An Thuyên - Nặng lòng với âm nhạc từ thuở thiếu thời
(NTD) – Dường như là số phận, chỉ vọn vẹn chưa đầy 1 tháng, hàng loạt tin buồn đến với làng nhạc Việt Nam. Nhạc sĩ An Thuyên cũng là một cái tin buồn ấy.
Những người yêu nhạc Việt Nam đã phải nói lời vĩnh biệt với những nghệ sĩ tài hoa của nền âm nhạc Việt. Hai cây đại thụ - nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu, Phan Nhân đã cùng ra đi trong cùng một ngày, để lại niềm tiếc thương trong lòng công chúng.
Giờ đây, các giả “Ca dao em và tôi” – Nhạc sĩ An Thuyên trở về với đất mẹ sau một cơn nhồi máu cơ tim, trút hơi thở cuối cùng vào lúc 17h45 ngày 3.7 tại Bệnh viện Quân y 108 (Hà Nội).
Tiểu sử nhạc sĩ An Thuyên
Nhạc sĩ An Thuyên sinh ra và lớn lên ở làng Kẻ Đáy, thôn Quỳnh Kim, Quỳnh Lưu, Nghệ An. Nhạc sĩ từng kể về nơi mình sinh ra: đó là một miền quê nghèo khó, cuộc sống mẹ cha lam lũ, tuổi thơ ngày ngày ăn cơm độn khoai, mà khoai vốn thường nhiều hơn cơm. Thế nhưng, chính quê hương - mảnh đất dân ca trù phú - đã nuôi dưỡng tâm hồn nhạc sĩ. Chàng trai An Thuyên năm 11 tuổi đã thổi sáo, kéo nhị cho mọi người trong nhà hát. Những khúc ví, giặm mang cả cuộc sống, nỗi lòng con người xứ Nghệ như dòng sữa nuôi lớn tâm hồn ông từ những năm tháng tuổi thơ.
![]() |
Nhạc sĩ An Thuyên - Người ngệ sĩ với những năm làm việc và cống hiến hết mình cho nghệ thuật |
Từ năm 1967, An Thuyên công tác ở ty Văn hoá Nghệ An. Công việc giúp ông có điều kiện gắn bó, tìm hiểu sâu sát hơn về những làn điệu dân ca quê mình. Trong vòng năm năm, ông cùng đoàn nhạc sĩ của Viện nghiên cứu Âm nhạc đi dọc dải sông Lam, ghi chép, sưu tầm dân ca Nghệ Tĩnh. Những làn điệu đó lại càng ngấm vào người An Thuyên, trở thành một phần máu thịt.
Trong suốt những năm làm việc và cống hiến hết mình cho nghệ thuật, nhạc sĩ An Thuyên đã để lại một gia tài đồ sộ, gồm nhiều ca khúc mang âm hưởng ca dao ngọt ngào như Em chọn lối này, Đêm nghe hát đò đưa nhớ Bác, Hành quân lên Tây Bắc, Thơ tình của núi, Chín bậc tình yêu, Huế thương, Neo đậu bến quê, Ca dao em và tôi, Chiều sông Thương…
Ngoài các ca khúc đề tài quê hương, nhạc sĩ An Thuyên cũng được biết tới với những sáng tác về Hồ Chí Minh, cách mạng.
Trong sự nghiệp của mình, nhạc sĩ An Thuyên đạt nhiều giải thưởng ở thể loại ca khúc như Tiếng đàn balalaica trên sông Đà (phỏng thơ Quang Huy) - Giải Nhất cuộc thi ca khúc toàn quốc năm 1985, Khi xe tăng qua miền Quan họ (1985), Mẹ Việt Nam anh hùng (1995) - Giải Nhất của Bộ Văn hóa - Thông tin và Hội Nhạc sĩ Việt Nam, Chín bậc tình yêu - Giải Nhì Hội Nhạc sĩ Việt Nam.
Những tác phẩm để đời
An Thuyên bắt đầu sáng tác từ năm 1972, với nhạc phẩm Em chọn lối này. Từ đó trở đi, các ca khúc đều đặn ra đời. Phần lớn sáng tác nổi tiếng của nhạc sĩ mang đậm âm hưởng dân ca xứ Nghệ. Ông trở thành một trong những nghệ sĩ thành công khi khai thác, vận dụng vốn âm nhạc dân gian.
