Thứ ba, 22/10/2019, 15:43 PM

Bộ nông nghiệp Hoa Kỳ đánh giá cao sự phát triển của ngành sữa Việt Nam khi đến thăm siêu nhà máy sữa của Vinamilk

(NTD) - Vừa qua, Thứ Trưởng Bộ Nông Nghiệp Hoa Kỳ Ted McKinney và Tổng Lãnh sự Hoa Kỳ Marie C. Damour cùng đoàn công tác đã đến thăm và làm việc tại Nhà máy Sữa Việt Nam thuộc Công ty Cổ phần sữa Việt Nam (Vinamilk).

Trực tiếp tham quan siêu nhà máy sữa hiện đại này, Thứ trưởng Ted McKinney đã đánh giá rất cao sự phát triển của Vinamilk cũng như ghi nhận các kết quả tích cực về hợp tác thương mại giữa hai bên trong thời gian qua. 

Trong buổi làm việc, ông Nguyễn Quốc Khánh – Giám đốc Điều hành Nghiên cứu & Phát triển (R&D) của Vinamilk đã giới thiệu về những bước phát triển của công ty với Thứ trưởng, Tổng lãnh sự và đoàn công tác Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ. Đặc biệt, câu chuyện về “Giấc mơ sữa Việt” vươn ra thế giới của Vinamilk đã tạo được ấn tượng mạnh mẽ. Từ một nước gần như không có ngành sữa đến nay, Vinamilk đã có thể xuất khẩu sản phẩm sữa của Việt Nam đi hơn 50 quốc gia và hiện là công ty sữa duy nhất của Việt Nam nằm trong top 50 công ty sữa lớn nhất thế giới. Tại khu vực Châu Á, Vinamilk được Forbes Asia bình chọn thuộc top 200 doanh nghiệp trên 1 tỷ đô xuất sắc nhất năm 2019, và là doanh nghiệp Việt Nam duy nhất góp mặt trong danh sách 50 Doanh nghiệp niêm yết quyền lực nhất Châu Á (theo Bảng xếp hạng Asia300 của Nikkei Asia Review công bố).

hình 1
Buổi làm việc giữa Vinamilk và đoàn công tác Bộ Nông Nghiệp Hoa Kỳ trong khuôn khổ chuyến thăm Nhà máy sữa Việt Nam tại tỉnh Bình Dương

Đoàn công tác Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ đánh giá cao các bước tiến lớn của Vinamilk trong những năm gần đây, cụ thể như việc liên tục đầu tư vào công nghệ chế biến, ra mắt các sản phẩm theo xu hướng dinh dưỡng tiên tiến của thế giới như hữu cơ (organic), sữa A2… hay xây dựng được hệ thống trang trại bò sữa đạt tiêu chuẩn Global G.A.P lớn nhất Châu Á ngay tại Việt Nam.

hình 2
Thứ Trưởng Bộ Nông Nghiệp Hoa Kỳ Ted McKinney (ngồi đầu tiên từ trái sang) và đoàn công tác theo dõi phần giới thiệu các thông tin nổi bật của Vinamilk.

Vinamilk cũng thường xuyên nhập khẩu bò sữa từ các đối tác Mỹ để phát triển đàn bò tại các trang trại trong nước. Chỉ trong hơn 2 năm trở lại đây, Vinamilk đã nhập tổng cộng hơn 5300 bò sữa từ Mỹ. Gần đây nhất, 1.600 bò tơ HF và bò A2 từ Mỹ đã về Việt Nam, gia nhập đàn bò sữa của Tổ hợp trang trại bò sữa công nghệ cao Vinamilk tại Thanh Hóa.

hình9

Toàn cảnh siêu nhà máy sữa của Vinamilk nằm trên diện tích rộng 20ha tại Tỉnh Bình Dương.

Hiện nay, Vinamilk có 13 nhà máy tại Việt Nam, trong đó, Nhà máy sữa Việt Nam, nơi đoàn đến tham quan, là siêu nhà máy hiện đại bậc nhất của Việt Nam và khu vực. Nhà máy sữa Việt Nam (Mega factory) được trang bị công nghệ tích hợp và tự động tiên tiến nhất thế giới, có công suất siêu lớn 800 triệu lít sữa/năm, nâng tổng công suất sản xuất sữa nước của Vinamilk lên 1,4 tỷ lít/năm. Đặc biệt, đây là siêu nhà máy đầu tiên được đầu tư kho thông minh hiện đại, vận hành hoàn toàn tự động, thiết kế đặc biệt giúp kho đạt sức chứa lên đến hơn 27.000 ô chứa hàng chỉ trên diện tích 6.000m2. Hệ thống quản lý tại nhà máy đạt tiêu chuẩn quốc tế như FSSC 22000, GMP, ISO 9001:2015, PASS 99 (ISO 14001 + OHSAS 18001), ISO 50001, ISO 17025, HALAL.

hình 10

Hệ thống các bồn chứa sữa tươi nguyên liệu khổng lồ cung cấp nguyên liệu cho sản xuất với thể tích 150m3/bồn sữa.

