Văn hóa và Đời sống
Thứ sáu, 19/04/2024, 23:21 PM

Chân dung vị tiến sĩ Toán học đầu tiên của Việt Nam: 'Bỏ' sự nghiệp tại trời Tây để về nước tham gia kháng chiến, là Hiệu trưởng đầu tiên của ĐH Sư phạm Hà Nội

Không chỉ có đóng góp to lớn với ngành toán học trong nước, ông còn được biết đến với vai trò là Hiệu trưởng đầu tiên của Đại học Sư phạm Hà Nội.

Sở hữu 2 bằng tiến sĩ toán học ở nước ngoài

GS Lê Văn Thiêm, sinh năm 1918 ở Đức Thọ, Hà Tĩnh. Năm 1930, sau khi bố mẹ qua đời, ông vào Quy Nhơn, nương tựa người anh cả để theo học tại trường College de Quy Nhơn. 

Theo những ghi chép của Đại học Quốc gia Hà Nội, chỉ trong 4 năm, Lê Văn Thiêm đã hoàn thành chương trình 9 năm và có được kết quả vô cùng ấn tượng khi đứng đầu danh sách khen thưởng của nhà trường khi tốt nghiệp Cao đẳng tiểu học (tương đương với phổ thông cơ sở ngày nay). Ba tháng sau, ông lập thi đỗ tú tài phần 1 (tương đương lớp 11), việc mà người bình thường phải chuẩn bị khẩn trương trong hai năm. Ngay năm sau, ông lại thi đỗ tú tài toàn phần.

Chân dung vị Tiến sĩ Toán học đầu tiên của Việt Nam - Lê Văn Thiêm

Chân dung vị Tiến sĩ Toán học đầu tiên của Việt Nam - Lê Văn Thiêm

Năm 1938, Lê Văn Thiêm đăng ký học Lý - Hoá - Sinh (PCB) để chuẩn bị học ngành Y do thời điểm đó, trong nước chưa có chương trình đào tạo cử nhân Toán. Tuy nhiên, với thành tích đứng thứ hai trong kỳ thi PCB, ông được nhận học bổng sang Pháp du học và trở thành sinh viên khoa Toán tại Đại học Sư phạm Paris vào năm 1939.

Trong giai đoạn chiến tranh thế giới thứ hai nổ ra, việc học của chàng trai Lê Văn Thiêm tạm bị gác lại. Cho đến năm 1943, ông mới tiếp tục việc học và nhận bằng thạc sĩ Toán tại Đại học Sư phạm Paris.

Sau đó, ông tiếp tục nhận được học bổng và sang Đức làm luận án tiến sĩ tại Đại học Göttingen do nhà Toán học Hans Wittich hướng dẫn. Luận án "Về việc xác định kiểu của một diện Riemann mở đơn liên" được Lê Văn Thiêm bảo vệ thành công ngày 4/4/1945. Đây cũng là dấu mốc quan trọng được Lê Văn Thiêm trở thành người Việt Nam đầu tiên cầm trong tay bằng tiến sĩ Toán. 

Năm 1948, Lê Văn Thiêm đại diện Việt Nam qua Ba Lan tham dự Hội nghị hòa bình thế giới. Cùng năm đó, dưới sự hướng dẫn của GS Georges Valiron, chuyên gia hàng đầu về hàm giải tích, Lê Văn Thiêm bảo vệ thành công luận án tiến sĩ khoa học quốc gia về Toán tại Pháp, với đề tài "Về bài toán ngược phân phối giá trị các hàm phân hình". Ông sau đó được mời dạy Toán tại Đại học Zurich (Thuỵ Sỹ).

Từ chối hào quang trời Tây để về nước tham gia kháng chiến

Có học vị cao và khả năng vượt trội, ông sang Thuỵ Sĩ giảng dạy tại Đại học Zurich, nơi Albert Einstein thời trẻ đã từng theo học. Thế nhưng, đến năm 1949, theo lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh, GS.TS Lê Văn Thiêm đã có một quyết định hệ trọng khi từ bỏ công việc mà không ít người mơ ước tại nước ngoài để về nước tham gia tích cực vào cuộc chiến đấu giành độc lập cho dân tộc.

Bằng số tiền dành dụm được sau mấy tháng dạy học, ông mua vé máy bay từ Paris đến Bangkok. Từ Thái Lan, ông lội bộ xuyên rừng qua đất nước Campuchia đang bị quân Pháp chiếm đóng, đến bưng biền Nam Bộ.