Trong những ca khúc chủ đề quê hương của ông, Neo đậu bến quê được cho là nổi tiếng nhất. Bài hát như sự rút lòng của nhạc sĩ về tình yêu quê hương. Dù viết bằng âm hưởng dân ca xứ Nghệ, tình quê hương trong bài hát rất cụ thể, khiến mỗi người con đất Việt khi đi xa nghe được đều rưng rưng xúc động. Quê hương trong An Thuyên là khúc sông, con đò, bãi ngô, là giọng đò đưa thân thuộc. Neo đậu bến quê như bước chân của người con lâu ngày đi xa, trở về chốn cũ, bước xuống con đò tuổi thơ tìm lại một phần ký ức. Thời gian trôi, chỉ có "người xưa xa vắng", lòng người trải bao cay đắng. Nhưng vẫn còn đây lối cũ, sông quê, bao dung cho tâm hồn tha hương trở về neo đậu. Ca khúc ra đời năm 1993. Nhạc sĩ An Thuyên từng chia sẻ đó là thời gian ông bắt đầu trải nghiệm những đắng cay của cuộc đời, chỉ muốn được trở về tắm mát trong dòng sông quê
Ca dao em và tôi cũng là ca khúc tràn ngập âm hưởng dân ca Nghệ Tĩnh, về chuyện tình "với người con gái tôi yêu nơi làng quê". Giai điệu trữ tình với những ca từ đầy chất thơ khiến ca khúc trở thành một trong những tác phẩm viết về tình yêu lứa đôi gắn với quê hương hay nhất. Chàng trai trong bài hát mang tâm hồn lãng mạn, si tình cùng sự chân chất, mộc mạc của những con người miền Trung, dù cuộc sống vất vả vẫn sẵn lòng làm tất cả vì người anh yêu: "Cắt nửa vầng trăng/ Cắt nửa vầng trăng tôi làm con đò nhỏ/ Chặt đôi câu thơ/ Bẻ đôi câu thơ/ Tôi làm mái chèo lướt sóng/ Đưa tôi về/ Đưa tôi về với người tôi yêu". Ca khúc được nhạc sĩ ủ ấp 10 năm mới hoàn thành, xuất phát từ nỗi ám ảnh của ông về cuộc tình của chàng Trương Chi dành cho công chúa Mị Nương trong truyền thuyết.
Không chỉ viết về quê mình, nhạc sĩ An Thuyên còn có những ca khúc hay về những miền đất khác như Huế thương, Chiều sông Thương, Hà Nội tình yêu tôi, Khi xe tăng qua miền Quan họ, Thơ tình của núi, Chín bậc tình yêu... Trong đó đều chứa đựng tình yêu gia đình, tình yêu trai gái, tình yêu dành cho quê hương nói chung.
Ngoài các ca khúc đề tài quê hương, nhạc sĩ An Thuyên cũng được biết tới với những sáng tác về Hồ Chí Minh. Ca khúc Đêm nghe hát đò đưa nhớ Bác - tác phẩm nổi tiếng của An Thuyên - ra đời năm 1974 khi nhạc sĩ mới 24 tuổi. Khi đó, Chủ tịch Hồ Chí Minh qua đời được năm năm nhưng trái tim người nhạc sĩ khôn nguôi cảm giác mất mát lớn. Hình ảnh Hồ Chủ tịch thời thơ ấu được tái hiện cùng không khí hát phường vải của Làng Sen, Kim Liên, Nam Đàn, kết nối bằng những làn điệu ví, giặm, điệu hát ru xứ Nghệ... Ca khúc đậm chất dân ca được ca sĩ Lệ Thanh ở Đoàn Văn nghệ xung kích Tỉnh đội Nghệ An thể hiện, sau đó đến với công chúng cả nước qua giọng hát của NSND Thanh Hoa, trên sóng Đài Tiếng nói Việt Nam.
Nhạc sĩ An Thuyên ra đi – để lại nhiều thương xót trong giới nghệ sĩ
Ngay khi biết tin, ca sĩ Lê Xuân Hảo, học trò nhạc sĩ An Thuyên, hiện công tác tại Đại học Văn hóa Nghệ thuật Hà Nội, không nén được đau buồn. Anh chia sẻ: "Chiều nay, sau khi thầy mất được vài phút, ca sĩ Phương Thảo gọi điện cho tôi. Lúc đó, tôi sốc tới mức không nói được lời nào, thực sự rất buồn. Tới giờ, hình ảnh thầy vẫn luôn trong tâm trí. Tôi thuộc lứa học sinh của thầy từ năm 2001, được thầy dìu dắt, dạy bảo rất nhiều trong công việc và cuộc sống, từ khi còn là một cậu học trò tới khi làm thầy giáo. Với tôi, nhạc sĩ An Thuyên là người thầy, người cha tận tâm. Ông là một người rất giỏi, đã gây dựng nên trường Đại học Văn hóa Nghệ thuật Quân đội, từ trung cấp lên cao đẳng và giờ là đại học. Bên thầy, tôi luôn có cảm giác, mình học bao nhiêu cũng không đủ kiến thức". Lê Xuân Hảo cho biết, anh đã thông báo với các đồng nghiệp để tới nhà chia buồn, cùng gia đình lo hậu sự cho nhạc sĩ An Thuyên.
