Thứ ba, 01/07/2025, 09:28 AM

Áp dụng TQM giúp nâng cao năng suất lao động, mở lối đi bền vững cho ngành đồ gia dụng Việt

(CL&CS) - Trong ngành sản xuất đồ gia dụng, với lĩnh vực cạnh tranh gay gắt cả về giá thành, mẫu mã và thời gian đưa sản phẩm ra thị trường thì năng suất lao động chính là thước đo sống còn. Hiện nay, ngày càng nhiều doanh nghiệp đã chủ động áp dụng các mô hình quản lý tiên tiến, trong đó nổi bật là TQM – Quản lý chất lượng toàn diện.

Những lưu ý dành cho doanh nghiệp khi triển khai TQM

TQM không đơn thuần là một công cụ kiểm tra chất lượng sản phẩm, mà là hệ thống quản lý toàn diện, xuyên suốt mọi khâu trong chuỗi giá trị doanh nghiệp từ thiết kế, mua sắm nguyên vật liệu, sản xuất, đến giao hàng và chăm sóc khách hàng. TQM đặt năng suất và chất lượng song hành, bởi chỉ khi mọi hoạt động đều được tối ưu và làm đúng ngay từ đầu thì mới giảm thiểu lãng phí, nâng cao tốc độ sản xuất và đảm bảo đầu ra đạt chuẩn, qua đó trực tiếp gia tăng năng suất lao động.

TQM

TQM có một số đặc điểm nổi bật mà doanh nghiệp cần đặc biệt lưu ý trong quá trình triển khai.

Lấy khách hàng làm trọng tâm: Trong khuôn khổ TQM, mọi hoạt động của doanh nghiệp, từ khâu thiết kế sản phẩm cho đến dịch vụ sau bán hàng, đều phải được định hướng nhằm đáp ứng và vượt qua kỳ vọng của khách hàng.

Quy trình rõ ràng: Một trong những nguyên tắc cốt lõi của TQM là khả năng xác định và khắc phục các điểm yếu trong quy trình làm việc, giúp đảm bảo rằng mọi công đoạn từ lúc chuẩn bị đến khi cung cấp dịch vụ đều đạt hiệu suất cao nhất. 

Để quy trình được diễn ra trơn tru và hiệu quả, mọi cá nhân tham gia đều cần được trang bị kiến thức và hiểu rõ nhiệm vụ của mình. Đồng thời, hỗ trợ trong việc liên tục theo dõi, phân tích và cải tiến các quy trình, nâng cao chất lượng và hiệu quả tổng thể của doanh nghiệp.

Có mối quan hệ chặt chẽ với các bộ phận: Sự hợp tác đồng bộ giữa các phòng ban như sản xuất, marketing và chăm sóc khách hàng đóng vai trò quyết định trong việc duy trì sự nhất quán về chất lượng sản phẩm và dịch vụ.

Khi các bộ phận này làm việc gắn kết với nhau giúp tránh tình trạng hoạt động rời rạc, tăng cường khả năng phát hiện và xử lý vấn đề một cách nhanh chóng. Điều này tạo nên một văn hóa doanh nghiệp nơi tất cả nhân viên đều nhận thức sâu sắc và đặt chất lượng lên hàng đầu, đồng thời hiểu rõ cách thức để đạt được điều đó.

Cách tiếp cận chiến lược:  Cách tiếp cận chiến lược của TQM bắt đầu bằng việc xác định rõ ràng các mục tiêu, sau đó tích hợp chặt chẽ các hoạt động cải tiến chất lượng vào chiến lược tổng thể. Sự liên kết này giúp đảm bảo rằng mọi nỗ lực cải tiến đều có đóng góp lâu dài vào sự phát triển bền vững của tổ chức.

Cải thiện không ngừng: Cải thiện không ngừng là một nguyên tắc cốt lõi trong TQM, tập trung vào việc liên tục tìm kiếm và thực hiện các cải tiến nhỏ trong mọi khía cạnh của hoạt động doanh nghiệp. Qua đó, nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ, thúc đẩy một môi trường làm việc tích cực.

Quyết định dựa trên dữ liệu: Trong TQM, mọi hoạt động đều được xây dựng trên nền tảng dữ liệu và bằng chứng rõ ràng, cho phép doanh nghiệp phân tích tình hình, đánh giá hiệu suất và nhận diện các cơ hội cải tiến một cách chính xác.

