Văn hóa và Đời sống
Thứ sáu, 12/04/2024, 23:29 PM

Anh hùng pháo binh tự vận hành khẩu sơn pháo 75mm trong chiến dịch Điện Biên Phủ lịch sử, 5 lần được gặp mặt Bác Hồ

Hình ảnh chiến sĩ pháo binh Phùng Văn Khầu tự vận hành một khẩu sơn pháo 75mm đã trở thành một dấu ấn khó quên trong Chiến dịch Điện Biên Phủ.

Chàng pháo binh dũng cảm và trận chiến ở đồi E1

Phùng Văn Khầu sinh năm 1930, dân tộc Nùng, quê ở xã Đức Hùng, huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng. Bố mẹ Phùng Văn Khầu mất sớm, năm lên 8 tuổi ông đã phải đi ở đợ. Năm 10 tuổi, ông thoát ly tham gia Việt Minh, tham gia hoạt động ở địa phương. Tháng 12/1949, Phùng Văn Khầu xung phong nhập ngũ, được biên chế vào Binh chủng Pháo binh, Trung đoàn 675.

Vợ chồng Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân Phùng Văn Khầu hồi trẻ

Vợ chồng Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân Phùng Văn Khầu hồi trẻ

Vốn dĩ không biết chữ, không biết sử dụng máy ngắm thế nên, đối với ông, những ngày đầu tại Binh chủng Pháo binh là những ngày khó khăn nhất trong quân ngũ. Không còn cách nào khác, ông chỉ còn cách ngắm bắn qua nòng bằng mắt thường. Ban đầu ước lượng bằng mắt, ông bắn toàn trượt. Tập mãi rồi cũng quen, ông ngắm qua nòng không thua gì ngắm máy.

Từ đó đến năm 1954, ông đã tham gia 7 chiến dịch lớn, đánh hàng chục trận. Khênh pháo vận động giỏi, chuyển đạn, thao tác pháo nhanh, trận đánh nào ông cũng hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao

Tháng 3/1954, ông được giao nhiệm vụ bắn phá đồi E1 trong trận quyết chiến chiến lược Điện Biên Phủ. Đại đội của ông có 3 khẩu đội (mỗi khẩu đội 9 người) được cấp 3 khẩu sơn pháo 75mm, mỗi khẩu nặng gần 500kg, tầm bắn xa nhất là 6km.

Khẩu đội pháo 75mm của Phùng Văn Khầu bắn yểm trợ cho bộ binh tấn công tiêu diệt địch trong Chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954

Khẩu đội pháo 75mm của Phùng Văn Khầu bắn yểm trợ cho bộ binh tấn công tiêu diệt địch trong Chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954

Chiều ngày 30/3/1954, đồng chí chỉ huy khẩu đội tiêu diệt 4 lô cốt địch tại đồi E1. Bằng 22 quả đạn đều trúng mục tiêu, khẩu đội của ông đánh sập cả bốn lô cốt, tiết kiệm được 8 viên đạn so với chỉ tiêu mà cấp trên giao, góp phần tích cực tiêu diệt sinh lực địch tại đồi này.

Khi nhận nhiệm vụ chuyển sang phòng ngự, ông đã cùng anh em khẩn trương, tích cực đào trận địa để yểm trợ các mũi tấn công của bộ binh. Suốt 35 ngày đêm, mặc dù pháo binh địch bắn phá ác liệt, có lúc tiểu đội chỉ còn hai người, bản thân nhiều lần bị thương, nhưng ông vẫn luôn kiên cường bám trận địa, tích cực tiến công địch, chi viện đắc lực cho bộ binh chiến đấu ở các điểm cao 203, 207, 507 và đồi C.

Ngày 23/4/1954, quân Pháp mở đợt phản công lớn nhằm chiếm lại đồi E1. Hỏa lực Pháp đánh sập hầm ngụy trang của 2 khẩu sơn pháo, 18 đồng đội của ông hy sinh và bị thương, chỉ còn 1 khẩu đội của ông là còn chiến đấu được. Sau một lúc, khẩu đội sơn pháo của ông cũng bị trúng hỏa lực địch, bị hy sinh hoặc bị thương gần hết, bản thân Phùng Văn Khầu vừa làm pháo thủ ngắm bắn, vừa quan sát mục tiêu và điểm nổ để điều chỉnh, liên tiếp bắn trúng hai khẩu pháo 105mm và một khẩu đại liên của địch.

Khẩu pháo 75mm của khẩu đội Phùng Văn Khầu sử dụng trong Chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954. Ảnh: Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam

Khẩu pháo 75mm của khẩu đội Phùng Văn Khầu sử dụng trong Chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954. Ảnh: Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam

Nhiều lúc bị sức ép ngất đi, tỉnh dậy ông lại tiếp tục chiến đấu. Khi bộ binh yêu cầu chi viện, chỉ một phát đạn đầu đồng chí đã bắn trúng mục tiêu, dập tắt hỏa điểm địch, tạo điều kiện cho bộ binh xông lên chiếm lĩnh trận địa. Tính chung trong thời gian phòng ngự ở đồi E với một khẩu sơn pháo 75mm, Phùng Văn Khầu đã phá hủy 5 pháo 105 ly, 6 đại liên, 1 lô cốt, 1 kho đạn, diệt hàng trăm tên địch, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chi viện cho bộ binh chiến đấu thắng lợi.

