Cổ phiếu ngân hàng “cứu” VN-Index

(NTD) - Cổ phiếu ngành dược liên tục bứt phá nhưng cổ phiếu ngành ngân hàng mới là “cứu tính” của VN-Index trong “cơn bão” Corona.

Sau Tết Canh Tý, thị trường chứng khoán châu Á bước sang phiên thứ 3 với sắc đỏ tràn ngập toàn khu vực. Chỉ số Shanghai ở thị trường Thượng Hải dẫn đầu đà giảm khi giảm 229,92 điểm, tương đương 7,72% xuống 2.746,61 điểm. Các thị trường khác giảm trên dưới 1%.

Đầu phiên sáng nay, VN-Index của thị trường chứng khoán Việt Nam có tốc độ giảm mạnh thứ 2 tại châu Á, chỉ sau Shanghai. Có thời điểm, VN-Index giảm hơn 4%, mức giảm mạnh nhất trong năm 2020.

Tuy nhiên, tới phiên chiều, lực cầu bắt đáy bất ngờ ồ ạt vào thị trường, trong đó, cổ phiếu ngành ngân hàng “nóng” hơn cả. Cổ phiếu ngân hàng đồng loạt tăng mạnh giúp VN-Index hạn chế đà giảm.

BIDV 1
Cổ phiếu ngân hàng, trong đó đáng kể nhất là BID của BIDV “cứu” VN-Index

Đóng cửa phiên giao dịch đầu tuần mới, VN-Index “chỉ” giảm 8,48 điểm, tương ứng 0,91% xuống 928,14 điểm. Toàn sàn ghi nhận 49 mã tăng giá, 76 mã đứng giá và 212 mã giảm giá. Thanh khoản tăng vọt lên gần 276 triệu cổ phiếu, tương đương 5.053 tỷ đồng.

Đà giảm của nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn được hạn chế đã góp phần “giải cứu” VN-Index. Đóng cửa phiên 3/2, VN-Index chỉ giảm 5,96 điểm, tương đương 0,7% xuống 842,67 điểm. Nhóm VN30 có 8 mã tăng giá, 3 mã đứng giá và 19 mã giảm giá.

Cổ phiếu ngân hàng có công lớn “giải cứu” VN-Index hôm nay. BID của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) tiếp tắt thị trường. Đóng cửa phiên 3/2, BID dừng ở mức 53.500 đồng/CP sau khi tăng 2.000 đồng/CP. Nhờ đó, vốn hóa thị trường BIDV có thêm 8.044 tỷ đồng.

Cổ phiếu CTG của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (VietinBank) cũng lội ngược dòng thành công. Dù đầu phiên giảm xuống 23.250 đồng/CP nhưng chốt phiên, CTG đảo chiều tăng 750 đồng/CP lên 25.150 đồng/CP. CTG mang về cho VietinBank 2.792 tỷ đồng.

VPB của Ngân hàng TMCP Việt Nam thịnh vượng (VPBank) và STB của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) cùng nằm trong danh sách các mã đi “giải cứu” VN-Index. VPB tăng 150 đồng/CP lên 22.600 đồng/CP. STB tăng 50 đồng/CP lên 10.250 đồng/CP.

Dù vậy, vẫn nhiều mã thuộc ngành ngân hàng vẫn sụt giảm đáng kể. TCB của Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam (Tecombank) giảm 150 đồng/CP xuống 21.450 đồng/CP. MBB của Ngân hàng TMCP Quân đội giảm 450 đồng/CP xuống 20.350 đồng/CP.

Sau 2 phiên lao đao, cổ phiếu hàng không đã hạn chế đà giảm. Cả HVN và VJC của Tổng công ty hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines) và Vietjet đều ngừng chuỗi ngày giảm sàn.

Chốt phiên, HVN giảm 1.450 đồng/CP xuống 27.000 đồng/CP. VJC giảm 4.700 đồng/CP xuống 125.500 đồng/CP. Đầu phiên, cả 2 mã này đều cùng nhau giảm sàn. Sau 3 phiên đầu tiên của năm Canh Tý 2020, HVN giảm 5.550 đồng/CP, tương ứng 16,9%, VJC giảm 22.700 đồng/CP.

Trong khi đó, cổ phiếu ngành dược vẫn vững vàng dù hạ nhiệt. DHG của Công ty cổ phần dược Hậu Giang không duy trì được đà tăng trần của phiên cuối tuần trước. Chốt phiên, DHG tăng 3.100 đồng/CP, tương đương 3,1% lên 102.600 đồng/CP. Đầu phiên, DHG vẫn giao dịch trong sắc tím.

Cổ phiếu DHT của Công ty cổ phần dược phẩm Hà Tây duy trì được đà tăng trần. DHT tăng 5.300 đồng/CP lên 58.800 đồng/CP. DHG đã có 2 phiên tăng trần liên tiếp.

Ngân Hà

Bình luận

Nổi bật

Đầu tư gần 3.000 tỷ đồng xây dựng kết cấu hạ tầng Khu Công nghiệp Đồng Văn VI

Đầu tư gần 3.000 tỷ đồng xây dựng kết cấu hạ tầng Khu Công nghiệp Đồng Văn VI

sự kiện🞄Thứ năm, 21/11/2024, 15:42

(CL&CS) - Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký Quyết định số 1426/QĐ-TTg ngày 19/11 về chủ trương đầu tư Dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng Khu Công nghiệp Đồng Văn VI, tỉnh Hà Nam.

Thị trường đất nền: Sở hữu tiềm năng tăng giá, nhà đầu tư đồng loạt quay trở lại

Thị trường đất nền: Sở hữu tiềm năng tăng giá, nhà đầu tư đồng loạt quay trở lại

sự kiện🞄Thứ năm, 21/11/2024, 14:30

Theo các chuyên gia đánh giá, thị trường đất nền "hút khách" trở lại do chịu tác động mạnh từ hai yếu tố. Thứ nhất là xu hướng tăng giá mạnh của phân khúc căn hộ chung cư đã đẩy một bộ phần nhà đầu tư chuyển dịch sang đất nền. Thứ hai là quy định cấm phân lô bán nền sẽ làm khan hiếm nguồn cung.

Thị trường chung cư tại Hà Nội: Giá tăng nhanh nhưng chỉ là “cú sốc tạm thời”, bước đầu cho một chu kỳ mới?

Thị trường chung cư tại Hà Nội: Giá tăng nhanh nhưng chỉ là “cú sốc tạm thời”, bước đầu cho một chu kỳ mới?

sự kiện🞄Thứ năm, 21/11/2024, 14:30

Theo ông Trần Quang Trung - Giám đốc phát triển kinh doanh OneHousing, giá căn hộ tại Hà Nội tăng nhanh trong thời gian ngắn có thể gây ra phản ứng “sốc tạm thời” nhưng trong chặng đường tới năm 2030 thì đây mới chỉ là sự khởi đầu cho một chu kỳ tăng trưởng mới.