Có nên tập trung vào trái phiếu xanh để hỗ trợ doanh nghiệp phát triển?

(CL&CS) – Chuyên gia nhận định khó kỳ vọng nhiều vào tín dụng xanh của ngân hàng, mà nên tập trung vào trái phiếu xanh và cần làm thế nào để trái phiếu có kỳ hạn dài, lãi suất thấp hơn hiện nay để hỗ trợ doanh nghiệp phát triển.

Tại hội thảo "Chính sách khuyến khích, hỗ trợ doanh nghiệp phát triển kinh tế tuần hoàn", chuyên gia Kinh tế trưởng BIDV, TS. Cấn Văn Lực cho biết, doanh nghiệp đóng vai trò quan trọng trong phát triển của kinh tế tuần hoàn đồng thời là đối tượng thụ hưởng lợi ích thiết thực từ mô hình doanh này.

Hiện nay, nguồn tài chính cho doanh nghiệp để phát triển kinh tế tuần hoàn vẫn là thách thức lớn cần sự đồng hành, nỗ lực của Chính phủ và các tổ chức.

Theo đó, hiện quy mô trái phiếu xanh Việt Nam còn nhỏ (chỉ chiếm 2,2% tổng quy mô thị trường trái phiếu Việt Nam năm 2021; thấp hơn 8 lần quy mô trái phiếu xanh của Singapore dù đứng thứ hai về quy mô phát hành trong ASEAN-6 năm 2021); chưa đáp ứng yêu cầu về ESG; chưa tuân thủ đầy đủ các tiêu chuẩn quốc tế về phát hành trái phiếu xanh.

Về huy động vốn trên thị trường chứng khoán (TTCK), dù đã tham gia sáng kiến TTCK bền vững (SSE) từ năm 2016, tuy nhiên, việc tuân thủ khung quản trị ESG chưa phổ biến; bộ Chỉ số bền vững (VNSI) còn hạn chế số lượng DN và nhiều tiêu chí đã lạc hậu.    

Chuyên gia nhận định khó kỳ vọng nhiều vào tín dụng xanh của ngân hàng, mà nên tập trung vào trái phiếu xanh.

Theo NHNN, tính đến hết quý I/2022, tổng dư nợ tín dụng xanh đã được đánh giá rủi ro môi trường và xã hội là 1,31 triệu tỷ đồng, chiếm 14,5% tổng dư nợ nền kinh tế. Mặc dù dư nợ tín dụng xanh đã tăng trưởng tích cực trong giai đoạn 2016-2021, song quy mô dư nợ tín dụng xanh còn khá nhỏ so với tổng dư nợ nền kinh tế, hơn nữa chỉ tập trung vào một số NHTM lớn và dành cho các doanh nghiệp, dự án lớn đầu tư về năng lượng tái tạo...

Vậy nên, để thúc đẩy hỗ trợ nguồn vốn cho doanh nghiệp chuyển đổi sang mô hình kinh tế tuần hoàn, TS. Cấn Văn Lực kiến nghị, cần xây dựng và thực thi "văn hóa kinh tế tuần hoàn, văn hóa xanh" trong tất cả các ngành, lĩnh vực, địa phương, doanh nghiệp; hoàn thiện hành lang pháp lý cho kinh tế tuần hoàn, kinh tế xanh. 

Đồng thời phát triển đa dạng các loại hình tài chính bền vững. Cụ thể, xây dựng quy trình thẩm định riêng hoặc sổ tay hướng dẫn về tín dụng đối với kinh tế tuần hoàn và sổ tay đánh giá rủi ro môi trường xã hội cho các ngành kinh tế.

Ngoài ra, xây dựng lộ trình hỗ trợ với các DN phát triển kinh tế tuần hoàn (có thể chọn lọc một số lĩnh vực có nhiều tiềm năng phát trển đang được ưu đãi như năng lượng tái tạo (điện gió, điện mặt trời), nông nghiệp sạch, công nghệ cao; DN công nghệ thông tin, DN vừa và nhỏ (DNNVV)…. Xây dựng các Quỹ tái cấp vốn, cơ chế liên kết tài trợ kinh tế tuần hoàn với lãi suất ưu đãi.

Đồng quan điểm với TS. Cấn Văn Lực, theo ông Lê Xuân Đồng, Giám đốc điều hành Khối Dịch vụ Nghiên cứu thị trường và Tư vấn, FiinGroup, qua kinh nghiệm làm việc với doanh nghiệp tái chế cho thấy, DN tái chế chủ yếu là doanh nghiệp nhỏ và vừa và tiếp cận vốn tín dụng xanh là vô cùng khó khăn.

Tín dụng xanh chủ yếu cho dự án lớn thuộc lĩnh vực năng lượng tái tạo. Vì vậy, trong thời gian tới NHNN, hệ thống NHTM cần có sản phẩm tín dụng chuyên nghiệp cho DN tái chế.

TS. Lê Xuân Nghĩa, thành viên Hội đồng tư vấn chính sách tiền tệ Quốc gia cũng cho rằng, tín dụng xanh tăng rất nhanh trong thời gian gần đây với tốc độ 63%/năm, nhưng chỉ chủ yếu cho các dự án điện gió, điện mặt trời nở rộ.