Việc thu thập, xử lý và ứng dụng dữ liệu có hệ thống không chỉ giúp phát hiện sớm các xu hướng và sự bất thường mà còn làm rõ các yếu tố có thể ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm hoặc dịch vụ.

Truyền thông hiệu quả: Truyền thông hiệu quả là nền tảng của mọi hoạt động cải tiến trong doanh nghiệp, đóng vai trò then chốt trong việc kết nối các phòng ban và cá nhân với nhau. Để đạt được mục tiêu này, doanh nghiệp cần đảm bảo rằng cả nhân viên và khách hàng đều được trang bị những công cụ và phương tiện phù hợp để duy trì sự kết nối thông tin liên tục.

Lợi ích dành cho doanh nghiệp

Thứ nhất là giảm chi phí: Phương pháp TQM nhằm mục đích ngăn chặn các sản phẩm hoặc dịch vụ bị lỗi, giảm thiểu lãng phí tài nguyên, như thời gian hoặc tiền bạc. TQM cũng làm giảm chi phí vì TQM khuyến khích các doanh nghiệp chỉ tạo ra các sản phẩm hoặc dịch vụ mà khách hàng hài lòng, tăng khả năng khách hàng sẽ mua thứ gì đó.

xk

Thứ hai là tăng năng suất: TQM cho phép các trưởng nhóm tạo ra các kế hoạch chiến lược, chi tiết, giúp các trưởng nhóm hướng dẫn nhóm của mình một cách dễ dàng. Điều này làm tăng năng suất vì mọi người đều biết họ nên làm gì.

Thứ ba là giảm các hoạt động dư thừa: Các nhóm có thể liên tục xem xét nhiệm vụ của mình để đảm bảo họ không thực hiện bất kỳ nhiệm vụ nào không cần thiết. Điều này đảm bảo họ không lãng phí bất kỳ tài nguyên nào và tăng hiệu quả.

Thứ tư là thúc đẩy đổi mới: TQM cho nhân viên nhiều tự do hơn để tự đưa ra những ý tưởng và giải pháp mới, thúc đẩy đổi mới. Điều này cũng có thể làm cho các thành viên trong nhóm cảm thấy được tham gia nhiều hơn và có giá trị hơn.

Thứ năm là khuyến khích cải tiến: Các nhóm phải thường xuyên xem xét công việc và quy trình của họ để tìm kiếm những cách mới để cải thiện. Điều này khuyến khích cải tiến liên tục trong mọi khía cạnh của doanh nghiệp, chẳng hạn như văn hóa công ty, quy trình, dịch vụ và sản phẩm.

Thứ sáu là tạo điều kiện giao tiếp hiệu quả: TQM thúc đẩy giao tiếp cởi mở giữa tất cả nhân viên để đảm bảo mọi người đều nắm bắt những gì đang diễn ra trong công ty. Điều này có thể cải thiện hiệu quả và cải thiện văn hóa công ty.

Thứ bảy là tăng tinh thần của nhân viên: Khi nhân viên có nhiều tự do hơn và có thể đổi mới, họ thường hài lòng hơn với công việc của mình. Sự hài lòng trong công việc có thể dẫn đến tỷ lệ nghỉ việc thấp hơn và năng suất cao hơn.

Thứ tám là cải thiện sự hài lòng của khách hàng: TQM yêu cầu các công ty thường xuyên khảo sát khách hàng của họ để đảm bảo họ hài lòng. Các công ty có thể sử dụng phản hồi này để tạo ra các sản phẩm hoặc dịch vụ được cải thiện.

Thương hiệu lớn áp dụng thành công 

Tại Việt Nam, việc áp dụng TQM vào ngành đồ gia dụng ngày càng cho thấy hiệu quả rõ nét. Một trong những minh chứng tiêu biểu là Công ty Cổ phần Tập đoàn Sunhouse – thương hiệu lớn trong lĩnh vực sản xuất nồi cơm điện, bếp từ, chảo chống dính, máy lọc nước... Giai đoạn trước năm 2020, Sunhouse từng đối mặt với nhiều khó khăn trong kiểm soát lỗi phát sinh trong dây chuyền, dẫn đến năng suất lao động không ổn định. Trong một ca sản xuất kéo dài 8 tiếng, có những phân xưởng chỉ đạt 60–65% công suất thiết kế vì tốn nhiều thời gian sửa lỗi hoặc kiểm tra cuối cùng.

