Mô hình BSC giúp doanh nghiệp tập trung chiến lược quản lý và vận hành để nâng cao hiệu suất hoạt động
(CL&CS) - Để đứng vững và phát triển trong xu thế hội nhập và cạnh tranh hiện nay, rất cần một phương pháp đo lường hoạt động hiệu quả, thực thi thành công chiến lược đề ra, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất - kinh doanh.
Hệ thống chỉ số giúp doanh nghiệp phát triển bền vững
Vào đầu thập niên 1990, hai Giáo sư Tiến sĩ Kaplan & Norton của trường Đại học Harvard đã nhận thấy một vấn đề khá nghiêm trọng, đó là rất nhiều công ty có khuynh hướng quản lý doanh nghiệp chỉ dựa đơn thuần vào chỉ số tài chính. Chỉ số tài chính chỉ giúp cho mỗi người biết điều gì đã xảy ra trong quá khứ, nơi mà hoạt động kinh doanh đã xảy ra, nhưng không có tính dự đoán về tương lai hoạt động của doanh nghiệp.
Đó là lí do Kaplan và Norton phát triển mô hình Balanced scorecard (BSC) – là một hệ thống chỉ số ở tầm chiến lược giúp doanh nghiệp phát triển bền vững và chắc chắn qua cả 4 khía cạnh: tài chính, khách hàng, quy trình nội bộ, học tập & phát triển.
Mô hình Balanced scorecard (BSC) tập trung vào 4 khía cạnh
BSC (Balanced scorecard) là một hệ thống quản lý giúp cho doanh nghiệp định hình và triển khai chiến lược của mình, đo lường hiệu quả và đánh giá mức độ đóng góp của các hoạt động, các phương tiện và nguồn lực khác nhau.
Sau khi các doanh nghiệp thiết lập và phát triển các chiến lược, doanh nghiệp sẽ triển khai, thực hiện và giám sát chiến lược thông qua 4 khía cạnh: tài chính, khách hàng, quá trình hoạt động nội bộ, học tập và phát triển. Bốn khía cạnh này sẽ tạo ra sự khác biệt giữa doanh nghiệp thành công và doanh nghiệp thất bại.
Trong BSC, thước đo tài chính là một trong bốn phần chính của hệ thống đo lường hiệu quả. Thước đo tài chính tập trung vào các chỉ số tài chính như doanh thu, lợi nhuận, tỷ suất lợi nhuận, chi phí và vốn. Các chỉ số này đo lường tình hình tài chính của tổ chức và giúp đánh giá hiệu quả của các hoạt động kinh doanh.
Về khía cạnh quá trình nội bộ: Tập trung vào các chỉ số đo lường hiệu quả của các quy trình nội bộ của tổ chức, bao gồm các hoạt động sản xuất, chất lượng sản phẩm, thời gian sản xuất, quản lý chuỗi cung ứng, quản lý nhân sự và quản lý dự án. BSC giúp các tổ chức tăng cường hiệu quả của các quy trình nội bộ, giảm thiểu thời gian và chi phí sản xuất, tăng cường chất lượng sản phẩm và dịch vụ, cải thiện quản lý nhân sự và tăng cường khả năng quản lý dự án. Điều này giúp tổ chức đạt được các mục tiêu chiến lược của mình và cải thiện khả năng cạnh tranh trong thị trường.
Về khía cạnh học tập và phát triển: Khía cạnh này tập trung vào các chỉ số đo lường hiệu quả của các hoạt động đào tạo nhân viên, phát triển kỹ năng, nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới. BSC giúp các tổ chức đảm bảo rằng nhân viên của họ luôn được đào tạo và phát triển để nâng cao năng lực và hiệu quả của công việc của họ. Nó cũng giúp tổ chức đưa ra các sản phẩm và dịch vụ mới, cải thiện khả năng cạnh tranh và đáp ứng được nhu cầu của khách hàng.
Về khía cạnh khách hàng: Trong BSC, khía cạnh khách hàng tập trung vào các chỉ số đo lường về mối quan hệ của tổ chức với khách hàng, bao gồm sự hài lòng của khách hàng, tỷ lệ khách hàng trung thành, số lượng khách hàng mới và số lượng khách hàng bị mất đi. BSC giúp các tổ chức đánh giá chất lượng sản phẩm và dịch vụ của mình, tăng cường mối quan hệ với khách hàng và tăng cường sự trung thành của khách hàng. Nó cũng giúp tổ chức hiểu được các nhu cầu của khách hàng và phát triển các sản phẩm và dịch vụ phù hợp với nhu cầu đó…
4 lợi ích lớn nhất của mô hình BSC đối với doanh nghiệp
Lập kế hoạch chiến lược tốt hơn: BSC cung cấp một bộ khung thể hiện mối quan hệ nhân quả giữa các yếu tố mục tiêu với nhau, nghĩa là chúng đã đồng thuận với một chiến lược cốt lõi nhất định. Kết quả thực hiện các yếu tố mục tiêu này chính là các mảnh ghép để tạo ra một bức tranh hoàn chỉnh về chiến lược của doanh nghiệp bạn.
