Thứ năm, 01/02/2024, 13:44 PM

Công ty In sách giáo khoa bị ‘réo tên’ vì vi phạm đất đai, hàng loạt doanh nghiệp liên quan 'tháo chạy'

Khu đất này có liên quan đến hàng loạt doanh nghiệp trong lĩnh vực giáo dục, đã được “ấp ủ” từ 13 năm trước.

CTCP In sách giáo khoa tại Hà Nội rơi vào vòng lao lý vì lô đất hơn 7.600m2

Sở Tài nguyên và Môi trường TP. Hà Nội đã công bố danh sách 84 trường hợp vi phạm pháp luật đất đai với tổng diện tích đất vi phạm lên tới hàng trăm nghìn m2.

Trong các trường hợp vi phạm, CTCP In sách giáo khoa tại TP. Hà Nội gây chú ý với dự án mở rộng mặt bằng sản xuất trên lô đất 7.662m2 tại xã Tiên Dương, huyện Đông Anh, do dự án có kế hoạch triển khai từ cách đây 13 năm.

dong anh

Ảnh minh họa

Theo thông tin từ báo Lao động, trong một văn bản gửi Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, vào năm 2010, CTCP In sách giáo khoa tại TP. Hà Nội có hợp đồng góp vốn theo hình thức tài sản đồng kiểm soát với CTCP Học liệu giáo dục tại Hà Nội, CTCP Đầu tư và Phát triển giáo dục Hà Nội, CTCP Sách thiết bị giáo dục Miền Bắc và CTCP Sách giáo dục tại TP. Hà Nội để cùng thực hiện dự án xin cấp đất mở rộng mặt bằng sản xuất tại khu đất 7.662m2 nói trên.

Theo đó, CTCP In sách giáo khoa tại TP. Hà Nội là đơn vị đại diện thực hiện các thủ tục và theo dõi chi phí của dự án. Giấy chứng nhận quyền sử dụng lô đất do CTCP In sách giáo khoa tại TP. Hà Nội đứng tên.

Các bên góp vốn sẽ được sử dụng sản phẩm là một phần diện tích của khu đất tương ứng với tỉ lệ góp vốn so với tổng mức vốn đầu tư của dự án. Tổng vốn góp dự kiến là 7,6 tỷ đồng.

Sau 3 năm có hợp đồng góp vốn nói trên, vào tháng 6/2013, 5 công ty thống nhất tiếp tục thực hiện dự án và cùng nhau đóng góp kinh phí để thực hiện các giai đoạn còn lại của dự án.

Tuy nhiên theo thông báo của Sở Tài nguyên và Môi trường TP. Hà Nội, đến thời điểm cuối năm 2023, khu đất trên thuộc diện không được sử dụng trong thời hạn 12 tháng liên tục hoặc chậm tiến độ sử dụng đất quá 24 tháng kể từ khi nhận bàn giao đất.

3/5 doanh nghiệp liên quan đang tìm cách ‘tháo chạy’ khỏi dự án

Lô đất trên có nguy cơ bị thu hồi, hợp đồng góp vốn cũng có dấu hiệu "rạn nứt" nhiều năm nay khi nhiều doanh nghiệp tham gia đang tìm cách rút khỏi dự án.

Báo cáo tại ĐHCĐ CTCP Sách giáo dục tại TP. Hà Nội năm 2023 cho thấy, HĐQT công ty đã có nghị quyết thông qua ủy quyền cho Ban Tổng Giám đốc thực hiện, hoàn thiện thủ tục giấy tờ và ký kết hợp đồng chuyển nhượng vốn góp 25% theo hợp đồng góp vốn cho Công ty CP Đầu tư Thương mại và Dịch vụ VSM.

CTCP Sách giáo dục

CTCP sách giáo dục tại TP. Hà Nội thông qua chủ trương chuyển nhượng phần vốn góp 

Trong một báo cáo năm 2023, HĐQT CTCP Đầu tư và Phát triển Giáo dục cũng cho biết, đã thông qua chủ trương chuyển nhượng khoản vốn góp vào dự án trên lô đất 7.662m2, bao gồm có phương thức thực hiện, giá khởi điểm chuyển nhượng đưa ra. Tuy nhiên, các chi tiết cụ thể chưa được tiết lộ.

Trong khi đó, dù thực tế là đơn vị đại diện thực hiện các thủ tục và theo dõi chi phí của dự án trên lô đất 7.662m2 nói trên tại huyện Đông Anh, CTCP In sách giáo khoa tại TP. Hà Nội cũng có kế hoạch chuyển nhượng tài sản trên đất từ cách đây nhiều năm.

Việc nhiều doanh nghiệp tham gia góp vốn cùng lúc tìm cách rút khỏi dự án của CTCP In sách giáo khoa tại TP. Hà Nội đặt ra câu hỏi về số phận, khả năng triển khai dự án này trong thời gian tới đây. Và liệu lô đất 7.662m2 tại huyện Đông Anh có bị thu hồi khi thời hạn gia hạn sử dụng đất 24 tháng đã qua từ lâu.

Phương Hà

Bình luận

Nổi bật

Chuyện ít biết về cây cầu ở Thủ đô được thế giới hết lời khen ngợi: Thành lập ngân hàng và quận riêng để quản lý, 8.300 công nhân thi công ròng rã 11 năm

Chuyện ít biết về cây cầu ở Thủ đô được thế giới hết lời khen ngợi: Thành lập ngân hàng và quận riêng để quản lý, 8.300 công nhân thi công ròng rã 11 năm

sự kiện🞄Thứ hai, 29/04/2024, 07:37

Theo tính toán của các chuyên gia cầu đường, hiện nay, nếu xây dựng một cây cầu tương đương quy mô cây cầu này, kinh phí sẽ không dưới 500 triệu USD.

Tỉnh sát vách TP. HCM 'tham vọng' lọt top 3 nền kinh tế lớn nhất Việt Nam: Hệ thống giao thông hoành tráng là 'át chủ bài'

Tỉnh sát vách TP. HCM 'tham vọng' lọt top 3 nền kinh tế lớn nhất Việt Nam: Hệ thống giao thông hoành tráng là 'át chủ bài'

sự kiện🞄Thứ hai, 29/04/2024, 07:34

Những thành tựu địa phương đã được trong thời gian qua cho thấy mục tiêu này của tỉnh không hề xa vời.