Chủ nhật, 30/04/2017, 16:46 PM

Cả nước chung tay giải cứu thịt heo

(NTD) - Các Bộ, ngành đã liên tiếp họp khẩn để tìm các giải pháp cấp bách và lâu dài để tháo gỡ câu chuyện đầu ra và giải bài toán heo hơi rớt giá.

Tại buổi họp bàn về giải pháp cấp bách “giải cứu” thịt heo cho bà con chăn nuôi vào chiều ngày 28/4 vừa qua, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Xuân Cường đã đưa ra biện pháp giải cứu thịt heo. Theo đó, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường để nghị các cấp, các ngành, các tổ chức chính trị, tổ chức xã hội vào cuộc chung tay trong phong trào người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam. Và trước mắt hiện nay, trong giai đoạn này về thực phẩm là ưu tiên dùng thịt heo.

Theo Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường, giá thịt heo đã giảm 4-5 tháng liên tiếp. Đến thời điểm này là cực điểm, giá thịt heo đã giảm sâu so với giá thành. Đây là đợt giảm giá mà trong nhiều năm gần đây mới xảy ra. Điều này làm cho không chỉ thiệt hại đến kinh tế, thu nhập của người chăn nuôi heo mà con đe dọa ngành hàng này trong tương lai phát triển.

Đặc biệt, tình hình khó khăn sẽ tiếp tục diễn ra trong 1-2 tháng tới, với lượng thịt heo đến lứa xuất chuồng rất lớn. Nếu không có biện pháp thì giá sẽ lại giảm tiếp.

Theo đó, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường mong muốn các Bộ, ngành cùng cả hệ thống chính trị chung tay, hiệp lực, giúp sức “giải cứu” thịt heo giúp bà con chăn nuôi. Còn về phía Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sẽ tập trung triển khai tất cả các giải pháp trung hạn, ngắn hạn, dài hạn theo sự chỉ đạo của Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ.

Nhờ áp dụng khuyến mãi từ 20%25 - 30%25 quầy thịt
Các Bộ, ngành đang ra sức tìm mọi biện pháp để giải cứu thịt heo. Ảnh: Vũ Thanh Tân

Hưởng ứng lời kêu gọi của Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường, sáng 30/4, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Công thương cùng Hiệp hội Chăn nuôi Đồng Nai đã khai trương cửa hàng bán thịt sạch, an toàn, bình ổn giá “giải cứu thịt heo” cho bà con trong vùng. Cũng từ hôm nay, Hiệp hội Chăn nuôi Đồng Nai sẽ triển khai mua heo hơi tại chuồng của người chăn nuôi với giá 30.000 đồng/kg, ưu tiên “giải cứu” số lượng quá lứa, tồn kho của bà con trước. Ngoài cửa hàng đối diện Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Đồng Nai, chương trình còn được triển khai tại chợ Tân Biên (phường Tân Biên) và cửa hàng tại phường Long Bình (TP.Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai).

Chia sẻ với báo chí, Ông Phan Minh Báu, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Đồng Nai, thông tin, hiện tổng đàn heo của Đồng Nai còn khoảng 1,7 triệu con, giảm hơn 16% so với hồi đầu năm. Hiện tại, người nuôi heo đang rơi vào tình cảnh “khốn cùng” do giá giảm sâu. Trong đó, các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ chịu mức lỗ cao nhất vì chi phí đầu vào cao hơn, trong khi giá bán thường ở mức thấp hơn so với các trang trại lớn.

Tại cuộc họp trước của Bộ Công thương, Bộ trưởng Trần Tuấn Anh cho rằng việc giải cứu đàn heo tồn trong dân là việc làm cấp bách: "Khi hàng nghìn hộ dân điêu đứng vì giá lợn hơi giảm, lượng thịt lợn tồn không có đầu ra thì đây không còn là vấn đề riêng của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nữa mà cần có sự chung tay của tất cả các bộ ngành, trong đó có Bộ Công thương. Do vậy, tôi mong các đồng chí cần vào cuộc một cách có trách nhiệm, sốt sắng để tìm các giải pháp trước mắt cũng như lâu dài”.

Theo Bộ Công thương thì có nhiều nguyên nhân cốt lõi nhất dẫn đến những khó khăn trong tiêu thụ của ngành chăn nuôi heo thời gian qua là do các hộ nông dân tăng đàn để xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc bất chấp các cảnh báo rủi ro từ Bộ Công thương.