Cải thiện truyền thông doanh nghiệp: Khi đã có một bức tranh chiến lược hoàn chỉnh – tất cả chiến lược được “vẽ” trên một mặt giấy, bạn sẽ dễ dàng hơn để triển khai kế hoạch truyền thông doanh nghiệp, bao gồm cả truyền thông bên ngoài và truyền thông nội bộ. Mô hình BSC không những giúp đối tác và nhân viên của bạn hiểu rõ hơn về nội dung chiến lược mà còn có ấn tượng và dễ nhớ tới từng ưu điểm, nhược điểm,… của các thước đo bạn đang thực hiện.
Liên kết chặt chẽ các dự án khác nhau trong doanh nghiệp: Khi đã có bộ khung là mô hình BSC, mọi kế hoạch dự án nhỏ lẻ đều có nền móng và cơ sở chiến lược để dễ dàng xây dựng. Nhờ vậy, bạn có thể đảm bảo rằng toàn thể doanh nghiệp đang thống nhất đi chung một hướng mà không có dự án nào bị lãng phí cả.
Cải thiện hiệu suất báo cáo: BSC có thể được sử dụng để làm đề cương báo cáo tổng quan. Điều này giúp cho việc báo cáo trở nên nhanh chóng và gọn gàng hơn, với các nội dung tập trung được rõ nhất vào các vấn đề chiến lược quan trọng nhất.
Cung cấp các chỉ số đo lường hiệu quả để đánh giá hiệu quả của các hoạt động kinh doanh
Dựa vào mô hình BSC, các nhà quản lý doanh nghiệp có thể đánh giá được các bộ phận trong doanh nghiệp có thể tạo ra được các giá trị gì cho khách hàng hiện tại và tương lai; những yêu cầu về nâng cao khả năng nội bộ và sự đầu tư về con người, hệ thống và quá trình để cải tiến được hiệu quả kinh doanh trong tương lai.
BSC thường được áp dụng tại các tổ chức và doanh nghiệp có quy mô lớn và phức tạp, nhưng nó cũng có thể được sử dụng trong các tổ chức nhỏ hơn để đạt được các mục tiêu chiến lược, từ lãnh đạo cao nhất cho tới các nhân viên. BSC phục vụ tốt nhất cho việc xây dựng chiến lược và thực hiện. Các công ty có tính đổi mới thường sử dụng bảng điểm cân bằng BSC như một hệ thống quản lý mang tính chiến lược để quản lý chiến lược của họ về dài hạn. Tuy nhiên, có một số tình huống khi nên áp dụng BSC để đạt được hiệu quả tốt nhất.
Cụ thể là khi doanh nghiệp đang cần thay đổi chiến lược để đáp ứng với thị trường hoặc các thay đổi trong môi trường kinh doanh, BSC có thể giúp định hướng chiến lược và đo lường hiệu quả của các hoạt động kinh doanh. Khi doanh nghiệp muốn tập trung vào các chỉ tiêu chiến lược quan trọng, BSC có thể giúp doanh nghiệp tập trung vào các chỉ tiêu chiến lược quan trọng và đặt mục tiêu rõ ràng cho các hoạt động kinh doanh.
Khi doanh nghiệp muốn đo lường hiệu quả của các hoạt động kinh doanh, BSC cung cấp các chỉ số đo lường hiệu quả để đánh giá hiệu quả của các hoạt động kinh doanh. Điều này giúp các doanh nghiệp đánh giá các kết quả đạt được trong quá trình triển khai chiến lược và cải thiện hiệu quả của các hoạt động kinh doanh.
Khi doanh nghiệp muốn tăng cường sự phối hợp giữa các bộ phận, BSC giúp các bộ phận trong tổ chức làm việc cùng nhau để đạt được mục tiêu chung của tổ chức. Phương thức này cung cấp cho các bộ phận thông tin để họ có thể đưa ra các quyết định hợp lý và tương thích với chiến lược của tổ chức…
Hệ thống quản trị BSC thúc đẩy năng suất lao động
Lãnh đạo Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT) xác định việc triển khai công cụ BSC là rất cần thiết, nhằm thực hiện mục tiêu chiến lược chung của Tập đoàn thống nhất từ Tập đoàn đến các đơn vị và đến từng người lao động, đồng thời đảm bảo sự tăng trưởng và phát triển bền vững của Tập đoàn.
Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam xác định việc triển khai công cụ BSC là rất cần thiết để nâng cao năng suất, hiệu quả lao động
Không chỉ vậy, công cụ này còn có thể đánh giá được toàn diện kết quả hoạt động của từng đơn vị, từng cá nhân một cách định lượng. Do đó, kết quả thực hiện BSC được sử dụng làm căn cứ đánh giá xếp loại từng đơn vị, từng cá nhân để phân phối quỹ tiền lương, quỹ khen thưởng. Đây sẽ là động lực lớn để các đơn vị tự tìm các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động.
Hệ thống các chỉ số đo lường đánh giá kết quả hoạt động thực chất là chi tiết các mục tiêu trong bản đồ chiến lược của Tập đoàn. Các chỉ số đo lường, các mục tiêu của 4 viễn cảnh và mục tiêu chiến lược của Tập đoàn có mối quan hệ nhân quả với nhau, thực hiện được các chỉ số đo lường (KPI) sẽ đảm bảo thực hiện được mục tiêu cuối cùng.
Trên cơ sở này xác định trọng số của các chỉ số đo lường, thang điểm đánh giá kết quả thực hiện cho mỗi chỉ số, từ đó đánh giá kết quả thực hiện các chỉ tiêu và xếp loại các đơn vị. Kết quả triển khai BSC không chỉ nâng cao hiệu quả quản lý mà cả tính chuyên nghiệp cho công tác quản trị việc thực hiện các mục tiêu chiến lược của Tập đoàn.
Thông qua một hệ thống chỉ số đo lường thống nhất, có thể đánh giá toàn diện các mặt hoạt động của đơn vị, không chỉ bao gồm các chỉ tiêu định lượng được sức mạnh kinh tế của Tập đoàn mà còn bao gồm các chỉ tiêu có tác động gián tiếp nhưng cũng không kém phần quan trọng tác động đến hiệu quả hoạt động của Tập đoàn như: mức độ hiểu biết về văn hóa VNPT… điều này dẫn đến việc quản trị các mặt hoạt động của các đơn vị đi đúng mục tiêu chiến lược của Tập đoàn, tạo ra sự đồng lòng nhất trí đối với các đơn vị trong toàn Tập đoàn.
Theo hàng quý và đột xuất có những báo cáo đánh giá những ưu điểm, tồn tại trong quá trình triển khai để đề ra các giải pháp khắc phục trình Lãnh đạo Tập đoàn phê duyệt để áp dụng vào các kỳ giao kế hoạch BSC tiếp theo; Tổng kết và đưa ra những khuyến nghị từ kinh nghiệm các đơn vị thực hiện tốt để cho các đơn vị khác tham khảo, triển khai; và để đề xuất các giải pháp hỗ trợ đơn vị, từ đó giúp tăng năng suất lao động, đạt kết quả kinh doanh khả quan và góp phần vào kết quả tăng trưởng chung của Tập đoàn.
Mục tiêu nhằm xây dựng và phát triển VNPT thành Tập đoàn kinh tế nhà nước mạnh, năng động, hiệu quả, hiện đại có năng lực cạnh tranh ở trong nước và quốc tế; thực hiện tốt nhiệm vụ công ích; góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh. Đến năm 2025, trở thành Tập đoàn công nghệ lấy hạ tầng số, công nghệ số và dịch vụ số làm chủ đạo, sở hữu và khai thác nền tảng, hạ tầng trụ cột của hạ tầng số quốc gia, là nhà sáng tạo tiên phong nghiên cứu làm chủ công nghệ số và cung cấp hệ sinh thái số trong mọi lĩnh vực đời sống kinh tế xã hội, dựa trên thế mạnh về các nền tảng số, công nghệ lõi và an toàn an ninh mạng.
VNPT tiên phong phát triển và ứng dụng các công nghệ cốt lõi (ảo hóa hạ tầng, công nghệ điện toán đám mây, AI/Big Data...) để chuyển đổi mô hình mạng lưới viễn thông - công nghệ thông tin hướng tới việc cung cấp hạ tầng số, nền tảng cung cấp và kết nối hub - gateway, thông minh hóa sản xuất các sản phẩm dịch vụ số cho nền kinh tế số, chính phủ số và xã hội số. VNPT phấn đấu tổng doanh thu toàn Tập đoàn giai đoạn đến hết năm 2025 đạt 287.933 tỷ đồng, nộp ngân sách nhà nước toàn Tập đoàn giai đoạn đến hết năm 2025 đạt 26.046 tỷ đồng.