Được phong tặng danh hiệu Anh hùng LLVTND, 5 lần gặp Bác Hồ

Cuộc đời anh hùng Phùng Văn Khầu đã vinh dự được gặp Bác Hồ 5 lần và được Bác quan tâm dặn dò. Thế nhưng, có lẽ lần gặp Bác ngày 30/8/1969 để lại cho ông nhiều nỗi niềm và trăn trở.

Ngày hôm đó, ông âm thầm lặn lội từ trận địa Quảng Trị ra thủ đô để dự một sự kiện đặc biệt: Quốc khánh. Ông cũng được gặp Bác Hồ lần cuối khi Bác đã hôn mê. Và trước các đồng chí trong Bộ Chính trị bên giường Bác, ông đã không nín được gọi to hai tiếng “Bác ơi” Rồi ngất lịm. Rồi ông như chết lặng trong ngày Quốc khánh, bởi đến hôm sau (3/9/1969) Đảng và Nhà nước ta mới công bố Bác mất. Sau đó người lính nhất mực trung thành lại lầm lũi trở lại chiến trường.

Anh hùng LLVT nhân dân Phùng Văn Khầu

Anh hùng LLVT nhân dân Phùng Văn Khầu

Năm 1986, ông về hưu với quân hàm Đại tá, trú quán tại số 4 ngõ 24, phố Thanh Vị, phường Sơn Lộc, thị xã Sơn Tây, tỉnh Hà Sơn Bình (nay là phường Sơn Lộc, thị xã Sơn Tây, Hà Nội).

Sau khi về hưu, ông vẫn tham gia các công tác xã hội và xông xáo trên mặt trận mới - chống tiêu cực. Ông cùng các đồng chí khác đã làm sáng tỏ những sai trái của một số cán bộ địa phương biến chất, giúp Nhà nước thu về hàng chục tỉ đồng, đòi lại sự công bằng cho người dân.

Trong suốt sự nghiệp quân ngũ của mình, ông đã được tặng thưởng một Huân chương Chiến công hạng Nhì, hai Huân chương Chiến công hạng Ba, 7 lần được Đại đoàn và Trung đoàn khen thưởng, hai lần là Chiến sĩ thi đua Đại đoàn. Năm 1955, ngay sau khi kết thúc chiến dịch Điện Biên Phủ, ông đã vinh dự được Nhà nước tặng thưởng Huân chương Quân công hạng Ba và danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân.

Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân Phùng Văn Khầu từ trần ngày 25/8/2021 tại nhà riêng, hưởng thọ 91 tuổi.

Tham khảo:
- Anh hùng Phùng Văn Khầu, người chiến binh một mình bắn sơn pháo trong Chiến dịch Điện Biên Phủ - Bảo tàng Lịch sử Quốc gia (06/05/2014)
- Anh hùng Phùng Văn Khầu và trận chiến đấu ở đồi E1 - Báo Quân đội nhân dân (05/04/2024)

Nam Trần

Bình luận

Nổi bật

Chuyện lạ ở ngôi làng trông bình dị nhưng cư dân toàn người giàu có, nườm nượp siêu xe tiền tỷ, đồ hiệu bán giá rẻ

Chuyện lạ ở ngôi làng trông bình dị nhưng cư dân toàn người giàu có, nườm nượp siêu xe tiền tỷ, đồ hiệu bán giá rẻ

sự kiện🞄Thứ hai, 29/04/2024, 10:27

Nếu chỉ nhìn vẻ ngoài, nhiều người chắc chắn sẽ bất ngờ bởi giá đất đắt đỏ và sự giàu có của ngôi làng nhỏ này.

Gia đình duy nhất sử Việt 3 đời đỗ Trạng Nguyên: Ông - con - cháu đều tài năng xuất chúng, có khả năng làm 100 bài thơ liền lúc

Gia đình duy nhất sử Việt 3 đời đỗ Trạng Nguyên: Ông - con - cháu đều tài năng xuất chúng, có khả năng làm 100 bài thơ liền lúc

sự kiện🞄Thứ hai, 29/04/2024, 10:26

Sau ba đời Trạng nguyên, dòng họ này thời sau cũng liên tục xuất hiện nhiều nhà khoa bảng nổi tiếng.

Vì sao cung nữ thời xưa bắt buộc phải nằm nghiêng, không được duỗi chân khi đi ngủ? Lý do đằng sau rất 'trái ngang'

Vì sao cung nữ thời xưa bắt buộc phải nằm nghiêng, không được duỗi chân khi đi ngủ? Lý do đằng sau rất 'trái ngang'

sự kiện🞄Chủ nhật, 28/04/2024, 19:26

Cung nữ thời xưa luôn phải nằm nghiêng khi ngủ dù trong hoàn cảnh nào. Khi tìm hiểu lý do thực sự, nhiều người không khỏi phẫn nộ.