Thứ tư, 06/12/2023, 10:25 AM

Chi tiết kế hoạch sáp nhập 80 phường tại TP.HCM

Từ nay đến năm 2030, TP.HCM có 80 phường phải sắp xếp, thuộc các quận 3, 4, 5, 6, 8, 10, 11, Bình Thạnh, Gò Vấp, Phú Nhuận.

TP-HCM

UBND TP.HCM vừa gửi tờ trình tới HĐND thành phố về phương án tổng thể sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023-2030.

Theo đó, TP.HCM có 129 xã, phường, thị trấn thuộc diện sắp xếp nhưng có 49 đơn vị diện đặc thù nên không phải sáp nhập.

Theo quy định của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, phường (thuộc quận) có dân số từ 15.000 người trở lên; diện tích 5,5km2 trở lên; xã là 5.000 người đến 8.000 người trở lên, diện tích từ 30km2. Những đơn vị không đạt hai tiêu chí này phải sắp xếp.

Như vậy, quận 3 có bốn phường phải sắp xếp là phường 9 nhập với 10 thành phường 9; phường 12 nhập với 13 thành phường 12.

Quận 4 có sáu phường phải sáp nhập là 6 với 9; 8 và 10; 14 với 15, thành các phường 9, 8 và 15.

Quận 5 có tám phường phải sắp xếp, gồm 2 với 3; 5 và 6; 7 nhập với 8; 10 và 11, thành các phường 2, 5, 7, 11.

Quận 6 có 11 phường phải sáp nhập gồm: 2, 6 và một phần phường 5 thành phường 2; 1 nhập với 3, 4 thành phường 1; 9 nhập với một phần phường 5 thành phường 9; 11 nhập với một phần phường 10 với tên gọi phường 11; 14 và một phần phường 13 thành phường 14.

Quận 8 có phường 1, 2, 3 sáp nhập thành phường Rạch Ông; 8, 9, 10 thành phường Hưng Phú; 11, 12, 13 thành phường Xóm Củi.

Quận 10 nhập phường 6 và 7 thành phường 6; 5 và 8 thành phường 8; 10 và 11 thành phường 10.

Quận 11 có 11 phường, gồm 1 và 2 thành phường 1; 4, 6 và 7 thành phường 7; 8 với 12 thành phường 8; 9 và 10 thành phường 10; 11 với 13 thành phường 11.

Bình Thạnh có 13 phường phải sắp xếp là 1 và 3 thành phường 1; 5 và một phần phường 6 thành phường 5; 7 và một phần phường 6 thành phường 7; 11 với một phần phường 13 thành phường 11; 2 và 15 thành phường 15; 19 và 21 thành phường 19; 14 và 24 thành phường 24.

Gò Vấp sáp nhập phường 1, 4, 7 thành phường 1; 8 và 9 thành phường 8; 14 với một phần phường 13 thành phường 14; 15 với một phần phường 13 thành phường 15.

Phú Nhuận nhập phường 3 và 4 thành phường 4; 15 với 17 thành phường 15.

Theo UBND TP.HCM, sau sắp xếp từ 80 phường thuộc 10 quận sẽ hình thành 38 phường mới, giảm 39 phường trong đó, đa số nhập từ hai phường thành một phường mới, có 7 trường hợp thành 3 phường hoặc một phần phường cũ hình thành phường mới. Có 9 phường phải điều chỉnh ranh giới.

Các phường mới đều đạt quy chuẩn về quy mô dân số, có 12/38 phường mới có quy mô dân số trên 45.000 người, đạt trên 300% so với tiêu chuẩn nhưng diện tích sau sắp xếp vẫn không đạt so với quy định.

Cũng tại tờ trình này, TP đề xuất do các yếu tố đặc thù nên từ nay đến năm 2030, các quận, huyện ở TP không thuộc diện phải sắp xếp. Điều này để bảo đảm ổn định chính trị, xã hội, phát triển kinh tế.

Ví dụ, các đơn vị hành chính có địa giới ổn định và từ khi có Quyết định số 300 của UBND TP về điều chỉnh TP còn ba cấp đến nay chưa có thay đổi và điều chỉnh lần nào thì không bắt buộc thực hiện sắp xếp.

Ngoài ra quận, huyện có hoạt động kinh tế, văn hóa, xã hội phát triển ổn định. Thu ngân sách hằng năm đạt từ 1.000 tỷ đồng trở lên thì không bắt buộc thực hiện sắp xếp cũng được thành phố vận dụng.

Theo tiêu chí này, các đơn vị hành chính cấp huyện của TP.HCM đạt chỉ tiêu thu nộp ngân sách hàng năm cao hơn một số tỉnh.

Ví dụ quận 1 thu nộp ngân sách năm 2022 gần 43.000 tỷ đồng, quận 3 gần 5.900 tỷ đồng, quận 10 trên 2.300 tỷ đồng. Trong khi đó có tỉnh ở miền núi phía Bắc cả năm 2022 thu hơn 2.200 tỷ đồng, có tỉnh chỉ hơn 1.500 tỷ đồng.

Quốc Chiến

Bình luận

Nổi bật

Luật Đất đai 2024: Đề xuất thêm 6 trường hợp miễn, giảm tiền thuê đất

Luật Đất đai 2024: Đề xuất thêm 6 trường hợp miễn, giảm tiền thuê đất

sự kiện🞄Thứ hai, 06/05/2024, 17:41

Đề xuất thêm 6 trường hợp được miễn tiền thuê đất cũng như một số trường hợp giảm tiền thuê đất được xem là một trong số những nội dung đáng chú ý trong Dự thảo Nghị định hướng dẫn Luật Đất đai 2024.

Thành phố phía Bắc vừa được Chính phủ công nhận đạt đô thị loại II: 'Đất học' hơn 760 tuổi từng lớn thứ 3 miền Bắc, là trung tâm của tiểu vùng Nam Đồng bằng sông Hồng

Thành phố phía Bắc vừa được Chính phủ công nhận đạt đô thị loại II: 'Đất học' hơn 760 tuổi từng lớn thứ 3 miền Bắc, là trung tâm của tiểu vùng Nam Đồng bằng sông Hồng

sự kiện🞄Thứ hai, 06/05/2024, 16:55

Nhờ có vị trí thuận lợi, nơi đây đã sớm trở thành một trung tâm văn hóa, chính trị, tôn giáo ngay từ thế kỷ XIII trong lịch sử Việt Nam.

Kênh chống ngập cho sân bay lớn nhất Việt Nam sắp được 'hồi sinh' nhờ nguồn vốn gần 2.000 tỷ đồng

Kênh chống ngập cho sân bay lớn nhất Việt Nam sắp được 'hồi sinh' nhờ nguồn vốn gần 2.000 tỷ đồng

sự kiện🞄Thứ hai, 06/05/2024, 15:17

Kênh thoát nước chính cho sân bay lớn nhất Việt Nam luôn trong tình trạng ngập ngụa rác, gây ảnh hưởng đến đời sống của hơn 200 hộ dân sắp được 'hồi sinh' nhờ nguồn vốn gần 2.000 tỷ đồng.