Đại dịch Covid-19: Ngành dược tưởng hưởng lợi lớn hóa ra không phải

(CLCS) - Đại dịch Covid-19 hoành hành, dược là một trong những ngành hiếm hoi được dự báo tăng trưởng tốt. Tuy nhiên, 3 đại diện công bố báo cáo tài chính quý 1/2020 sớm nhất lại không cho thấy điều đó.

Tăng trưởng không mạnh như kỳ vọng

Đại dịch Covid-19 hoành hành suốt 3 tháng qua khiến nhiều ngành nghề lao đao. Tuy nhiên, dược là một trong những ngành hiếm hoi được đánh giá hưởng lợi lớn từ dịch bệnh vì nhu cầu thuốc men và các trang thiết bị y tế tăng cao.

Hiện tại, mới chỉ có 3 công ty công bố báo cáo kết quả kinh doanh quý 1/2020. Các chỉ tiêu kinh doanh của 3 công ty này đều tốt nhưng lại không tăng mạnh như kỳ vọng.

Theo báo cáo tài chính cho kỳ kết thúc tại ngày 31/3/2020 của Công ty Cổ phần Dược phẩm IMEXPHARM (IMP), các chỉ tiêu quan trọng của công ty đều được cải thiện nhẹ. Doanh thu về bán hàng và cung cấp dịch vụ trong kỳ của IMP đạt 312 tỷ đồng, chỉ tăng 38 tỷ đồng, tương đương 13,9% so với quý 1/2019.

duoc pham
Dược phẩm là một trong những ngành hiếm hoi được kỳ vọng tăng trưởng tốt giữa đại dịch Covid-19 nhưng thực tế không phải như vậy. (Ảnh minh họa)

Trong quý 1/2020, đa số các công ty trên thị trường đều phải cắt giảm chi phí nhưng IMP thì không. Chi phí tài chính, chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp tại IMP lần lượt tăng từ 2,5 tỷ đồng lên 4,5 tỷ đồng, từ 52 tỷ đồng lên 53 tỷ đồng, từ 18 tỷ đồng lên 19 tỷ đồng.

Bất chấp doanh thu đồng loạt tăng mạnh, lợi nhuận sau thuế của IMP vẫn tăng 4,8 tỷ đồng, tương đương 13,2% lên 41,1 tỷ đồng.

Tuy nhiên, trong công văn giải trình, IMP lại không nhắc đến Covid-19. Theo IMP, nguyên nhân khiến doanh thu và lợi nhuận của công ty đi lên là do IMP cơ cấu lại danh mục sản phẩm bán ra, tập trung vào các sản phẩm chủ lực có giá trị và lợi nhuận biên cao,

Báo cáo tài chính hợp nhất quý 1/2020 của Công ty cổ phần Dược phẩm Hà Tây (DHT) cho thấy doanh thu về bán hàng và cung cấp dịch vụ trong kỳ đạt 519 tỷ đồng, tăng 118 tỷ đồng, tương đương 29,4% so với quý 1/2019.

Công ty khá mạnh tay cho các chi phí. Chí phí quản lý doanh nghiệp và chi phí bán hàng lần lượt đạt 16 tỷ đồng và 24,4 tỷ đồng. Chi phí tăng nhưng công ty vẫn duy trì được tăng trưởng lợi nhuận tốt. Lợi nhuận sau thuế đạt 32,3 tỷ đồng, tăng 7,4 tỷ đồng, tương đương 29,7%.

Cùng với DHT và IMP, Công ty cổ phần Dược thú y Cai Lậy (MKV) là một trong 3 đại diện ngành dược công bố báo cáo tài chính quý 1/2020 sớm nhất. Hoạt động trong mảng thú y nên MKV không được đánh giá cao bằng DHT và IMP. Thế nhưng, trên thực tế, MKV lại đạt lợi nhuận cao nhất.

