Văn hóa và Đời sống
Thứ hai, 04/03/2024, 13:18 PM

Cung điện vừa được phục dựng hết 124 tỷ đồng ở Việt Nam, là nơi sở hữu loạt cổ vật hiếm liên quan đến hai vị vua cuối cùng của triều Nguyễn

Cung điện là sự hòa quyện giữa kiến trúc Pháp, Phục hưng của Ý và pha thêm chút cổ điển của Việt Nam.

Huế không chỉ hút hồn du khách bởi vẻ đẹp nguy nga, tráng lệ của lịch sử mà còn bởi những "tàn tích" huy hoàng của lịch sử. Một trong số đó không thể không nhắc đến điện Kiến Trung, nơi từng là công trình trọng điểm trong quần thể kinh thành Huế. 

Đặc biệt, năm 2019, tỉnh Thừa Thiên - Huế đã duyệt chi gần 124 tỷ đồng để phục dựng điện Kiến Trung trên nền móng cũ. Công trình vĩ đại này được phục dựng hoàn thành và mở cửa đón du khách tới thăm đúng vào dịp Tết Nguyên đán năm Giáp Thìn.

Kiến trúc độc đáo

Điện Kiến Trung trước đây

Điện Kiến Trung trước đây

Điện Kiến Trung được xây dựng trong giai đoạn 1921 - 1923 dưới thời vua Khải Định. Đây là nơi sinh hoạt của vua, ban đầu là nơi làm việc, sau đó được sửa sang, tân trang để làm nơi vua sinh hoạt cùng gia đình. Cùng với điện Thái Hòa, điện Cần Chánh, điện Càn Thành, cung Khôn Thái, cung điện này là một trong năm công trình độc đáo của Tử Cấm thành - Đại nội Huế thời Nguyễn. Nhưng đến năm 1947, do chiến tranh nơi đây đã bị phá hủy hoàn toàn, chỉ còn lại móng. Chỉ tồn tại khoảng hơn 20 năm nhưng từ phần nền cũ, điện Kiến Trung được phục dựng lại đã tái hiện hình ảnh cung điện bề thế, nguy nga và rực rỡ.

So với các công trình khác trong Hoàng thành Huế phần lớn được xây dựng vào thế kỷ 19 theo phong cách đặc trưng Việt Nam thì điện Kiến Trung được xây dựng trong đầu thế kỷ 20 lại có sự pha trộn của kiến trúc Châu  u và Á Đông. Phía trước điện có vườn cảnh, nổi bật với 3 cầu thang đắp rồng dẫn lên thềm điện. Mặt tầng chính trổ 13 cửa hiên, gian giữa có 5 của, hai gian bên mỗi gian 3 cửa, ở hai phía góc điện mỗi bên hai cửa nhô ra hẳn. Mái ngói trên cùng có lan can được khảm sành sứ, trang trí theo phong cách Việt Nam

Được tiến hành phục dựng từ tháng 2/2019, sau 5 năm, điện Kiến Trung xuất hiện với diện mạo nguy nga, rạng rỡ chinh phục bất cứ người con yêu lịch sử, văn hóa và du lịch nào khi đến với Huế. 

Điện Kiến Trung sau khi phục dựng

Điện Kiến Trung sau khi phục dựng

Những tác phẩm điêu khắc tinh xảo tại điện Kiến Trung

Những tác phẩm điêu khắc tinh xảo tại điện Kiến Trung

Ngay ở phía ngoài, điện Kiến Trung màu sắc rực rỡ cùng kiến trúc bề thế khiến bất cứ ai đến đây cũng phải ngỡ ngàng, xuýt xoa khen ngợi. Dù đứng ở bất kỳ góc nào của điện, chỉ cần "giơ nhẹ" điện thoại hoặc máy ảnh lên là du khách đã có những bức hình xinh xắn mang về.

