Thứ hai, 13/11/2023, 14:33 PM

Các "ông lớn" Vinhomes, Novaland kiến nghị các chính sách bất động sản trong cuộc họp với NHNN sáng 13/11

Trong hội nghị tín dụng đối với bất động sản và phát triển nhà ở xã hội do NHNN Việt Nam và Bộ Xây dựng tổ chức, nhiều "ông lớn" như Vinhomes, Novaland... đã đưa ra ý kiến đóng góp liên quan đến pháp lý và vốn bất động sản.

Hôm nay (ngày 13/11), tại Hà Nội, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) phối hợp với Bộ Xây dựng tổ chức Hội nghị tín dụng đối với bất động sản và phát triển nhà ở xã hội.

Hội nghị do Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng, Phó Thống đốc Thường trực Đào Minh Tú và Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Văn Sinh đồng chủ trì.

Được biết, đây là lần thứ hai có một phiên họp được tổ chức tại trụ sở NHNN với đầy đủ các thành phần liên quan đến thị trường địa ốc. Đồng thời hội nghị cũng là dịp để các chủ đầu tư được lên tiếng về những khó khăn, qua đó kiến nghị các giải pháp.

Trong Hội nghị, các ông lớn bất động sản như Vinhomes, Novaland... đã đưa ra ý kiến đóng góp liên quan đến pháp lý và vốn bất động sản.

Tập đoàn Vinhomes

sbv-2-20231113115612556

Ông Phạm Thiếu Hoa, Chủ tịch HĐQT CTCP Vinhomes (Mã chứng khoán: VHM) cho biết, các doanh nghiệp bất động sản đến nay vẫn chưa tiếp cận được nguồn vốn vay lãi suất thấp do các ngân hàng, hạn chế ở room tín dụng khiến ngân hàng cân nhắc lựa chọn khách hàng khi cho vay, mặt bằng lãi suất vẫn chưa đạt như kỳ vọng.

Bên cạnh đó, tài sản đảm bảo đã thấp hơn giá trị thực trong bối cảnh thị trường bất động sản đóng băng, không có nhiều giao dịch để tham chiếu. Các dự án bất động sản bị vướng mắc trong quy trình, thủ tục. Nhiều ngân hàng chỉ giải ngân cho vay với tài sản bất động sản, không chấp nhận những tài sản khác như cổ phiếu niêm yết, những máy móc thiết bị, quyền tài sản phát sinh từ dự án.

Đại diện Vinhomes mong muốn các lãnh đạo bộ ngành, ngân hàng, chính phủ ủng hộ, phối hợp tìm cách tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp. Bởi hiện nay vẫn còn hiện tượng trốn tránh trách nhiệm ở một số bộ phận trong bộ máy Nhà nước dẫn đến tình trạng trì trệ kéo dài, ảnh hưởng đến doanh nghiệp.

Tập đoàn Novaland

sbv-4-20231113115638676

Đại diện Novaland (Mã chứng khoán: NVL) cho biết Tập đoàn đang gặp khó khăn, vướng mắc trong việc triển khai các dự án và tiếp cận vốn tín dụng.

Doanh nghiệp đề nghị Thủ tưởng Chính phủ chỉ đạo sớm ban hành Nghị định sửa đổi Nghị định 44/2014/NĐ-CP nhằm có phương án cuối cùng trong quản lý sử dụng đất; tính tiền sử dụng đất tại các dự án của Novaland và các dự án đang ách tắc trên cả nước.

Phía doanh nghiệp cũng đề nghị Chính phủ chỉ đạo có chính sách giảm thuế và giãn thuế TNDN cho các doanh nghiệp bất động sản để tháo gỡ khó khăn và tập trung ổn định kinh doanh trong 3 năm (2022, 2023 và 2024).

Ngoài ra, đại diện Novaland cũng đề nghị NHNN và Chính phủ đồng lòng hỗ trợ trong việc cơ cấu khoản vay và giảm lãi suất cho những dự án sẽ triển khai trong 2 năm tới (năm 2024 và 2025) để giãn dòng thanh toán cho doanh nghiệp.

Đồng thời, doanh nghiệp đề nghị NHNN sửa đổi, bổ sung Thông tư 08/2020/TT-NHNN, giúp tổ chức tín dụng có thể sử dụng tối đa 34% nguồn vốn huy động ngắn hạn để cho vay trung hạn, dài hạn như hiện giờ, thay vì 30%.

