Văn hóa và Đời sống
Thứ hai, 24/06/2024, 14:37 PM

Bảo tồn văn hóa dân tộc thiểu số trong chợ phiên Cao Bằng

(CL&CS) - 120 học viên là nghệ nhân, trưởng thôn, bản, người có uy tín… là người dân tộc thiểu số ở tỉnh Cao Bằng sẽ được tập huấn về bảo tồn văn hóa truyền thống trong các phiên chợ.

Bộ VHTTDL vừa ban hành Quyết định số 1642/QĐ-BVHTTDL về việc tổ chức tập huấn về bảo tồn, phát huy đặc trưng văn hóa truyền thống trong chợ phiên của đồng bào các dân tộc thiểu số tại Cao Bằng năm 2024.

Theo đó, dự kiến trong quý III, Bộ VHTT&DL phối hợp với tỉnh Cao Bằng tổ chức 2 lớp tập huấn về bảo tồn, phát huy đặc trưng văn hóa truyền thống trong chợ phiên của đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh.

1

Cảnh mua bán ở chợ phiên Bảo Lạc, tỉnh Cao Bằng. Ảnh: TL

Dự kiến tại các lớp học sẽ có 120 học viên là nghệ nhân, trưởng thôn, bản, người có uy tín, đại diện hộ sản xuất kinh doanh là người dân tộc thiểu số đến từ các huyện Nguyên Bình, Hòa An, Hạ Lang, Trùng Khánh, Quảng Hòa, Hà Quảng và Thạch An và Trùng Khánh.

Nội dung giảng dạy bao gồm 3 chuyên đề: Thực trạng, kết quả và hiệu quả chợ phiên vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi; bảo tồn nét văn hóa truyền thống chợ phiên trước thách thức của kinh tế thị trường; bản sắc văn hóa các dân tộc thiểu số được thể hiện trong chợ phiên và một số mô hình chợ phiên truyền thống.

Các học viên sau khi tham gia trở về địa phương sẽ tiến hành phục dựng, bảo tồn chợ phiên nhưng vẫn giữ được các giá trị văn hóa đặc sắc, đáp ứng được nhu cầu phục vụ đời sống, từng bước tạo thành sản phẩm hấp dẫn hút du khách khi đến tham quan, trải nghiệm tại Cao Bằng.

2

Chợ phiên là nét sinh hoạt văn hóa không thể thiếu của đồng bào các dân tộc thiểu số tại Cao Bằng. Ảnh: TL

Chợ phiên là nét sinh hoạt văn hóa không thể thiếu của đồng bào các dân tộc thiểu số tại Cao Bằng. Chợ phiên không chỉ là nơi giao lưu, trao đổi hàng hóa, mà còn là nơi hội tụ, nơi gặp gỡ và giao lưu văn hóa giữa các dân tộc, nơi hội tụ giá trị tinh thần, là một nét đẹp văn hoá độc đáo để lại nhiều ấn tượng sâu sắc cho du khách gần xa.

Hiện nay, cuộc sống hiện đại có nhiều đổi thay, nhưng chợ phiên ở Cao Bằng vẫn mang đậm bản sắc văn hóa truyền thống từ bao đời và được đồng bào các dân tộc lưu giữ nguyên vẹn, tạo  thành nét đẹp riêng có, hấp dẫn của địa phương.

Theo Nhà báo và công luận

Bình luận

Nổi bật

Tăng cường hoạt động sản phẩm du lịch thể thao tại Sóc Sơn

Tăng cường hoạt động sản phẩm du lịch thể thao tại Sóc Sơn

sự kiện🞄Thứ bảy, 21/12/2024, 21:20

(CL&CS)- UBND huyện Sóc Sơn vừa ban hành Kế hoạch tổ chức chuỗi hoạt động chuyên đề sản phẩm du lịch thể thao thường niên huyện Sóc Sơn năm 2024.

Sắp diễn ra Festival khèn Mông và Lễ hội hoa Tớ Dày ở Yên Bái

Sắp diễn ra Festival khèn Mông và Lễ hội hoa Tớ Dày ở Yên Bái

sự kiện🞄Thứ bảy, 21/12/2024, 21:20

(CL&CS) - Festival khèn Mông, Lễ hội hoa Tớ dày với nhiều hoạt động đặc sắc, hấp dẫn dự kiến được tổ chức tại huyện Mù Cang Chải (Yên Bái) nhân dịp đón năm mới 2025.

600 ông già Noel xuống đường cùng người dân Đà Nẵng đón Giáng sinh – Chào năm mới 2025

600 ông già Noel xuống đường cùng người dân Đà Nẵng đón Giáng sinh – Chào năm mới 2025

sự kiện🞄Thứ bảy, 21/12/2024, 21:18

(CL&CS) - Tối 20/12, Lễ hội đón Giáng sinh – Chào năm mới Đà Nẵng 2025 (Danang X’mas – New Year Festival 2025) chính thức khai mạc tại sàn cảnh quan phía Bắc, bờ Đông cầu Rồng với nhiều hoạt động văn hoá, nghệ thuật, du lịch, vui chơi giải trí mới lạ, hấp dẫn phục vụ người dân và du khách dịp cuối năm.