Dữ liệu cũ
Chủ nhật, 15/12/2013, 13:00 PM

Đề xuất mở rộng phạt tiền với tội phạm kinh tế

Quan điểm mở rộng hơn phạm vi áp dụng hình phạt phạt tiền đối với các tội xâm phạm sở hữu, tội phạm về kinh tế, chức vụ, môi trường đã thu hút nhiều ý kiến trái chiều.

Tại hội thảo tham vấn sửa đổi, hoàn thiện quy định BLHS về hệ thống hình phạt do Bộ Tư pháp và Chương trình phát triển Liên Hiệp Quốc (UNDP) vừa tổ chức, nhóm nghiên cứu của Bộ Tư pháp đã đề xuất mở rộng hơn phạm vi áp dụng hình phạt tiền đối với các tội xâm phạm sở hữu, tội phạm về kinh tế, chức vụ, môi trường. Điều kiện để áp dụng là những trường hợp phạm tội ít nghiêm trọng.

Đổi mới theo quan điểm nhân văn

Thạc sĩ Hoàng Anh Tuyên (Viện Khoa học kiểm sát – VKSND Tối cao) phân tích: Mục đích của nhóm tội phạm kinh tế là hướng tới lợi nhuận nên biện pháp trừng phạt kinh tế (phạt tiền) đối với họ sẽ có tính răn đe, giáo dục phòng ngừa rất cao. Phạt tiền đối với người phạm tội ít nghiêm trọng sẽ tạo điều kiện cho họ tiếp tục lao động để khắc phục hậu quả, đồng thời giúp Nhà nước giảm chi phí thi hành án phạt tù tại các trại giam.

“Đừng nghĩ rằng hình phạt tiền là nhẹ hơn hình phạt tù mà điều quan trọng là mục đích hình phạt đạt được có tác dụng giáo dục, răn đe, phòng ngừa tội phạm hay không”, ông Tuyên nhấn mạnh.

Ông Trần Văn Dũng (Vụ Pháp luật hình sự – hành chính, Bộ Tư pháp) lý giải thêm: Phạt tiền (dù là hình phạt chính hay hình phạt bổ sung) đặc biệt có ý nghĩa quan trọng khi Bộ luật hình sự đang nghiên cứu sửa đổi, hướng tới đề xuất việc hình sự hóa trách nhiệm hình sự của pháp nhân. “Tất nhiên chế tài hình sự đối với pháp nhân chủ yếu là cảnh cáo, phạt tiền chứ không thể áp dụng hình phạt tù”, ông Dũng nói.

Một điều lo ngại khi áp dụng hình phạt tiền là người bị kết án sẽ chây ì, không chịu nộp tiền. Nhiều ý kiến tranh luận của các chuyên gia cho rằng có thể truy tố, xét xử họ về hành vi không chấp hành án nhưng phương thức này tỏ ra kém hiệu quả vì phức tạp, kéo dài, tốn kém kinh phí tố tụng.

Trong trường hợp này, nhóm nghiên cứu của Bộ Tư pháp đề xuất cơ chế chuyển đổi hình phạt tiền thành hình phạt tù hoặc biện pháp buộc lao động công ích để tăng tác dụng răn đe. Ông Trần Văn Dũng cũng dẫn chiếu Bộ luật hình sự của một số nước như Liên bang Nga, Nhật Bản cho phép thay thế hình phạt tiền bằng hình phạt buộc lao động cải tạo hoặc phạt tù giam tương ứng với mức phạt tiền.

“Nếu không thi hành nộp tiền thì cũng không nên chuyển đổi sang hình phạt tù mà chuyển sang biện pháp bắt buộc lao động công ích thay thế thì mang tính nhân đạo, nhân văn hơn”, thạc sĩ Nguyễn Minh Khuê (Trưởng ban Tư pháp hình sự Viện Khoa học pháp lý, Bộ Tư pháp) góp ý thêm.

Thạc sĩ Chu Thành Quang (Trưởng phòng Nghiên cứu pháp luật hình sự, hành chính Viện Khoa học xét xử, TAND Tối cao) khuyến cáo nên thận trọng trong việc xây dựng quy định cơ chế chuyển đổi hình phạt tiền thành hình phạt tù. Đồng thời cần hạn chế quy định phạt tiền như một chế tài lựa chọn (hoặc phạt tiền, hoặc phạt tù) vì dễ dẫn đến nhận thức sai lệch là có tiền thì thoát, không có tiền phải ngồi tù.

Ủng hộ quan điểm mở rộng áp dụng hình phạt tiền, giảm hình phạt tù đối với những người phạm tội ít nghiêm trọng nhưng Thẩm phán Lê Xuân Sơn (TAND Lạng Sơn) rất tâm tư: “Phạt tiền mang tính nhân văn nhưng với bà con vùng sâu, vùng xa nghèo khổ thì họ thà đi tù chứ không có tiền nộp phạt. Vậy phải làm sao? Có thể xử phạt tiền nhưng cho quy đổi ra biện pháp lao động công ích thay thế không? Không nên tuyên phạt tiền với người nghèo vì không có khả năng thi hành, hình phạt không có tác dụng”.

Ông Lê Trung Kiên (Học viện Cảnh sát nhân dân) nhận xét mở rộng hình phạt tiền là xu hướng phát triển chung trên thế giới nhưng với các nước đang phát triển thì khó thi hành án và tồn đọng nhiều nhất. Điểm hạn chế là không có điều tra tài chính để ước định việc xử phạt tiền có phù hợp với người phạm tội đó hay không. Vì vậy, không nên quy định mức phạt cứng cụ thể số tiền với hành vi tội phạm mà nên quy định “mở” để tính mức phạt phù hợp với thu nhập của người phạm tội.

Theo Pháp luật TP HCM

Nguồn: vnexpress.net

Bình luận

Nổi bật

Những phi cơ già cỗi nhất thế giới, bay trên bầu trời nửa thế kỷ vẫn còn hoạt động

Những phi cơ già cỗi nhất thế giới, bay trên bầu trời nửa thế kỷ vẫn còn hoạt động

sự kiện🞄Thứ ba, 20/02/2024, 10:09

Trên thế giới còn rất nhiều những chiếc phi cơ 'lão thành' ngót nghét 50 tuổi vẫn đang bay trên bầu trời.

Người phụ nữ mắc ung thư gan giai đoạn cuối vì 1 loại thực phẩm quen thuộc, chuyên gia cảnh báo thói quen này nhiều người mắc phải

Người phụ nữ mắc ung thư gan giai đoạn cuối vì 1 loại thực phẩm quen thuộc, chuyên gia cảnh báo thói quen này nhiều người mắc phải

sự kiện🞄Thứ bảy, 14/10/2023, 05:57

Loại thực phẩm nhiều người xem như vô hại này lại là nguyên nhân dẫn đến bệnh tật, thậm chí nguy hiểm tới tính mạng, chúng thường được gọi là "sát thủ thầm lặng" tàn phá sức khoẻ con người.

Cảng Chu Lai đón tàu lớn và nâng cao hiệu suất khai thác hàng rời

Cảng Chu Lai đón tàu lớn và nâng cao hiệu suất khai thác hàng rời

sự kiện🞄Thứ năm, 29/06/2023, 15:00

(CL&CS) - Cảng Chu Lai thuộc Công ty Giao nhận - vận chuyển quốc tế Trường Hải (THILOGI) đang dần khẳng định năng lực tiếp nhận tàu lớn, khai thác đa dạng hàng hóa, đáp ứng nhu cầu xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp, góp phần thúc đẩy giao thương tại khu vực miền Trung, Tây Nguyên.