Cùng với đó, xem xét gia hạn nợ tối đa 24 tháng theo Thông tư 02 (thay vì tối đa 12 tháng như hiện tại), áp dụng chung cho khách hàng doanh nghiệp và cá nhân nhằm đáp ứng được yêu cầu cơ cấu nợ toàn diện, gỡ khó cho nền kinh tế.

Tập đoàn Hưng Thịnh

sbv-3-20231113115709838

Theo ông Nguyễn Văn Cường, Phó Chủ tịch Tập đoàn Hưng Thịnh, trong thời gian vừa qua, Tập đoàn đã tái cơ cấu rất mạnh mẽ và quyết tâm khôi khục hoạt động sản xuất kinh doanh. Mới đây, Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt (LPBank) đã cấp tín dụng cho Tập đoàn Hưng Thịnh với hạn mức 5.000 tỷ đồng, phần nào giúp tháo gỡ vướng vắc về vốn cho doanh nghiệp và các nhà thầu đang xây dựng tại dự án dở dang.

Chúng tôi đang lên kế hoạch đưa dòng tiền vào trực tiếp các dự án, triển khai xây dựng và sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên, hiện nay LPBank cũng đã hết room cho vay bất động sản, nên gặp khó khăn trong việc triển khai các gói tiếp theo." Do đó, ông đề xuất chính sách nới room tín dụng cho những ngân hàng tham gia tái cơ cấu cho thị trường bất động sản.

Đề xuất thứ hai là trong điều kiện pháp lý của các dự án bất động sản đang triển khai kéo dài trong thời gian vừa qua, đề nghị các ngân hàng tối giản các điều kiện cho vay đối với các dự án, đồng thời kéo giãn thời gian cho vay dài hơn so với giai đoạn trước để doanh nghiệp có thêm thời gian xoay sở trong giai đoạn khó khăn hiện nay.

Ngoài ra, trong bối cảnh các nhà đầu vô cùng khó khăn khi các chủ đầu tư gặp khó, ông cũng đề xuất Ngân hàng Nhà nước và các ngân hàng thương mại có thêm cơ chế kéo dài thời gian cho vay đối với các nhà thầu thi công, các nhà thầu cung cấp nguyên vật liệu cho các dự án trong khoảng thời gian 15 -24 tháng thay vì 6 -12 tháng như hiện nay. Các ngân hàng sẽ cùng giám sát chặt chẽ để thu về nợ trước hạn khi doanh nghiệp có dòng tiền.

Chúng tôi tin rằng khi dòng vốn đi trực tiếp vào sản xuất kinh doanh sẽ thúc đẩy hoạt động cho thị trường bất động sản, tạo công ăn việc làm, góp phần phát triển kinh tế xã hội”, ông nói.

GP.Invest

Ông Nguyễn Quốc Hiệp, Chủ tịch HĐQT CTCP Đầu tư bất động sản Toàn Cầu (GP.Invest) thì cho rằng, hiện nay các thủ tục hành chính còn rườm rà và làm khó các doanh nghiệp. Có dự án kéo dài đến 15 năm vẫn chưa tiến hành giải phóng mặt bằng xong…

sbv-5-20231113115742746

Ông Hiệp kiến nghị việc tháo gỡ vướng mắc về mặt pháp lý cho các dự án phải đi vào cụ thể từng vấn đề, đơn cử như những vướng mắc về thủ tục đầu tư. Một dự án phải trải qua 30 con dấu và những cuộc “trường chinh về con dấu này” đang bào mòn sức khỏe của doanh nghiệp, ảnh hưởng đến môi trường đầu tư FDI. Liên quan đến thủ tục hành chính, Thủ tướng cũng đã vào cuộc, nhưng chưa có kết quả cục thể.

Về vấn đề giá đất, vị này cho rằng cần sớm có hướng dẫn phương pháp định giá đất để chính quyền địa phương áp dụng.

Riêng nguồn vốn tín dụng về ngân hàng, ông Hiệp đề nghị NHNN chỉ đạo tháo gỡ khó khăn trong việc cấp tín dụng.

