Thứ hai, 23/08/2021, 19:48 PM

Cổ phần hóa, thoái vốn đang mang tâm lý chờ đợi

(CL&CS) - DNNN của ta chưa mạnh mà chúng ta dừng lại thì cuộc cơ cấu lại này sẽ không đạt yêu cầu. Khi các hoạt động sản xuất kinh doanh đang chững lại vì tác động của đại dịch COVID- 19 thì cũng là cơ hội để tái cơ cấu lại doanh nghiệp.

Vì COVID-19, roadshow phải hủy, cổ phần hóa thoái vốn chững lại

Trong báo cáo của Cục Tài chính Doanh nghiệp (Bộ Tài chính) cho biết 06 tháng đầu năm 2021, Bộ Tài chính nhận được báo cáo phê duyệt phương án cổ phần hóa 03 doanh nghiệp. Đó là các doanh nghiệp thuộc Tổng công ty Lương thực Miền Bắc và Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam.

Trong báo cáo tháng 7 của Bộ Tài chính, số liệu về cổ phần hóa vẫn như vậy vẫn chỉ với 3 doanh nghiệp như ở báo cáo tháng 6.

Cả ba doanh nghiệp này không thuộc danh mục doanh nghiệp cổ phần hóa được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Nhưng tìm trong báo cáo này không tìm thấy doanh nghiệp nào trong danh mục cổ phần hóa được Thủ tướng phê duyệt đã thực hiện cổ phần hóa.

Như vậy, từ năm 2016 tính đến tháng 7/2021 chỉ có 39 doanh nghiệp trong doanh mục này đã cổ phần hóa- mới đạt 30% của kế hoạch cổ phần hóa 128 doanh nghiệp giai đoạn 2016-2020.

Tháng 3/2021 PV Power đã thoái vốn thành công ở PV Machino với lãi ròng thu về là khoảng 358 tỷ đồng

Tháng 3/2021 PV Power đã thoái vốn thành công ở PV Machino với lãi ròng thu về là khoảng 358 tỷ đồng

Theo kế hoạch thì số doanh nghiệp còn phải thực hiện cổ phần hóa trong những tháng còn lại năm 2021 là 89 doanh nghiệp.

Không chỉ cổ phần hóa mà thoái vốn vẫn chưa đạt kế hoạch đề ra. Đã quá nửa năm, giá trị thoái vốn ghi nhận được là   286,6 tỷ đồng, thu về 2.165 tỷ đồng. Lũy kế tổng số thoái vốn từ năm 2016 – 2020 là 27.312 tỷ đồng, thu về 177.397 tỷ đồng, gấp 6,5 lần giá trị sổ sách.

Cổ phần hóa, thoái vốn chậm, một phần do nguyên nhân khách quan. Đó là tình hình phức tạp, căng thẳng trong các quan hệ kinh tế, chính trị trên thế giới và khu vực và tác động của dịch bệnh COVID-19 ảnh hưởng đến thị trường tài chính, chứng khoán trong nước và khu vực.

Cũng vì đại dịch nên nhiều kế hoạch roadshow, hội họp, gặp mặt nhà đầu tư... đã phải hoãn, hủy.

Và các doanh nghiệp thực hiện cổ phần hóa, thoái vốn, cơ cấu lại giai đoạn này hầu hết là các doanh nghiệp lớn, có tình hình tài chính phức tạp, sở hữu nhiều đất đai.

 “Nhưng nguyên nhân chủ quan vẫn là chủ yếu,vẫn do nhận thức của nhiều người”, ông Đặng Quyết Tiến – Cục trưởng Cục Tài chính doanh nghiệp (Bộ Tài chính) nói.

Chờ vì giữ vai trò quan trọng, đợi hy vọng thành sếu đầu đàn   

Cảm nhận của Cục trưởng Cục Tài chính doanh nghiệp, ông Đặng Quyết Tiến là lãnh đạo các cơ quan đại diện chủ sử hữu và lãnh đạo các tập đoàn, tổng công ty đang chần chừ, dừng lại chờ đợi.

Theo dõi hoạt động hơn một năm qua của các ban chỉ đạo đổi mới doanh nghiệp của các tập đoàn, doanh nghiệp nhà nước, của các địa phương và cả Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp rất ít hoạt động, họp chuẩn bị cho cổ phần hóa, thoái vốn.

Nhiều DNNN chưa cổ phần hóa đang hoạt động trong những ngành nghề quan trọng.

Trong danh mục cổ phần hóa giai đoạn này có những các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công ích, gắn liền với các hoạt động của địa phương, đóng góp vai trò quan trọng trong việc đảm bảo thực hiện các chiến lược, mục tiêu về an sinh xã hội của địa phương.

Từ khi đại dịch COVID-19 xảy ra, DNNN này đã thể hiện rõ vai trò đảm bảo các cân đối lớn của nền kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội.

Vì thế có người đang chần chừ xem có cổ phần hóa những DNNN này hay không.Bên cạnh đó là tâm lý chờ đợi.

Đợi đến ngày 19/8/2021, ngày mà tiêu chí phân loại doanh nghiệp nhà nước mới sẽ có hiệu lực.  

Chờ đợi cơ hội thành sếu đầu đàn khi mà những đề xuất thành lập các tập đoàn kinh tế nhà nước lớn mạnh, và những doanh nghiệp lớn có vốn nhà nước đã được đưa ra. Đây sẽ là những doanh nghiệp nòng cốt, dẫn dắt lan tỏa các thành phần kinh tế khác phát triển để hình thành cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam, nâng cao sự tự lực tự cường, tự chủ của quốc gia, theo tinh thần của Nghị quyết Đại hội đảng lần thứ XIII.