Cùng chung tâm trạng, ca sĩ Trọng Tấn trải lòng: "Tôi sốc và bất ngờ khi nhận được tin. Dù chú nghỉ làm quản lý vài năm nhưng vẫn còn khỏe. Dẫu vậy, sức khỏe là điều không biết trước. Thời tiết những ngày qua lại luôn nắng nóng, khắc nghiệt dễ gây tăng huyết áp, nhồi máu cơ tim. Sự ra đi bất ngờ của nhạc sĩ là nỗi đau, sự mất mát quá lớn. Công chúng yêu nhạc và anh em nghệ sĩ xin chia sẻ đau buồn, tổn thất này với gia đình và nói lời biết ơn, tri ân sâu sắc với người nhạc sĩ tài hoa". Nhắc lại những sáng tác của ông, nam ca sĩ tâm sự: "Nhạc sĩ An Thuyên là người có sức sáng tạo lớn. Tôi có nhiều dịp làm việc với chú và khi có bài hát mới, chú luôn nghĩ tới giọng hát của tôi. Chú chính là người lựa chọn, nâng đỡ tôi từ những ngày đầu. Từ khi tôi đoạt giải nhất Tiếng hát truyền hình toàn quốc lần thứ 2 năm 1999 - cuộc thi nhạc sĩ An Thuyên làm giám khảo - tới nay, chú luôn dõi theo bước đường hoạt động nghệ thuật của tôi". "Ông hoàng giải trí" Đàm Vĩnh Hưng dù không được nhạc sĩ An Thuyên trực tiếp giảng dạy, khuyên bảo trên con đường sự nghiệp cũng không khỏi đau xót. Anh chia sẻ: "Một tháng Đại Tang của âm nhạc Việt Nam! Tiếc thương nhạc sỹ An Thuyên, người tiền bối của nhiều thế hệ chúng con".
Là một trong những sinh viên kì cựu tại trường ĐH Văn hóa Nghệ thuật Quân đội, Hồ Quỳnh Hương đã gửi những dòng tâm sự chưa kịp chia sẻ với người thầy yêu thương và chăm sóc cho sinh viên như con của chính mình trước khi ông ra đi. Tuy vậy, nữ ca sĩ đã khẳng định: "... Con sẽ vẫn tiếp tục nói yêu thương thầy, cha của con ơi!!!".
Từ New York xa xôi, Hồ Ngọc Hà cũng không dành chút thời gian gửi lời tiễn biệt đến nhạc sĩ: "Trong 1 tuần chúng ta phải chứng kiến quá nhiều những mất mát của nền âm nhạc Việt Nam! Con vừa hay tin Bác mất... Mong Bác yên nghỉ, à con xin gửi lời chia buồn đến gia đình... người thầy Hiệu trưởng và nhạc sĩ con luôn ngưỡng mộ"…
Tin tức mới nhất về Văn hoá - Đời sống độc giả đọc tại đây.
Hà An
Bình luận
Nổi bật
Gần 10.000 người Vingroup và tình nguyện viên ra quân làm sạch bờ biển tại 28 tỉnh, thành phố
sự kiện🞄Thứ ba, 17/06/2025, 15:16
(CL&CS) - Khoảng 10.000 cán bộ nhân viên Vingroup và các tình nguyện viên đã đồng loạt ra quân làm sạch nhiều khu vực bờ biển, cửa sông và khu vực ven biển tại 28 tỉnh, thành phố. Sau hơn một tiếng ra quân, tổng diện tích làm sạch ước tính hơn 17,4 ha và gần 72 tấn rác thải đã được thu gom.
Chuyển đổi số góp phần nâng cao chất lượng giáo dục
sự kiện🞄Thứ ba, 17/06/2025, 11:11
(CL&CS) - Ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong giáo dục là xu hướng tất yếu trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang diễn ra mạnh mẽ. Thông qua đó nhằm nâng cao chất lượng giáo dục, đồng thời tăng hiệu quả quản trị nhà trường và tạo kết nối giữa giáo viên với học sinh, phụ huynh.
Võng mạc nano nhân tạo mang đến siêu thị lực
sự kiện🞄Thứ hai, 16/06/2025, 14:13
(CL&CS) - Các nhà khoa học tạo ra loại võng mạc nhân tạo từ nguyên tố hiếm teluri, giúp phục hồi thị lực cho chuột, khỉ bị mù, thậm chí nhìn thấy ánh sáng hồng ngoại.
anh đứcLorem ipsum dolor sit amet, consectetur adipisicing elit. Quis cum, ut esse cupiditate autem. Dolor est dolorem sunt, sequi omnis corporis cumque ratione accusamus ex deserunt, molestiae consequuntur natus beatae.