Các loại vaccine COVID-19 được cấp phép tại Việt Nam
(CL&CS) - Tính đến nay, Bộ Y tế đã cấp phép sử dụng cho 6 loại vaccine COVID-19. Bao gồm: AstraZeneca, Sputnik V, Vero Cell, Pfizer, Moderna và Janssen. Tất cả các vắc xin được cấp phép và đưa về Việt Nam sử dụng đều đảm bảo an toàn và hiệu quả.
Vaccine AstraZeneca

Vaccine AstraZeneca
Vaccine COVID-19 do Tập đoàn AstraZeneca sản xuất đã được cấp phép sử dụng khẩn cấp tại 181 quốc gia, vùng lãnh thổ và được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đưa vào danh sách sử dụng khẩn cấp. Đến nay, vaccine này đã được sử dụng tại 119 quốc gia, vùng lãnh thổ với tổng số vaccine đã sử dụng khoảng 980 triệu liều.
Dựa trên kết quả nghiên cứu lâm sàng, vaccine phòng COVID-19 của AstraZeneca có hiệu lực bảo vệ con người trước tác nhân gây bệnh COVID-19 lên đến hơn 89%. Ngoài ra, Vaccine AstraZenca đạt hiệu quả 92% trong việc giảm tỉ lệ nhập viện do biến thể virus Delta.
Đây là vắc xin đầu tiên được Bộ Y tế phê duyệt có điều kiện (tháng 2 năm nay) cho nhu cầu cấp bách trong phòng chống dịch Covid-19 tại Việt Nam.
Tính đến ngày 2/8, Việt Nam đã tiếp nhận tổng cộng 8.716.290 liều sau 15 đợt giao Vaccine. Vaccine AstraZeneca được triển khai tiêm chủng tại Việt Nam từ tháng 3/2021, hiện đang có số lượng sử dụng nhiều nhất tại Việt Nam.
Vaccine Sputnik V

Vaccine Sputnik V
Vaccine Sputnik V do Viện Nghiên cứu Gamaleya, Nga sản xuất đã được cấp phép sử dụng tại 70 quốc gia, vùng lãnh thổ. Đến nay, vaccine này đã được sử dụng tại 49 quốc gia với tổng số vaccine đã sử dụng khoảng 85 triệu liều.
Hiệu quả bảo vệ của vắc xin Sputnik V là 97,6% dựa trên phân tích dữ liệu tiêm chủng đủ 2 liều vắc xin ở Nga từ ngày 5/12/2020 tới ngày 31/3/2021.
Tại Việt Nam, vaccine Sputnik V đã được Bộ Y tế phê duyệt có điều kiện vaccine cho nhu cầu cấp bách trong phòng, chống dịch COVID-19. Giữa tháng 3/2021, Việt Nam tiếp nhận 2.000 liều vaccine Sputnik V do Chính phủ Liên bang Nga viện trợ và sử dụng cho gần 900 người. Ngày 1/8, Việt Nam nhận thêm 10 nghìn liều vaccine Sputnik V do Chính phủ Liên bang Nga tặng.
Vaccine Vero Cell

Vaccine Vero Cell của Sinopharm
Vaccine Vero Cell do Sinopharm phát triển và Beijing Institute of Biological Products Co., Ltd.,- Trung Quốc sản xuất, đã được cấp phép sử dụng tại 64 quốc gia, vùng lãnh thổ, đã được Tổ chức Y tế thế giới đưa vào danh sách sử dụng khẩn cấp trong tháng 5, ghi nhận hiệu quả bảo vệ đạt 78.2%. Đến nay, vaccine này đang sử dụng tại 59 quốc gia với khoảng 800 triệu liều đã được sử dụng.
Tại Việt Nam, vaccine Vero Cell đã được Bộ Y tế phê duyệt có điều kiện cho nhu cầu cấp bách trong phòng, chống dịch COVID-19. Việt Nam đã tiếp nhận 500.000 liều vaccine Sinopharm do Chính phủ Trung Quốc viện trợ và đang triển khai tiêm chủng từ tháng 7/2021.
Quảng Ninh là địa phương đầu tiên triển khai tiêm xong 88.100 liều mũi 1 và sẽ tiến hành tiêm mũi 2 từ ngày 4/8. Riêng Bình Liêu, Quảng Ninh đã đạt độ bao phủ tiêm vaccine đối với 50% dân số toàn huyện. Thành phố Hồ Chí Minh nhận cũng là loại vaccine này.
Vaccine Pfizer/BioNTech