Lợi nhuận sau thuế quý 1/2020 của MKV lên tới 342 triệu đồng, tăng 155 triệu đồng, tương đương 82,9% so với quý 1/2019. MKV tăng lãi đột biến dù doanh thu đi lùi. Doanh thu về bán hàng và cung cấp dịch vụ giảm từ 40,6 tỷ đồng xuống chỉ còn 30,6 tỷ đồng.

Doanh thu giảm nhưng lợi nhuận của công ty được cải thiện khi các khoản giảm trừ doanh thu “rơi tự do”, từ 16,2 tỷ đồng xuống chỉ còn 4,8 tỷ đồng. Vì vậy có thể thấy, Covid-19 không phải là nguyên nhân “nâng đỡ” lợi nhuận của MKV.

Giá cổ phiếu không tăng như kỳ vọng

Trong các báo cáo nghiên cứu của nhiều công ty chứng khoán, dược phẩm là ngành được đánh giá rất cao giữa đại dịch Covid-19. Vì vậy, cổ phiếu dược phẩm được tin là ngành hiếm hoi có thể giúp nhà đầu tư gia tăng lợi nhuận. Thế nhưng, thực tế không phải như vậy.

IMP là mã duy trì được tăng trưởng dương nhưng tốc độ tăng vân khiêm tốn. Chốt phiên 16/4/2020, IMP dừng ở mức 50.800 đồng/CP, tăng 2.800 đồng/CP, tương đương 5,8% so với phiên cuối cùng của năm 2019. Đà tăng này của IMP giúp vốn hóa thị trường IMP có thêm 136 tỷ đồng.

Trong khi đó, ngay sau khi đại dịch Covid-19 được đánh giá là mối hiểm họa, cùng với DHG của Dược Hậu Giang, DHT đã có nhiều phiên tăng trần và tăng mạnh. Nhưng sức nóng đó chỉ duy trì trong khoảng thời gian ngắn. Tính chung hơn 3,5 tháng đầu năm 2020, DHT vẫn đi lùi.

Đóng cửa phiên 16/4, DHT dừng ở mức 48.000 đồng/CP, giảm 600 đồng/CP, tương đương 1,2% so với ngày 31/12/2019. DHT khiến vốn hóa thị trường Dược phẩm Hà Tây mất 12,7 tỷ đồng.

MKV còn thê thảm hơn khi không thể “tan băng”. MKV có chuỗi ngày bất động ở mức giá 10.800 đồng/CP. MKV không có biến động về giá khi không có bất cứ giao dịch nào phát sinh trong thời gian dài.

Hà Phương

Bình luận

Nổi bật

Vụ Vạn Thịnh Phát: Kiến nghị Cơ quan điều tra vào cuộc, truy hồi dòng tiền liên quan 3 người đã chết

Vụ Vạn Thịnh Phát: Kiến nghị Cơ quan điều tra vào cuộc, truy hồi dòng tiền liên quan 3 người đã chết

sự kiện🞄Thứ năm, 18/04/2024, 00:21

Trong vụ Vạn Thịnh Phát, có 3 người đã chết, đều là các "sếp" tại SCB và VTP, không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Khối tự doanh công ty chứng khoán ngày 17/4: HPG, ACB... bị xả lượng lớn

Khối tự doanh công ty chứng khoán ngày 17/4: HPG, ACB... bị xả lượng lớn

sự kiện🞄Thứ tư, 17/04/2024, 17:02

Khối tự doanh công ty chứng khoán có động thái "lạ" sau 2 phiên mua ròng lượng lớn trước đó.

Tỉnh biên giới Lạng Sơn hướng tới năm 2030 sẽ có 17 đô thị các loại

Tỉnh biên giới Lạng Sơn hướng tới năm 2030 sẽ có 17 đô thị các loại

sự kiện🞄Thứ tư, 17/04/2024, 15:51

Theo quy hoạch tỉnh Lạng Sơn thời kỳ 2021 – 2030 tầm nhìn 2050, đến năm 2030, toàn tỉnh có 17 đô thị gồm: 1 đô thị loại II (thành phố Lạng Sơn mở rộng); 3 đô thị loại IV; 13 đô thị loại V.