Để đứng vững và phát triển trong xu thế hội nhập và cạnh tranh hiện nay, rất cần một phương pháp đo lường hoạt động hiệu quả, thực thi thành công chiến lược đề ra, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất - kinh doanh. Công ty CP May Xuất khẩu Phan Thiết, tiền thân là công ty May mặc xuất khẩu Bình Thuận, được thành lập vào 01/1994, là một trong những công ty giữ vai trò quan trọng, trụ cột trong ngành dệt may của tỉnh Bình Thuận.
Từ một Xí nghiệp ban đầu chỉ có 250 lao động với 4 chuyền may, đến nay đã mở rộng lên 18 chuyền với số lao động trên 850 người. Hàng năm Công ty CP May Xuất khẩu Phan Thiết không ngừng đổi mới trang thiết bị nhằm đáp ứng yêu cầu của sản xuất, cũng như yêu cầu của thị trường.
Mô hình BSC của Công ty CP May Xuất khẩu Phan Thiết
Quy trình đo lường thành quả của công ty không đo lường được một cách toàn diện ở tất cả mọi mặt về tài chính và phi tài chính của hệ thống như về sự hài lòng khách hàng, quy trình nội bộ, hệ thống thông tin hay đội ngũ nhân viên, mà chủ yếu là đo lường về phương diện tài chính. Để đạt được thành công trong áp dụng BSC vào đo lường hiệu quả hoạt động, đòi hỏi sự hiểu rõ và đồng tâm của toàn bộ thành viên Công ty CP May Xuất khẩu Phan Thiết.
Đơn vị xây dựng các chỉ tiêu theo BSC tốt nhất sẽ chuyển tải được chiến lược một cách tối ưu hóa, có thể suy ra được chiến lược từ tập hợp các mục tiêu, thước đo của thẻ điểm cùng với những mối liên kết giữa chúng. Nhân viên Công ty cùng hành động gắn với việc làm đi đúng hướng với chiến lược và mục tiêu đề ra, lúc này dùng BSC để đo lường việc thực thi mục tiêu và chiến lược mới có hiệu quả. Việc gắn kết các thành viên trong một đơn vị hướng theo chiến lược đề ra cần được khuyến khích thông qua hệ thống động viên, khen thưởng. Công ty CP May Xuất khẩu Phan Thiết đã chú trọng việc liên kết thực hiện các mục tiêu chiến lược và các hình thức khen thưởng cho nhân viên.
Như vậy, mô hình BSC là một công cụ hữu ích trong việc thực hiện và quản lý chiến lược một cách hiệu quả, đã và đang được sử dụng rộng rãi trong nhiều doanh nghiệp lớn hiện nay.
Hà Tĩnh
Bình luận
Nổi bật
Áp dụng tiêu chuẩn ISO 15189 giúp bệnh viện nâng cao chất lượng xét nghiệm
sự kiện🞄Thứ tư, 20/11/2024, 15:01
(CL&CS)- Việc xây dựng và áp dụng tiêu chuẩn ISO 15189 trong xây dựng hệ thống quản lý chất lượng sẽ giúp đảm bảo cung cấp kết quả xét nghiệm một cách chính xác và tin cậy, nâng cao chất lượng khám bệnh, chữa bệnh của bệnh viện.
Triển khai ISO 22000:2018 giúp doanh nghiệp tiêu chuẩn hóa toàn bộ hoạt động quản lý sản xuất, kinh doanh
sự kiện🞄Thứ hai, 18/11/2024, 07:17
(CL&CS) - Hiện nay, ISO 22000:2018 được áp dụng nhiều tại các tổ chức, doanh nghiệp kinh doanh, hoạt động trong lĩnh vực thực phẩm và có liên quan đến thực phẩm, từ đó, giúp doanh nghiệp tiêu chuẩn hóa toàn bộ hoạt động quản lý sản xuất, kinh doanh.
4 bước triển khai đo lường năng suất tại doanh nghiệp
sự kiện🞄Thứ năm, 14/11/2024, 20:06
(CL&CS) - Để triển khai đo lường năng suất doanh nghiệp cần thực hiện qua 4 bước bao gồm: Chuẩn bị dữ liệu; Tính toán; Phân tích và cuối cùng là Cải tiến và duy trì.
anh đứcLorem ipsum dolor sit amet, consectetur adipisicing elit. Quis cum, ut esse cupiditate autem. Dolor est dolorem sunt, sequi omnis corporis cumque ratione accusamus ex deserunt, molestiae consequuntur natus beatae.