Ngoài ra, Giám đốc Điều hành của Vinamilk - ông Nguyễn Quốc Khánh - cũng chia sẻ với Thứ trưởng Ted McKinney về các dự án của Vinamilk tại Mỹ. Năm 2013, Vinamilk mua lại công ty sữa Driftwood tại bang California, Mỹ. Năm 2018, tổng doanh thu của Driftwood đạt hơn 116,2 triệu USD, tương đương 2.674 tỷ đồng và đang bán ra thị trường trên 377 chủng loại mặt hàng sữa và nguồn gốc sữa các loại. Driftwood là đơn vị cung cấp sữa học đường cho khu vực Nam California. Tháng 09/2019, Vinamilk đã quyết định đầu tư thêm 10 triệu USD để mở rộng quy mô, nâng cao năng suất của nhà máy. Hiện nay, Vinamilk nắm giữ 100% quyền sở hữu công ty này.

Hình 4.1 jpg
Đại diện Bộ Nông Nghiệp Hoa Kỳ ấn tượng với quy mô của siêu nhà máy sữa có công nghệ tự động hóa và điều khiển tích hợp từ khâu nhập liệu tới kho thành phẩm.

Bên cạnh sản phẩm đang kinh doanh tại Mỹ với thương hiệu Driftwood, Vinamilk cũng đang xuất khẩu sang thị trường sữa lớn nhất thế giới này các sản phẩm truyền thống có thế mạnh như sữa đặc có đường mang thương hiệu Vinamilk.

Hình 7.1
Driftwood là công ty con của Vinamilk tại Mỹ, với doanh thu năm 2018 đạt trên 100 triệu USD.

Vào tháng 03/2019, đoàn công tác của Đại sứ quán Hoa Kỳ do Ngài Đại sứ Daniel J. Kritenbrink cũng đã có chuyến thăm và làm việc tại Nhà máy sữa của Vinamilk tại Nghệ An. Thông qua các chuyến tham quan, tìm hiểu những nhà máy sữa hiện đại này, Vinamilk đã khẳng định được sự phát triển của công ty nói riêng và ngành sữa Việt Nam nói chung đối với các cơ quan cấp cao của Mỹ. Điều này sẽ góp phần thúc đẩy, tăng cường các cơ hội hợp tác của hai bên trong nhiều lĩnh vực như chế biến, sản xuất sữa; ngành nông nghiệp, chăn nuôi bò sữa công nghệ cao… trong tương lai gần.

Thi Quân

Bình luận

Nổi bật

Cải tiến hệ thống quản lý môi trường cho tổ chức, doanh nghiệp với bộ tiêu chuẩn ISO 14001

Cải tiến hệ thống quản lý môi trường cho tổ chức, doanh nghiệp với bộ tiêu chuẩn ISO 14001

sự kiện🞄Thứ hai, 18/11/2024, 07:17

(CL&CS) - Áp dụng bộ tiêu chuẩn ISO 14001 giúp nâng cao năng lực quản lý các khía cạnh môi trường thông qua chương trình hành động vì môi trường được triển khai trong toàn doanh nghiệp…

Vai trò của tiêu chuẩn ISO 13485 trong sản xuất vật tư y tế

Vai trò của tiêu chuẩn ISO 13485 trong sản xuất vật tư y tế

sự kiện🞄Thứ hai, 11/11/2024, 08:32

(CL&CS)- Tiêu chuẩn ISO 13485 cho phép dễ dàng xác định quy trình sản xuất, các bước kiểm soát, truy xuất nguồn gốc, giám sát hiệu suất quá trình và giám sát hiệu suất của thành phẩm.

Đất nước muốn thịnh vượng thì phải tăng năng suất lao động

Đất nước muốn thịnh vượng thì phải tăng năng suất lao động

sự kiện🞄Thứ ba, 05/11/2024, 14:23

(CL&CS) - Năng suất lao động là một trong những yếu tố quan trọng quyết định sự phát triển và thịnh vượng của một quốc gia. Do đó, Việt Nam luôn hướng tới mục tiêu thúc đẩy tăng năng suất lao động thông qua việc tăng hiệu quả của các ngành công nghiệp mũi nhọn bằng cách áp dụng công nghệ mới, nâng cấp máy móc, đầu tư, đào tạo kỹ năng và đào tạo nghề cho nguồn lao động; hoặc chuyển dịch sang các hoạt động có giá trị gia tăng lớn hơn, phù hợp với tình hình thực tiễn quốc gia.