Nơi đây thu hút đông đảo du khách tìm về khám phá và check-in

Nơi đây thu hút đông đảo du khách tìm về khám phá và check-in

Lộng lẫy bên trong điện

Lộng lẫy bên trong điện

Bên trong tòa điện, các vật dụng sinh hoạt bằng gốm sứ được trưng bày xa hoa trong tủ kính. Bên cạnh đó, rất nhiều những hiện vật được trưng bày như kiệu rước vua, kỷ vật của vua Khải Định và vua Bảo Đại, các bộ bàn ghế và gốm sứ sưu tập có nguồn gốc từ phương Tây,...

Ngỡ ngàng cổ vật trong điện Kiến Trung

Những hiện vật thời vua Khải Định được trưng bày bên trong tầng 1

Những hiện vật thời vua Khải Định được trưng bày bên trong tầng 1

Nhiều du khách không khỏi ngỡ ngàng trước những cổ vật quý giá mà Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế còn lưu giữ lại và trưng bày tại điện Kiến Trung. Điển hình như giày của vua Khải Định, thường phục hằng ngày của vua Khải Định, giày thêu rồng vàng của Hoàng thái tử Vĩnh Thụy (sau này là vua Bảo Đại), trấn phong, bàn ghế, chum, tủ khảm ốc xà cừ tinh xảo.

Đáng chú ý trong số những cổ vật này là hai đôi giày của vua Khải Định, một đôi được mang lúc có đại lễ và một đôi vua sử dụng hằng ngày. Cùng với đó là chiếc áo thêu rồng, chim phượng được vua Khải Định mang cũng khiến nhiều người chú ý trước độ tinh xảo.

Hai đôi “long hia” của vua Khải Định được trưng bày tại điện Kiến Trung

Hai đôi “long hia” của vua Khải Định được trưng bày tại điện Kiến Trung

Áo thường phục của vua Khải Định

Áo thường phục của vua Khải Định

Huế - vùng đất cố đô nghìn năm lịch sử vốn được biết đến là một trong những điểm đến hấp dẫn đông đảo khách du lịch. Không chỉ nổi tiếng bởi những danh lam thắng cảnh làm nên vẻ đẹp cổ kính mà thời tiết ở đây cũng đã làm xao xuyến bao người. Nếu là một người yêu thích sự mộng mơ của xứ Huế, du khách có thể lựa chọn ghé thăm Huế vào mùa lễ hội rơi vào khoảng tháng 4 hàng năm. Vào dịp này, du khách sẽ khám phá được những nét văn hóa độc đáo và đặc trưng của xứ Huế.

Thanh Thanh

Bình luận

Nổi bật

Sắp ngừng khai thác đường bay siêu ngắn, khách ngồi 7 phút đã hạ cánh sau gần 30 năm hoạt động

Sắp ngừng khai thác đường bay siêu ngắn, khách ngồi 7 phút đã hạ cánh sau gần 30 năm hoạt động

sự kiện🞄Thứ sáu, 03/05/2024, 10:51

Việc dừng khai thác chặng bay nối liền 2 đảo khiến người dân vô cùng lo lắng.

Ngắm ngôi làng ‘sạch nhất châu Á’ tại quốc gia ô nhiễm bậc nhất thế giới, nắm giữ cây cầu được UNESCO công nhận là Di sản

Ngắm ngôi làng ‘sạch nhất châu Á’ tại quốc gia ô nhiễm bậc nhất thế giới, nắm giữ cây cầu được UNESCO công nhận là Di sản

sự kiện🞄Thứ sáu, 03/05/2024, 10:50

Mặc dù Ấn Độ được biết đến như một trong những quốc gia ô nhiễm nhất trên thế giới, nhưng một ngôi làng ở phía Đông Bắc của đất nước này lại được công nhận là nơi sạch nhất châu Á.

Việt Nam có một ngôi làng cổ hơn 500 năm tuổi, nằm cách thành phố Huế 40km, được đề xuất nâng hạng Di tích Quốc gia đặc biệt

Việt Nam có một ngôi làng cổ hơn 500 năm tuổi, nằm cách thành phố Huế 40km, được đề xuất nâng hạng Di tích Quốc gia đặc biệt

sự kiện🞄Thứ sáu, 03/05/2024, 09:45

Ngôi làng được bao bọc bởi con sông Ô Lâu êm đềm tạo nên khung cảnh bình yên.