6

Việc áp dụng TQM vào ngành đồ gia dụng ngày càng cho thấy hiệu quả rõ nét

Nhận thấy mô hình sản xuất truyền thống không còn phù hợp, từ năm 2021, Sunhouse triển khai chương trình cải tiến năng suất theo hướng tích hợp TQM. Doanh nghiệp bắt đầu bằng việc phân tích toàn bộ chuỗi sản xuất, xác định những điểm nghẽn gây lãng phí thời gian và công sức. Nhờ sự hỗ trợ từ chuyên gia năng suất trong và ngoài nước, Sunhouse tiến hành chuẩn hóa quy trình làm việc, loại bỏ các thao tác thừa, đồng thời áp dụng phương pháp kiểm soát chất lượng tại nguồn – nghĩa là mỗi công nhân đều có trách nhiệm kiểm tra sản phẩm của mình trước khi chuyển sang công đoạn tiếp theo.

Không dừng lại ở đó, doanh nghiệp còn thiết lập hệ thống phản hồi nội bộ nhanh, cho phép mỗi bộ phận kịp thời xử lý các vấn đề phát sinh theo thời gian thực. Song song với đó là việc tăng cường đào tạo cho người lao động về kỹ năng phân tích lỗi, kỹ thuật thao tác chuẩn và cách sử dụng bảng kiểm tra chất lượng. Nhờ những thay đổi này, chỉ trong 12 tháng, năng suất lao động tại nhà máy chính ở Hà Nam đã tăng hơn 20%, trong khi tỷ lệ sản phẩm lỗi giảm 60%. Mức độ hài lòng của khách hàng cũng tăng đáng kể, tạo động lực để mở rộng thị phần trong và ngoài nước.

222

Sunhouse đã sẵn sàng cho những bước chuyển mình mang tính lịch sử kế tiếp

Bước vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc, với sứ mệnh của Tập đoàn sản xuất, xuất khẩu gia dụng hàng đầu Việt Nam, Sunhouse đã sẵn sàng cho những bước chuyển mình mang tính lịch sử kế tiếp. Giá trị “ Make in Vietnam” kiến tạo trong suốt 25 năm là bệ phóng để Sunhouse giữ vững vị thế thương hiệu quốc gia, đưa chất Việt bứt tốc toàn cầu, thiết lập chỗ đứng của Việt Nam trên bản đồ sản xuất gia dụng thế giới.

Ông Nguyễn Xuân Phú - Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Sunhouse cho biết, vượt ra khỏi gian bếp, sau 25 năm, một hệ sinh thái sản phẩm thông minh, tiện dụng, chuẩn quốc tế của Sunhouse đã được mở rộng không ngừng, từ máy lọc nước RO UltraX, nồi chiên không dầu, quạt điện APEX đến quạt điều hòa, thiết bị chiếu sáng… Mỗi sản phẩm là kết tinh của trí tuệ Việt, đại diện năng lực tiên phong trong nghiên cứu và sản xuất, làm chủ công nghệ của doanh nghiệp Việt, góp phần nâng tầm chất lượng sống bằng những chuẩn mực hiện đại, tiện nghi, bền vững.

ô phú

Ông Nguyễn Xuân Phú - Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Sunhouse

Chiếm trọn niềm tin của người tiêu dùng, Sunhouse tự hào trở thành thương hiệu gia dụng Việt Nam duy nhất được vinh danh Thương hiệu Quốc gia 8 năm liên tiếp. Sunhouse cũng nhiều năm liền đạt danh hiệu Hàng Việt Nam Chất Lượng Cao do người tiêu dùng bình chọn, đạt giải thưởng Tech Awards - đại diện cho sản phẩm, giải pháp tiên phong ứng dụng công nghệ hàng đầu. Với vị thế tập đoàn gia dụng top 1 về quy mô và năng lực sản xuất, Sunhouse cũng nằm trong Top 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam, thể hiện vai trò chủ lực trong nền kinh tế.

Từ một doanh nghiệp nội địa non trẻ ra đời năm 2000, giữa làn sóng hội nhập và mở cửa của Việt Nam, Sunhouse đã từng bước vượt qua nhiều giai đoạn thử thách từ khủng hoảng tài chính toàn cầu, dịch bệnh, đến cạnh tranh quốc tế khốc liệt để xây dựng hệ sinh thái sản phẩm đa dạng, tiên phong công nghệ, thân thiện môi trường và phục vụ hàng triệu gia đình Việt.