Vaccine Pfizer/BioNTech
Vaccine của Pfizer/BioNTech đã được cấp phép sử dụng tại 111 quốc gia và vùng lãnh thổ và được Tổ chức Y tế thế giới đưa vào danh sách sử dụng khẩn cấp. Đến nay, vaccine này đã được sử dụng tại 97 quốc gia với khoảng 850 triệu liều đã được sử dụng. Ngày 2/4, Pfizer thông báo kết quả thử nghiệm giai đoạn cuối cho thấy vaccine hiệu quả 95%, ngăn ngừa cả trường hợp nhiễm nCoV nghiêm trọng.
Vaccine này đã được Bộ Y tế phê duyệt có điều kiện cho nhu cầu cấp bách trong phòng, chống dịch COVID-19. Việt Nam đã tiếp nhận tổng cộng 746.460 liều vaccine Pfizer và đang triển khai tiêm chủng.
Vaccine Moderna

Vaccine Moderna
Vaccine Spikevax do Moderna sản xuất đã được cấp phép sử dụng tại 64 quốc gia, vùng lãnh thổ và được Tổ chức Y tế thế giới đưa vào danh sách sử dụng khẩn cấp. Đến nay, vaccine này đã được sử dụng tại 63 quốc gia với khoảng 340 triệu liều.
Hiệu quả của vaccine trong nghiên cứu được đánh giá bằng tiêu chí giảm tỷ lệ bệnh nhân mắc Covid-19 có triệu chứng (tính từ thời điểm 14 ngày sau khi hoàn thành liều tiêm thứ 2). Nghiên cứu trên 28207 bệnh nhân (độ tuổi: 18 – 94) cho thấy vắc-xin Moderna có hiệu quả giảm 94.1% nguy cơ mắc Covid-19 có triệu chứng.
Vaccine này đã được Bộ Y tế phê duyệt sử dụng có điều kiện cho nhu cầu cấp bách trong phòng, chống dịch COVID-19. Tính đến nay, Việt Nam đã tiếp nhận tổng cộng 5.000.100 liều vaccine Moderna do Chính phủ Mỹ viện trợ thông qua COVAX Facility và đang triển khai tiêm chủng.
Vaccine Janssen

Vaccine Janssen
Vaccine Janssen do Janssen Pharmaceutica NV (Bỉ) và Janssen Biologics B.V (Hà Lan) sản xuất được cấp phép sử dụng tại 56 quốc gia, vùng lãnh thổ và được Tổ chức Y tế thế giới đưa vào danh sách sử dụng khẩn cấp. Đến nay, vaccine này đã được sử dụng tại 34 quốc gia với khoảng 60 triệu liều đã sử dụng. Trong thử nghiệm lâm sàng toàn cầu với 44.000 tình nguyện viên, vaccine có hiệu quả 66,3%.
Vaccine do Janssen sản xuất đã được Bộ Y tế phê duyệt sử dụng có điều kiện cho nhu cầu cấp bách trong phòng, chống dịch COVID-19. Hiện nay, Việt Nam chưa tiếp nhận vaccine này.
Thu Hưởng
Bình luận
Nổi bật
Vinmec là hệ thống y tế số 1 Việt Nam dành cho người nước ngoài
sự kiện🞄Thứ sáu, 21/03/2025, 16:00
(CL&CS) - Hà Nội, ngày 20/3/2025 – Hệ thống Y tế Vinmec vừa đạt vị trí số 1 Việt Nam trong lĩnh vực "Dịch vụ y tế dành cho người nước ngoài" do Công ty nghiên cứu thị trường hàng đầu trong khu vực Indochina Research Vietnam thực hiện.
Bộ Y tế hỏa tốc yêu cầu các địa phương cấp đủ kinh phí cho tiêm chủng vaccine sởi
sự kiện🞄Thứ năm, 20/03/2025, 15:52
(CL&CS) - Bộ Y tế có công văn hỏa tốc gửi UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương về việc đảm bảo kinh phí triển khai tiêm chủng vaccine phòng chống dịch bệnh sởi. Đồng thời, Bộ Y tế cũng quyết định lập 6 đoàn kiểm tra, giám sát phòng chống dịch bệnh sởi.
WHO, UNICEF đánh giá cao Việt Nam trong phòng, chống dịch sởi
sự kiện🞄Thứ tư, 19/03/2025, 13:46
(CL&CS) - Ngày 18/3, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc (UNICEF) phát đi thông báo đánh giá cao những biện pháp nhanh chóng và quyết liệt mà Bộ Y tế Việt Nam đã triển khai để ứng phó với đợt bùng phát bệnh sởi hiện nay.
anh đứcLorem ipsum dolor sit amet, consectetur adipisicing elit. Quis cum, ut esse cupiditate autem. Dolor est dolorem sunt, sequi omnis corporis cumque ratione accusamus ex deserunt, molestiae consequuntur natus beatae.