Cùng với đó, vấn đề quy hoạch ngành chăn nuôi của Việt Nam cũng đang tồn tại nhiều bất cập. Như nhiều mặt hàng nông sản khác, mặt hàng heo thịt được chăn nuôi khá phân tán, quy mô nhỏ lẻ (hình thức chăn nuôi truyền thống, kiểu tận dụng với quy mô nhỏ lẻ đang tồn tại ở hầu khắp các tỉnh trong cả nước, chiếm khoảng 65-70% về đầu con) nên tiêu thụ tại các vùng miền phần lớn phụ thuộc vào các tiểu thương (cá nhân) mua gom và tự giết mổ bán cho các tiểu thương tại các chợ. Chính điều này gây khó khăn lớn cho việc tổ chức lưu thông phân phối cũng như quản lý hoạt động của các thương nhân nhỏ lẻ ở khâu trung gian.

Hầu hết các hộ chăn nuôi đều chăn nuôi không theo tiêu chuẩn, quy chuẩn nên khi nguồn cung dư thừa rất khó để kết nối tiêu thụ vào các kênh lớn như các doanh nghiệp chế biến, giết mổ tập trung và các siêu thị. Sản xuất tự phát nên không có hợp đồng bao tiêu dẫn tới giá bấp bênh... Bên cạnh đó, chăn nuôi phần lớn nhỏ lẻ mang tính tự phát không theo quy hoạch, không tổ chức chuỗi từ sản xuất đến tiêu thụ.

Theo Bộ Công thương thì biện pháp trước mắt, Bộ sẽ chỉ đạo Sở Công thương phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các địa phương làm việc với doanh nghiệp chế biến, giết mổ, phân phối rà soát chi phí trong các khâu nhằm tiết giảm các chi phí trung gian, giảm sự chênh lệch giữa giá thu mua và giá bán lẻ; Tổ chức chương trình kết nối giữa các doanh nghiệp và các vùng sản xuất, tăng cường thu mua chế biến, cấp đông nhằm hỗ trợ tiêu thụ heo thịt cho thị trường; vận động các doanh nghiệp ký hợp đồng với giá cả hợp lý, ổn định trong việc bao tiêu thịt heo; Kiến nghị để cho người dân, cơ sở giết mổ… được vay vốn hợp lý….

Còn về biện pháp lâu dài, theo Bộ Công thương thì cần quy hoạch, kiểm soát chặt chẽ dịch bệnh trên vật nuôi, nhanh chóng công bố hết dịch; tổ chức sản xuất, chăn nuôi theo đúng tiêu chuẩn, quy chuẩn của các doanh nghiệp thu mua chế biến lớn trong nước và đáp ứng yêu cầu của các nước nhập khẩu để phối hợp, hỗ trợ cho Bộ Công thương trong việc đàm phán mở rộng thị trường xuất khẩu chính ngạch.

Chỉ đạo hoạt động sản xuất chăn nuôi phải gắn với thị trường tiêu thụ; tăng cường gắn kết thông qua hợp đồng giữa sản xuất và các doanh nghiệp chế biến, phân phối.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với Bộ Công thương tiếp tục đẩy nhanh công tác mở cửa thị trường xuất khẩu cho heo sống, heo sữa, thịt heo đông lạnh Việt Nam sang các thị trường Trung Quốc, Philippines, Singapore…

 Mai Trinh

Bình luận

Nổi bật

Nước thải chăn nuôi sử dụng cho cây trồng phải đảm bảo theo QCVN 01-195:2022

Nước thải chăn nuôi sử dụng cho cây trồng phải đảm bảo theo QCVN 01-195:2022

sự kiện🞄Thứ sáu, 10/05/2024, 16:06

(CL&CS) - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 01-195:2022/BNNPTNT quy định giá trị giới hạn cho phép về các thông số của nước thải chăn nuôi sử dụng cho cây trồng nhằm hạn chế tình trạng ô nhiễm môi trường và sức khỏe con người.

QCVN 01-195:2022/BNNPTNT về nước thải chăn nuôi sử dụng cho cây trồng

QCVN 01-195:2022/BNNPTNT về nước thải chăn nuôi sử dụng cho cây trồng

sự kiện🞄Thứ sáu, 10/05/2024, 15:58

(CL&CS) - Xử lý chất thải chăn nuôi sẽ giúp giảm thiểu ô nhiễm môi trường, tiết kiệm chi phí cho việc tiêu hủy, mang lại hiệu quả kinh tế, bảo đảm yêu cầu về bảo vệ môi trường cộng đồng…

Sắp ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường

Sắp ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường

sự kiện🞄Chủ nhật, 05/05/2024, 12:24

(CL&CS) - Trong giai đoạn 2024-2026, Bộ Tài nguyên và Môi trường dự kiến sẽ ban hành nhiều Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường đối với khí thải phương tiện ô tô; Quy chuẩn về tiếng ồn;...