là các rào cản liên quan tới cơ chế chính sách, tổ chức thực hiện, trình độ áp dụng công nghệ... đã hạn chế việc triển khai các dự án năng lượng.

Ngoài yếu tố giá thành sản xuất cao, một số rào cản khác đối với sự phát triển điện gió có thể kể đến như thiếu các chính sách và tổ chức hỗ trợ cho phát triển năng lượng gió; thiếu thông tin và cơ sở dữ liệu phục vụ công tác quy hoạch và hoạch định chính sách; công nghệ và dịch vụ phụ trợ cho năng lượng gió chưa phát triển; khó tiếp cận nguồn vốn để phát triển dự án năng lượng gió.

Cần điều chỉnh giá bán điện để thu hút đầu tư

Nhiều ý kiến cho rằng cần có sự ưu tiên trong hình thành, phát triển thị trường, trong quy hoạch và các chính sách ưu đãi và hỗ trợ tài chính để phát triển năng lượng tái tạo. Qua đó, góp phần bảo tồn năng lượng và giảm thiểu ô nhiễm, giảm thiểu biến đổi khí hậu, đáp ứng tốt hơn yêu cầu phát triển kinh tế bền vững.

quat-gio
Phát triển điện gió góp phần đảm bảo an ninh năng lượng cho Việt Nam trong giai đoạn tới.

Trao đổi về vấn đề này, ông Bùi Văn Thịnh, Giám đốc Điều hành CTCP Phong Điện Thuận Bình (Bình Thuận), cho biết với giá bán điện gió hiện nay là 7,8 cent/1kW thì cho dù doanh nghiệp có cân đối, tính toán tiết kiệm kiểu gì cũng không có lãi. Được biết, Chính phủ Việt Nam đang tiếp tục hoàn chỉnh khung chính sách pháp lý, hoàn thiện và nâng cao hiệu quả bộ máy tổ chức và phương thức quản lý trong lĩnh vực điện gió. Đặc biệt thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Công thương đã tổ chức nghiên cứu sửa đổi giá bán điện gió ở các mức khác nhau cho các khu vực dự án trong đất liền và trên biển để thống nhất áp dụng cho tất cả các dự án điện gió trên phạm vi cả nước theo hướng tăng giá mua điện gió. Đây là một tín hiệu cực kỳ vui đối với các nhà đầu tư trong lĩnh vực điện gió.

Ông Phạm Trọng Thực, Vụ trưởng Vụ Năng lượng mới và tái tạo, Bộ Công thương, chia sẻ mặc dù có nhiều tiềm năng phát triển năng lượng gió như vậy nhưng cho tới nay Việt Nam mới có 3 dự án điện gió được đưa vào khai thác với tổng công suất khoảng 153 MW.

Đứng trước những thực tế này, Chính phủ Việt Nam cần tiếp tục hoàn chỉnh các khung chính sách pháp lý, hoàn thiện và nâng cao hiệu quả của bộ máy tổ chức và phương thức quản lý trong lĩnh vực điện gió.

 Nhã Vy

NTD So 78 (286)_Page_26
 

Bình luận

Nổi bật

Những phi cơ già cỗi nhất thế giới, bay trên bầu trời nửa thế kỷ vẫn còn hoạt động

Những phi cơ già cỗi nhất thế giới, bay trên bầu trời nửa thế kỷ vẫn còn hoạt động

sự kiện🞄Thứ ba, 20/02/2024, 10:09

Trên thế giới còn rất nhiều những chiếc phi cơ 'lão thành' ngót nghét 50 tuổi vẫn đang bay trên bầu trời.

Người phụ nữ mắc ung thư gan giai đoạn cuối vì 1 loại thực phẩm quen thuộc, chuyên gia cảnh báo thói quen này nhiều người mắc phải

Người phụ nữ mắc ung thư gan giai đoạn cuối vì 1 loại thực phẩm quen thuộc, chuyên gia cảnh báo thói quen này nhiều người mắc phải

sự kiện🞄Thứ bảy, 14/10/2023, 05:57

Loại thực phẩm nhiều người xem như vô hại này lại là nguyên nhân dẫn đến bệnh tật, thậm chí nguy hiểm tới tính mạng, chúng thường được gọi là "sát thủ thầm lặng" tàn phá sức khoẻ con người.

Cảng Chu Lai đón tàu lớn và nâng cao hiệu suất khai thác hàng rời

Cảng Chu Lai đón tàu lớn và nâng cao hiệu suất khai thác hàng rời

sự kiện🞄Thứ năm, 29/06/2023, 15:00

(CL&CS) - Cảng Chu Lai thuộc Công ty Giao nhận - vận chuyển quốc tế Trường Hải (THILOGI) đang dần khẳng định năng lực tiếp nhận tàu lớn, khai thác đa dạng hàng hóa, đáp ứng nhu cầu xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp, góp phần thúc đẩy giao thương tại khu vực miền Trung, Tây Nguyên.