Tuy nhiên, cũng không thể kỳ vọng nhiều vào tín dụng xanh của ngân hàng, vì lệ thuộc vào rất nhiều thứ và quá trình thẩm định dự án cho vay, việc thẩm định môi trường không khả thi và không thực tế. Vì vậy nên tập trung vào trái phiếu xanh và cần làm thế nào để trái phiếu có kỳ hạn dài, lãi suất thấp hơn hiện nay.

Lấy ví dụ Thái Lan, nước này đã thành lập quỹ phát triển xanh để bảo lãnh cho doanh nghiệp thực sự có dự án xanh. Loại trái phiếu này được phát hành dài hạn với lãi suất thấp và có thể mang đi cầm cố hoặc chiết khấu tại ngân hàng.

Đề xuất giải pháp vốn cho doanh nghiệp chuyển đổi mô hình kinh doanh tuần hoàn, GS.TSKH Nguyễn Mại, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài (VAFIE) cho rằng, vấn đề đầu tiên là luật pháp, xây dựng luật làm sao đi vào cuộc sống, đặc biệt là với 97% doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Chủ tịch VAFIE cũng kiến nghị cần lưu ý chính sách đối với DN, tách DN lớn và DNNVV, đặc biệt DN siêu nhỏ để có chính sách hỗ trợ khác nhau, đi kèm các điều kiện cụ thể, rõ ràng. Kèm với đó là chính sách khuyến khích là chế tài xử phạt khi không thực hiện được. 

 

Kinh tế tuần hoàn đang được xem là giải pháp hướng đến phát triển bền vững. Tuy nhiên, khung chính sách cho kinh tế tuần hoàn còn nhiều hạn chế, cần được xây dựng để Việt Nam đạt phát thải ròng bằng 0 vào năm 2025.

Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021-2030 nhấn mạnh: "Khuyến khích phát triển mô hình kinh tế tuần hoàn để sử dụng tổng hợp và hiệu quả đầu ra của quá trình sản xuất. Tuy nhiên, nhận thức của 1 bộ phận xã hội, các lãnh đạo địa phương về kinh tế tuần hoàn còn hạn chế.

Các chuyên gia cho rằng, để phát triển mô hình này, Việt Nam cần có chính sách khuyến khích hỗ trợ doanh nghiệp phát triển thông qua giảm thuế phí, thu nhập doanh nghiệp, hỗ trợ mua sắm công các sản phẩm áp dụng kinh tế tuần hoàn, cung cấp tín dụng xanh cho kinh tế tuần hoàn.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết Bộ đang xây dựng Nghị định về cơ chế thử nghiệm phát triển kinh tế tuần hoàn trình Chính phủ xem xét vào quý I/2023. Bộ Tài nguyên và Môi trường xây dựng ban hành khung hướng dẫn thực hiện kinh tế tuần hoàn và sửa đổi các quy định, cơ chế khuyến khích doanh nghiệp tham gia vào sản xuất kinh doanh theo kinh tế tuần hoàn.

Thanh Xuân

Bình luận

Nổi bật

Phân khúc bất động sản khu công nghiệp vẫn giữ vị thế ổn định

Phân khúc bất động sản khu công nghiệp vẫn giữ vị thế ổn định

sự kiện🞄Thứ sáu, 22/11/2024, 18:00

Bất động sản khu công nghiệp đóng vai trò quan trọng trong việc thu hút dòng vốn FDI trong nhiều năm qua. 9 tháng đầu năm 2024, tổng vốn FDI thực hiện tại Việt Nam ước đạt 17.34 tỷ USD, tăng gần 9% so với cùng kỳ; trong đó, hoạt động kinh doanh bất động sản đứng thứ 2 với hơn 1,4 tỷ USD, chiếm hơn 8% vốn thực hiện.

Đồng Khởi và Tràng Tiền tiếp tục lọt nhóm mặt bằng cho thuê đắt nhất thế giới

Đồng Khởi và Tràng Tiền tiếp tục lọt nhóm mặt bằng cho thuê đắt nhất thế giới

sự kiện🞄Thứ sáu, 22/11/2024, 17:59

Giá thuê mặt bằng trên đường Đồng Khởi xếp thứ 14 trên thế giới, trong khi Tràng Tiền Plaza Hà Nội góp mặt ở vị trí 18, theo bảng xếp hạng các đại lộ bán lẻ đắt đỏ nhất thế giới của đơn vị Cushman & Wakefield.

Bất động sản công nghiệp: Nhiều “ông lớn” đua nhau rót tiền, tương lai vẫn còn rất tươi sáng?

Bất động sản công nghiệp: Nhiều “ông lớn” đua nhau rót tiền, tương lai vẫn còn rất tươi sáng?

sự kiện🞄Thứ sáu, 22/11/2024, 17:57

Trong bối cảnh thị trường bất động sản vẫn đang đối mặt với nhiều thách thức, bất động sản công nghiệp (BĐS KCN) đang trở thành một "miền đất hứa" thu hút dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) mạnh mẽ.