Chính phủ cần có thông điệp nhắc nhở  lãnh đạo DN và cơ quan đại diện chủ sở hữu  

Cục trưởng Đặng Quyết Tiến nhắc lại Nghị quyết trung ương 12 và Nghị quyết Đại hội XIII yêu cầu DNNN phải tập trung đổi mới quản trị theo hướng tiệm cận thông lệ quốc tế, cạnh tranh bình đẳng, công khai, minh bạch hơn. DNNN sẽ dẫn dắt, mở đường cho các thành phần kinh tế khác.

“Phải khắc phục và chấn chỉnh nhận thức chần chừ và chờ đợi này. Nhiệm vụ khắc phục những yếu kém của DNNN đặt ra 5 năm qua ta chưa làm được. Vẫn còn nhiều DNNN yếu. Vẫn còn những doanh nghiệp như 12 dự án thua lỗ vẫn chưa xử lý xong. Công cuộc cổ phần hóa, tái cơ cấu DNNN vẫn cần phải thúc đẩy. DNNN của ta chưa mạnh mà chúng ta dừng lại thì cuộc cơ cấu lại này sẽ không đạt yêu cầu”, Cục trưởng Đặng Quyết Tiến nói. 

Phải đẩy tiến độ cổ phần hóa, tái cơ cấu DNNN vì đến nay nhiều DNNN có nguồn lực lớn Nhà nước giao cho nhưng không đáp ứng được yêu cầu về hiệu quả và năng lực cạnh tranh. Vẫn còn những DNNN quản trị yếu kém, làm ăn kém hiệu quả, thậm chí lỗ lũy kế nhiều năm chưa khắc phục được.  

“Cổ phần hóa, thoái vốn không đạt kế hoạch đề ra cũng ảnh hưởng đến nguồn thu NSNN, thu từ hoạt động sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nước”, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc nói.

Theo Kế hoạch tài chính – ngân sách 5 năm giai đoạn 2021-2025, số phải nộp NSNN từ nguồn thu cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước giai đoạn 2021-2025 là 248.000 tỷ đồng.

Theo dự toán NSNN năm 2021 thì số thu từ tiền bán bớt phần vốn Nhà nước tại một số doanh nghiệp do Trung ương quản lý là 40.000 tỷ đồng.

Trong 07 tháng đầu năm 2021, số thu từ cổ phần hóa, thoái vốn nộp về Quỹ là 332 tỷ đồng. Theo dự kiến kế hoạch, tổng số thu từ cổ phần hóa và thoái vốn năm 2021 là 40.000 tỷ đồng.

Tại Hội nghị Sơ kết ngành Tài chính 6 tháng đầu năm, trong 7 nhiệm vụ giao cho ngành Tài chính, Phó Thủ tướng Lê Minh Khái đã yêu cầu: “Đẩy mạnh cơ cấu lại DNNN, cổ phần hoá thoái vốn theo tiến độ, đảm bảo dự toán thu cho cả giai đoạn 2021-2025”.

Để đẩy mạnh, tái cơ cấu DNNN, cổ phần hóa và thoái vốn, Bộ Tài chính  đề xuất Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ cần có thông điệp để nhắc nhở lại lãnh đạo doanh nghiệp và cơ quan đại diện chủ sở hữu phải tích cực đẩy mạnh tiến độ cơ cấu lại DNNN, trong đó hình thức cổ phần hóa và thoái vốn là một giải pháp”.

(Bài/loạt bài tuyên truyền thực hiện Nghị quyết số 84/NQ - CP ngày 29/5/2020 của Chính phủ)

Hà Linh Lan

Bình luận

Nổi bật

Bắc Giang hướng dẫn triển khai quy định về quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng

Bắc Giang hướng dẫn triển khai quy định về quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng

sự kiện🞄Thứ tư, 20/11/2024, 14:14

(CL&CS)- Sở Xây dựng tỉnh Bắc Giang vừa có công văn hướng dẫn các cơ quan, đơn vị, địa phương, các tổ chức, cá nhân triển khai thực hiện các quy định về quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng.

Áp dụng HTQLCL ISO 9001 - từng bước cải tiến, giảm tác động tiêu cực khi giải quyết thủ tục hành chính

Áp dụng HTQLCL ISO 9001 - từng bước cải tiến, giảm tác động tiêu cực khi giải quyết thủ tục hành chính

sự kiện🞄Thứ tư, 20/11/2024, 14:12

(CL&CS) - Hệ thống quản lý chất lượng theo TCVN ISO 9001:2015 giúp vận hành cơ chế “một cửa” và “một cửa liên thông” của nhiều cơ quan, đơn vị hiệu quả hơn, giúp thấy rõ các vấn đề thuộc hoạt động nội bộ cơ quan khi giải quyết công việc.

Tiêu chuẩn GMP: Đảm bảo sản phẩm đến tay người tiêu dùng đạt chất lượng tốt nhất

Tiêu chuẩn GMP: Đảm bảo sản phẩm đến tay người tiêu dùng đạt chất lượng tốt nhất

sự kiện🞄Thứ tư, 20/11/2024, 14:11

(CL&CS) - Tiêu chuẩn GMP (Good Manufacturing Practice) là tiêu chuẩn thực hành sản xuất tốt được áp dụng trong ngành dược phẩm, thực phẩm, mỹ phẩm và các sản phẩm tiêu dùng khác để đảm bảo chất lượng sản phẩm từ quá trình sản xuất đến khi sản phẩm đến tay người tiêu dùng. Mục tiêu chính của GMP là đảm bảo rằng sản phẩm được sản xuất và kiểm tra trong một môi trường kiểm soát chất lượng nghiêm ngặt, đáp ứng các yêu cầu về độ an toàn, hiệu quả và chất lượng.