Thứ năm, 20/06/2024, 16:08 PM

Bất động sản nghỉ dưỡng vẫn ‘ngủ đông’, chưa xác định được thời gian phục hồi

Sức mua giảm mạnh, nguồn cung mới vắng bóng, vướng mắc pháp lý... đã gây ra nhiều trở ngại cho bất động sản nghỉ dưỡng trong những tháng đầu năm 2024.

Nửa đầu năm 2024, bất động sản nghỉ dưỡng vẫn “đứng yên”

Báo cáo nghiên cứu thị trường của Bộ phận R&D thuộc DKRA Group đưa ra cho thấy sự trầm lắng của phân khúc bất động sản nghỉ dưỡng thời gian qua.

Cụ thể, trong tháng 5/2024 chỉ có nguồn cung biệt thự nghỉ dưỡng ghi nhận tăng so với cùng kỳ 2023, với 90 sản phẩm từ 3 dự án mới. Tuy nhiên, mức tăng này vẫn còn ở mức thấp so với giai đoạn trước 2022 và tập trung chủ yếu tại khu vực miền Bắc (chiếm 66%), miền Nam (chiếm 34%).

Cũng trong tháng, lượng giao dịch thành công đạt 23 căn biệt thự, chiếm 26% lượng hàng trong tháng. Giá bán giao động từ 11,9-36,9 tỷ đồng/căn tại miền Bắc và 5,2-5,8 tỷ đồng/căn tại miền Nam.

Mức thanh khoản của phân khúc là đáng chú ý nhất với tỷ lệ gia tăng tới hơn 20 lần so với cùng kỳ năm trước. Các giao dịch tập trung chủ yếu ở nhóm sản phẩm có pháp lý hoàn thiện, tiến độ xây dựng rõ ràng và tập trung vào những căn có mức giá dưới 10 tỷ đồng/căn. Dù vậy, DKRA cho biết mặt bằng giá sơ cấp vẫn neo ở mức cao và sức cầu thị trường tăng không đáng kể so với các tháng trước đó.

Trái ngược, phân khúc nhà phố, shophouse nghỉ dưỡng lại không ghi nhận nguồn cung mới mở bán. Nhiều dự án liên tục dời thời gian triển khai bán hàng giữa bối cảnh khó khăn như hiện nay.

Từ những số liệu trên có thể thấy, sức cầu chung thị trường duy trì ở mức thấp, lượng giao dịch khiêm tốn và chủ yếu tập trung ở nhóm sản phẩm sơ cấp, có pháp lý hoàn thiện. Ở thị trường thứ cấp ghi nhận một số sản phẩm có mức giá giảm đến 30-40%, nhưng vẫn gặp khó trong thanh khoản.

Sức mua giảm mạnh, nguồn cung mới vắng bóng, vướng mắc pháp lý... đã gây ra nhiều trở ngại cho bất động sản nghỉ dưỡng trong những tháng đầu năm 2024, khiến thị trường gần như rơi vào chu kỳ ngủ đông kéo dài.

9

Chuyên gia nhận định bất động sản nghỉ dưỡng cần thêm thời gian tái nhập

Dẫn tin từ tạp chí Tài Chính, ông Nguyễn Văn Đính – Chủ tịch Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam (VARS) cho rằng, thị trường bất động sản nghỉ dưỡng vẫn cần thêm thời gian để có thể tái nhập cuộc. Hiện nay, việc hoàn thiện khung pháp lý, công bố quy hoạch, đẩy nhanh tiến độ, triển khai các dự án hạ tầng... đang được đẩy nhanh tiến độ, dự báo sẽ bơm thêm nguồn cung bất động sản du lịch, nghỉ dưỡng mới vào thị trường. Từ đó, giúp thị trường bất động sản du lịch nghỉ dưỡng sớm bắt kịp đà phục hồi chung của toàn thị trường.

Giải quyết khó khăn cho phân khúc này, ngoài việc tìm hướng đi từ du lịch, một số ý kiến cho rằng thu hút dòng kiều hối cũng là một giải pháp. Bởi lẽ, khác với xu hướng chung trong nước, dòng vốn kiều hối lại có xu hướng đổ vào những phân khúc "thanh khoản khó", giá trị cao như bất động sản du lịch, nghỉ dưỡng. Theo các chuyên gia, các sản phẩm “kén khách” này được Việt kiều “ưa chuộng” bởi họ có khả năng chi trả, mua để nghỉ dưỡng, cho thuê hoặc dưỡng già.

Bên cạnh đó, ông Võ Hồng Thắng, Giám đốc Bộ phận R&D của DKRA Group cho rằng thị trường bất động sản nghỉ dưỡng vẫn đang thiếu các yếu tố để hồi phục.

Thứ nhất, doanh nghiệp vẫn khó tiếp cận vốn để phát triển dự án bất động sản nghỉ dưỡng. Bên cạnh đó, khách hàng muốn mua các sản phẩm này cũng bị hạn chế cho vay từ phía ngân hàng.

Thứ hai, thời gian qua, khi mở bán dự án bất động sản nghỉ dưỡng, chủ đầu tư luôn đưa ra chính sách lợi nhuận cũng như thuê lại của khách hàng để khai thác và cam kết trả lợi nhuận cao mỗi năm. Tuy nhiên, những cam kết này không được thực hiện nghiêm túc, nên làm giảm sức hút với nhà đầu tư.

Thứ ba, ở phân khúc này, khách hàng chủ yếu là đầu tư cho thuê hoặc mua để bán lại. Từ năm 2022 đến nay, thị trường bất động sản nghỉ dưỡng bị đóng băng, nhà đầu tư không thể ra hàng khi mua sản phẩm này, nên e ngại đầu tư.

Phương Hà

Bình luận

Nổi bật

Năm 2025 là năm tăng tốc, bứt phá, về đích; phấn đấu đạt kết quả cao nhất các mục tiêu, chỉ tiêu của Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021 - 2025

Năm 2025 là năm tăng tốc, bứt phá, về đích; phấn đấu đạt kết quả cao nhất các mục tiêu, chỉ tiêu của Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021 - 2025

sự kiện🞄Thứ năm, 14/11/2024, 20:00

(CL&CS) - Các chỉ tiêu chủ yếu của năm 2025 được đề ra gồm: Tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước (GDP) khoảng 6,5-7,0% và phấn đấu khoảng 7,0-7,5%; GDP bình quân đầu người đạt khoảng 4.900 đô la Mỹ (USD); Tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân khoảng 4,5%...

Lạng Sơn: Tập trung đầu tư hạ tầng khu kinh tế cửa khẩu

Lạng Sơn: Tập trung đầu tư hạ tầng khu kinh tế cửa khẩu

sự kiện🞄Thứ năm, 14/11/2024, 09:04

(CL&CS) - Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký Quyết định số 1371/QĐ-TTg ngày 13/11/2024 ban hành Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tỉnh Lạng Sơn thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Quốc hội chốt mục tiêu tăng GDP năm 2025 ở mức 6,5-7%

Quốc hội chốt mục tiêu tăng GDP năm 2025 ở mức 6,5-7%

sự kiện🞄Thứ tư, 13/11/2024, 20:59

(CL&CS)- Chiều 12/11, với 424/426 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025.