2

Sunhouse đang tiên phong phát triển các dòng sản phẩm mang lại trải nghiệm sức khỏe, tiện nghi, bằng việc nghiên cứu và ứng dụng công nghệ tiên tiến, đảm bảo chất lượng cao, an toàn, thân thiện với môi trường. Nhằm đẩy mạnh xuất khẩu nâng tầm năng lực OEM, Sunhouse đặt mục tiêu trở thành thương hiệu OEM số 1 tại khu vực trong lĩnh vực sản xuất gia dụng...

Để hiện thực hóa mục tiêu trở thành Thương hiệu quốc gia, chuẩn quốc tế,  Sunhouse  thiết lập các trụ cột chiến lược đến từ năng lực sản xuất, đầu tư nghiên cứu và phát triển, ứng dụng công nghệ lõi và am hiểu thị trường. Hệ thống 10 nhà máy có quy mô hơn 100.000m², áp dụng các công nghệ tự động hóa hiện đại, cho phép  Sunhouse cung ứng hơn 80 triệu sản phẩm mỗi năm. Các dây chuyền tiên tiến như sơn tự động, hàn đáy bằng công nghệ impact bonding hay ép full induction tạo dựng lợi thế vượt trội về khả năng làm chủ công nghệ lõi.

Đặc biệt, nhà máy Sunhouse Technologies – được xây dựng theo tiêu chuẩn nhà cung cấp cấp 1 của các tập đoàn điện tử lớn như LG, Samsung – sở hữu 10 line SMT nhập khẩu từ Hàn Quốc, có thể sản xuất 2 triệu linh kiện điện tử mỗi tháng, là minh chứng cho chiến lược đầu tư bài bản và dài hạn của Sunhouse vào công nghệ.

Một trường hợp thành công khác là Công ty TNHH Elmich Việt Nam, doanh nghiệp chuyên sản xuất đồ gia dụng cao cấp như nồi inox, ấm siêu tốc, máy xay sinh tố... Trước đây, Elmich gặp khó khăn khi mở rộng sản xuất do năng suất lao động không đồng đều giữa các tổ sản xuất, trong khi yêu cầu thị trường ngày càng khắt khe. Từ năm 2022, Elmich quyết định đưa TQM trở thành chiến lược trung tâm để cải thiện hiệu suất lao động.

Elmich_1-4e282

TQM khuyến khích cải tiến nhỏ hàng ngày từ chính người lao động

Điều đầu tiên Elmich làm là thay đổi tư duy quản trị, năng suất không chỉ phụ thuộc vào máy móc mà còn nằm ở con người và quy trình. Doanh nghiệp triển khai hệ thống đánh giá hiệu quả công việc dựa trên dữ liệu thực tế, áp dụng mô hình Kaizen song song với TQM để khuyến khích cải tiến nhỏ hàng ngày từ chính người lao động. Công nhân không còn chỉ làm việc theo lệnh, mà được đào tạo để nhận diện vấn đề, đưa ra sáng kiến và phản hồi trực tiếp về chất lượng và tiến độ. Kết quả là sau hai năm triển khai, năng suất lao động tại nhà máy chính của Elmich tại KCN Quang Minh (Hà Nội) đã tăng 25%, trong khi tỷ lệ vắng mặt không lý do của người lao động giảm mạnh.

Bài học từ Sunhouse và Elmich cho thấy, TQM chính là chìa khóa để mở ra "vùng tăng trưởng hiệu quả" – nơi mà mỗi giờ làm việc, mỗi thao tác đều mang lại giá trị thực chất. Trong khi nhiều doanh nghiệp vẫn tập trung đầu tư máy móc mà bỏ quên yếu tố quản lý vận hành, thì những đơn vị tiên phong áp dụng TQM đã chứng minh rằng năng suất lao động không đến từ đầu tư đơn lẻ, mà là sự tích hợp đồng bộ giữa con người – quy trình – công nghệ.

Năm 2025, ngành đồ gia dụng Việt Nam đang có những cơ hội bứt phá chưa từng có khi nhu cầu nội địa tăng cao, đồng thời xuất khẩu sang các thị trường phát triển như EU, Nhật Bản, Mỹ ngày càng rộng mở. Tuy nhiên, để đáp ứng các tiêu chuẩn cao và khối lượng lớn, doanh nghiệp không thể chỉ dựa vào nỗ lực thủ công, mà phải chuyển mình theo hướng quản trị hiện đại. TQM chính là lời giải phù hợp nhất trong bối cảnh đó – không chỉ giúp tăng năng suất lao động, mà còn củng cố hệ thống vận hành toàn diện, ngăn ngừa sai lỗi từ gốc và duy trì sự cải tiến liên tục.

