Thứ bảy, 08/05/2021, 08:25 AM

Cách chăm sóc và xử trí khi trẻ bị bệnh tay chân miệng

(CL&CS) - Bệnh tay chân miệng là một bệnh truyền nhiễm thường gặp ở trẻ nhỏ do virus họ Enterovirus gây ra (thường gặp nhất là do Coxsackievirus A16 và Enterovirus 71), thường dễ lây lan và rất nguy hiểm nếu không phát hiện sớm.

Bệnh tay chân miệng thường gặp quanh năm, nhưng cao điểm là từ tháng 3 - 5 và từ tháng 9 - 12 hàng năm. 

Các biểu hiện lâm sàng thường thấy khi trẻ mắc bệnh tay chân miệng:

- Tùy vào từng giai đoạn mà trẻ có thể bị sốt nhẹ đến sốt cao hoặc không sốt; đau miệng, bỏ ăn, chảy dãi…

  - Loét miệng, các mụn nước sẽ xuất hiện bên trong miệng tạo thành vết loét gây đau rát.

  - Da phát ban dạng bóng nước ở lòng bàn tay, bàn chân, đầu gối, mông… Bóng nước có thể mọc trên bề mặt hoặc ẩn dưới da.

   Ở giai đoạn bệnh nặng, trẻ sẽ sốt cao liên tục không hạ, hay giật mình chới với, đi đứng loạng choạng hay té ngã, khó thở, tím tái, co giật…

 Đường lây truyền bệnh tay chân miệng:

Bệnh lây truyền trực tiếp từ người sang người, qua tiếp xúc hàng ngày:

  - Lây qua đường hô hấp: dịch tiết mũi, miệng, nước dãi, ho, hắt hơi…

  - Lây do tiếp xúc dịch bóng nước vỡ do ngứa gãi…

  - Do tiếp xúc virus thải qua đường tiêu hóa, phân…

  - Do tiếp xúc gián tiếp với đồ chơi, tay nắm cửa, sàn nhà… rồi đưa tay lên mũi miệng

Đa số trường hợp bệnh có diễn tiến nhẹ, tự khỏi, không gây biến chứng nếu được phát hiện và điều trị sớm. Một số ít trường hợp có diễn tiến nhanh và nặng, có thể gặp biến chứng như viêm não - màng não do virus, viêm phổi nặng - suy hô hấp, viêm cơ tim - suy tim, sốc và tử vong.

Cách chăm sóc và xử trí khi trẻ bị bệnh tay chân miệng

Khi trẻ mắc bệnh, cha mẹ cho trẻ nghỉ học để phòng tránh nguy cơ lây nhiễm cho bạn bè. Người chăm sóc trẻ phải mang khẩu trang, rửa tay thường xuyên cho bản thân, cho trẻ bệnh và chưa bệnh để phòng tránh nguy cơ lây nhiễm do tiếp xúc. Cần vệ sinh nhà cửa, đồ chơi, tay nắm cửa…với nước Cloramin B 2% hoặc xà phòng sát khuẩn. Tắm rửa, vệ sinh da cho trẻ bớt ngứa.

Hiện chưa có thuốc đặc trị, nên cho trẻ uống thuốc Paracetamol để hạ sốt, giảm đau miệng. Chỉ cho trẻ uống kháng sinh khi có nhiễm trùng bội nhiễm vết loét miệng, theo chỉ định của bác sĩ.

Do miệng lở loét đau nên các bé sẽ bỏ ăn uống. Thức ăn cho bé cần các loại mềm dễ nuốt, tránh các thức ăn nóng, đặc. Phụ huynh nên cho trẻ uống thêm vitamine C để tăng cường sức đề kháng.

Khi trẻ sốt cao trên 39 độ C liên tục không hạ hay giật mình hốt hoảng, chới với, khó thở, tím tái, co giật hoặc trẻ ở trạng thái lơ mơ, ngủ li bì, ít tiếp xúc thì đưa trẻ tới bệnh viện ngay để được điều trị kịp thời.

BS.CK2. Hoàng Ngọc Quý

Bình luận

Nổi bật

Những lý do giúp VinFast VF 3 dễ trở thành ‘xe quốc dân’ mới

Những lý do giúp VinFast VF 3 dễ trở thành ‘xe quốc dân’ mới

sự kiện🞄Thứ năm, 09/05/2024, 21:43

(CL&CS) - Với thiết kế ấn tượng, cá tính đi kèm chi phí sở hữu chỉ bằng 50% so với xe xăng, cộng thêm các lợi thế vốn có của xe điện, minicar VinFast VF 3 được kỳ vọng trở thành “xe quốc dân” mới tại Việt Nam.

Tỉnh là 'đô thị du lịch văn hóa - lịch sử' trở thành địa phương có tốc độ Internet băng rộng cố định nhanh nhất cả nước, gấp đôi cả Hà Nội và TP. HCM

Tỉnh là 'đô thị du lịch văn hóa - lịch sử' trở thành địa phương có tốc độ Internet băng rộng cố định nhanh nhất cả nước, gấp đôi cả Hà Nội và TP. HCM

sự kiện🞄Thứ năm, 09/05/2024, 14:58

Tỉnh miền núi này đã bỏ xa các thành phố lớn và hiện đại trên cả nước, trở thành địa phương có tốc độ Internet băng rộng cố định nhanh nhất cả nước.

'3 tăng cường', '5 đẩy mạnh' trong chuyển đổi số

'3 tăng cường', '5 đẩy mạnh' trong chuyển đổi số

sự kiện🞄Thứ năm, 09/05/2024, 09:28

(CL&CS)- Văn phòng Chính phủ đã có văn bản 203/TB-VPCP ngày 6/5/2024 thông báo kết luận Phiên họp lần thứ 8 của Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số.