Cụ thể, ông đề nghị NHNN cố gắng chỉ đạo rút ngắn thời gian phê duyệt cấp tín dụng cho doanh nghiệp vay vốn. Hiện nay việc này cần khoảng 2 - 3 tháng mới xong thủ tục.

Về hồ sơ, hiện nay ngân hàng đang đề nghị cung cấp rất nhiều loại hồ sơ, giấy phép con để thẩm định phê duyệt dự án, trong khi để cơ quan chức năng phê duyệt dự án, các doanh nghiệp đã phải có những giấy phép này rồi.

Do vậy, vị này đề nghị ngân hàng ban hành lại danh mục hồ sơ cần cung cấp để thẩm định cho vay bất động sản theo hướng chỉ cần những giấy tờ pháp lý chính như quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư, quy hoạch 1/500, quyết định giao đất, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy phép xây dựng…

Về thủ tục, hiện ngân hàng chỉ cho vay những chi phí như tiền sử dụng đất, tiền thi công, tiền thiết kế dự án chứ không cho vay tiền giải phóng mặt bằng, đề bù đất, giãn dân. Nhưng những chi phí này lại rất lớn. Vì vậy ông Hiệp đề nghị ngân hàng xem xét hỗ trợ cho doanh nghiệp thêm về vấn đề này.

Về tài sản đảm bảo, ngoài chính dự án, thì ngân hàng còn yêu cầu thêm những tài sản đảm bảo khác. Do đó, vị này đề xuất các ngân hàng xem xét, nếu lịch sử tín dụng và quá trình trả nợ của doanh nghiệp lành mạnh, thì đề nghị xem xét hạ hệ số tài sản đảm bảo để hỗ trợ doanh nghiệp…

Liên quan đến lãi suất, hiện mức lãi suất cho vay bất động sản vẫn còn cao hơn so với lãi suất trên thị trường.

Chúng tôi đi vay, năm đầu được ưu đãi 8%. Hết tháng 6/2023 thì theo lãi suất thả nổi là 10,5%, lúc đầu là 11%. Cho đến tháng 10 vừa rồi vẫn tính chúng tôi là 9,5%. Hiện lãi suất huy động đang là 4,75%, cộng thêm biên độ 3% thì chỉ đến 8% là cùng. Chúng tôi cho rằng NHNN đã có chỉ đạo rất sát sao, hạ lãi suất điều hành, lãi suất tín dụng, nhưng doanh nghiệp chúng tôi vẫn phải tiếp cận với lãi suất rất cao”, đại diện GP.Invest nói.

Quốc Chiến

Bình luận

Nổi bật

'Số phận' mới của công trình thể thao bỏ hoang gần 15 năm giữa 'đất vàng' TP. HCM

'Số phận' mới của công trình thể thao bỏ hoang gần 15 năm giữa 'đất vàng' TP. HCM

sự kiện🞄Thứ năm, 02/05/2024, 11:37

Sau 14 năm triển khai, dự án này vẫn là bãi đất trống. Đến nay, lãnh đạo TP. HCM đã có những thay đổi để dứt điểm tình trạng "bỏ hoang" của dự án này.

Tỉnh nhiều di sản văn hóa nhất Việt Nam khai trương khu du lịch đầu tiên vận hành cáp treo, thu hút hàng nghìn lao động

Tỉnh nhiều di sản văn hóa nhất Việt Nam khai trương khu du lịch đầu tiên vận hành cáp treo, thu hút hàng nghìn lao động

sự kiện🞄Thứ năm, 02/05/2024, 11:16

Dự án du lịch trọng điểm có quy mô 120ha tại khu vực vùng núi phía Tây tỉnh này với tổng vốn đầu tư gần 800 tỷ đồng.

'Bùng nổ' du lịch dịp nghỉ lễ 30/4-1/5, tỉnh thành nào là quán quân hút khách?

'Bùng nổ' du lịch dịp nghỉ lễ 30/4-1/5, tỉnh thành nào là quán quân hút khách?

sự kiện🞄Thứ năm, 02/05/2024, 11:13

Theo thống kê từ Cục Du lịch Quốc Gia Việt Nam, ngành du lịch ước phục vụ khoảng 8 triệu lượt khách, tăng 14,2% so với cùng kỳ năm 2023.