Hiện nay, Ủy Ban Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng Quốc gia cũng đang triển khai các chương trình hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ áp dụng TQM thông qua Dự án năng suất quốc gia giai đoạn 2021–2030. Theo thống kê sơ bộ, thời gian qua, hơn 60 doanh nghiệp ngành sản xuất đồ gia dụng đã được tiếp cận, tập huấn và tư vấn về mô hình TQM. Trong đó, các doanh nghiệp tích cực triển khai như Sunhouse, Elmich, Goldsun, Happy Cook... đều ghi nhận mức tăng năng suất lao động trung bình từ 15–30% trong năm đầu tiên – một con số rất đáng khích lệ.

Hành trình áp dụng TQM không hề đơn giản, đòi hỏi sự cam kết từ lãnh đạo cao nhất, sự đồng lòng của toàn bộ nhân sự và đầu tư nghiêm túc vào đào tạo, đánh giá, cải tiến. Không thể có một doanh nghiệp “năng suất cao” nếu thiếu một tổ chức “quản lý tốt” và “văn hóa chất lượng” bền vững. Tuy nhiên, nếu kiên trì, TQM không chỉ nâng cao năng suất lao động mà còn giúp doanh nghiệp xây dựng lợi thế cạnh tranh dài hạn – điều mà bất kỳ doanh nghiệp Việt nào cũng cần nếu muốn đứng vững và vươn xa trong kỷ nguyên toàn cầu hóa.

Và trong năm 2025, với quyết tâm đổi mới của cộng đồng doanh nghiệp, cùng sự hỗ trợ từ chính sách quốc gia, Việt Nam hoàn toàn có thể kỳ vọng vào một thế hệ doanh nghiệp đồ gia dụng năng suất cao, chất lượng tốt, mang bản sắc Việt ra thế giới.

Nguyễn Liên

Bình luận

Nổi bật

Áp dụng TQM giúp nâng cao năng suất lao động, mở lối đi bền vững cho ngành đồ gia dụng Việt

Áp dụng TQM giúp nâng cao năng suất lao động, mở lối đi bền vững cho ngành đồ gia dụng Việt

sự kiện🞄Thứ ba, 01/07/2025, 09:28

(CL&CS) - Trong ngành sản xuất đồ gia dụng, với lĩnh vực cạnh tranh gay gắt cả về giá thành, mẫu mã và thời gian đưa sản phẩm ra thị trường thì năng suất lao động chính là thước đo sống còn. Hiện nay, ngày càng nhiều doanh nghiệp đã chủ động áp dụng các mô hình quản lý tiên tiến, trong đó nổi bật là TQM – Quản lý chất lượng toàn diện.

Lean giúp doanh nghiệp nâng cao năng suất, giảm chi phí sản xuất

Lean giúp doanh nghiệp nâng cao năng suất, giảm chi phí sản xuất

sự kiện🞄Thứ sáu, 27/06/2025, 16:33

(CL&CS) - Trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu ngày càng cạnh tranh và yêu cầu khắt khe về chất lượng và thời gian, việc áp dụng các công cụ quản lý hiệu quả như Lean trong ngành công nghiệp dệt may đã trở thành một yếu tố then chốt để nâng cao năng suất và giảm chi phí.

Dược Hậu Giang triển khai các công cụ giúp nâng cao năng suất, tăng chất lượng sản phẩm

Dược Hậu Giang triển khai các công cụ giúp nâng cao năng suất, tăng chất lượng sản phẩm

sự kiện🞄Thứ năm, 26/06/2025, 15:27

(CL&CS) - Trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu đang chuyển mình mạnh mẽ dưới áp lực đổi mới công nghệ, yêu cầu ngày càng cao về chất lượng sản phẩm và sự cạnh tranh khốc liệt trên thị trường dược phẩm, câu chuyện tăng năng suất đi đôi với đảm bảo chất lượng đang trở thành trục xuyên suốt trong chiến lược phát triển của nhiều doanh nghiệp Việt Nam. Và Công ty Cổ phần Dược Hậu Giang (DHG Pharma) là một trong những đơn vị điển hình triển khai các công cụ tăng năng suất đạt hiệu quả và phát triển bền vững.