Sau khi trở về quê hương, GS.TS Lê Văn Thiêm công tác tại Sở Giáo dục Nam Bộ từ ngày 19/12/1949. Thời gian làm việc tại đây, ông đã được GS Hoàng Xuân Nhị giới thiệu vào Đảng Cộng sản Việt Nam.

GS. TS Lê Văn Thiêm sẵn sàng từ bỏ sự nghiệp lừng lẫy ở nước ngoài để về nước tham gia kháng chiến

GS. TS Lê Văn Thiêm sẵn sàng từ bỏ sự nghiệp lừng lẫy ở nước ngoài để về nước tham gia kháng chiến

Năm 1951, ông được Chính phủ điều động từ Nam Bộ ra Việt Bắc để nhận nhiệm vụ mới. Ba lô trên vai, ông phải lội bộ 6 tháng theo đường rừng để ra đến Việt Bắc. Ông được giao nhiệm vụ xây dựng Trường Khoa học Cơ bản và Trường Sư phạm Cao cấp, được cử giữ chức vụ Hiệu trưởng của hai trường này.

Sau ngày giải phóng Thủ đô (1954), Chính phủ ra quyết định thành lập Trường Đại học Sư phạm Khoa học do GS. Lê Văn Thiêm làm hiệu trưởng. Từ năm 1957 - 1970, GS. Lê Văn Thiêm là Phó hiệu trưởng Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội. Năm 1970, GS. Lê Văn Thiêm được điều động sang làm Viện trưởng Viện Toán học.

Xuất thân từ một nhà toán học lý thuyết, nghiên cứu những vấn đề trừu tượng của toán học nhưng GS. Lê Văn Thiêm đã không ngần ngại chuyển qua nghiên cứu những vấn đề ứng dụng gắn với thực tiễn Việt Nam.

Ngoài ra, nhiều vấn đề lớn của đất nước như: Tính toán nước thấm và chế độ dòng chảy cho các đập thuỷ điện Hòa Bình, Vĩnh Sơn; Tính toán chất lượng nước cho công trình thuỷ điện Trị An... đã được ông và các cộng sự nghiên cứu giải quyết.

Giáo sư Lê Văn Thiêm mất ngày 3/7/1991 tại TP HCM, nơi ông đã sống và làm việc trong những năm cuối đời của mình.

Thùy Dung

Bình luận

Nổi bật

Chợ Việt Nam bán loại quả ngọt lịm nhưng là ‘thuốc’ hạ đường huyết hiệu quả, điều trị táo bón: Mùa nào cũng có sẵn, giá rẻ bèo

Chợ Việt Nam bán loại quả ngọt lịm nhưng là ‘thuốc’ hạ đường huyết hiệu quả, điều trị táo bón: Mùa nào cũng có sẵn, giá rẻ bèo

sự kiện🞄Thứ năm, 02/05/2024, 18:29

Đây là loại quả có vị ngọt nhưng lại có thể hạ đường huyết hiệu quả, tránh nhiều căn bệnh khác nhau.

Được thừa kế hơn 10 tỷ đồng, người phụ nữ mất sạch vì 'sập bẫy' quen qua mạng: Cảnh sát vào cuộc, 1 người bị bắt giữ

Được thừa kế hơn 10 tỷ đồng, người phụ nữ mất sạch vì 'sập bẫy' quen qua mạng: Cảnh sát vào cuộc, 1 người bị bắt giữ

sự kiện🞄Thứ năm, 02/05/2024, 16:52

Vì quá tin người, người phụ nữ được thừa kế hơn 10 tỷ đồng nhưng bị mất sạch.

Chân dung đại gia thu 200 tỷ đồng sau hơn 6 ngày công chiếu ‘bom tấn’: Ở biệt thự 40 tỷ đồng với bà xã kém 17 tuổi, có trong tay toàn BĐS giá khủng

Chân dung đại gia thu 200 tỷ đồng sau hơn 6 ngày công chiếu ‘bom tấn’: Ở biệt thự 40 tỷ đồng với bà xã kém 17 tuổi, có trong tay toàn BĐS giá khủng

sự kiện🞄Thứ năm, 02/05/2024, 16:44

Đây là một trong những nghệ sĩ đa tài của màn ảnh Việt, đang gây chú ý với bộ phim 'bom tấn', hứa hẹn bùng nổ phòng chiếu, thu về 200 tỷ đồng chỉ sau hơn 6 ngày công chiếu.