Quy chuẩn kỹ thuật này quy định số liệu điều kiện tự nhiên áp dụng trong việc lập, thẩm định, phê duyệt các hoạt động xây dựng bao gồm lập quy hoạch xây dựng, lập dự án đầu tư xây dựng công trình, thiết kế xây dựng công trình, thi công xây dựng công trình, giám sát thi công xây dựng công trình, quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình tại Việt Nam.
Khi thiết kế công trình chịu động đất, đỉnh gia tốc nền tham chiếu tại địa điểm xây dựng được xác định bằng một trong hai cách sau: Theo bảng phân vùng đỉnh gia tốc nền tham chiếu theo địa danh hành chính hoặc khi cần chính xác hơn theo Bản đồ phân vùng đỉnh gia tốc nền tham chiếu lãnh thổ Việt Nam tỷ lệ 1:1.000.000 (được lưu trữ tại Viện Vật lý địa cầu – Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam).
Ảnh minh họa.
Đồng thời, khi thiết kế phòng chống sét cho công trình phải căn cứ vào mật độ sét đánh tại địa điểm xây dựng công trình theo số liệu của Quy chuẩn này. Ngoài ra, phải dựa trên các yếu tố khác bao gồm yêu cầu chống sét của công trình, đặc điểm của công trình (loại kết cấu, chiều cao công trình, công năng sử dụng), dạng địa hình nơi xây dựng công trình, khoảng cách ly tới cây xanh hoặc các công trình khác. Mật độ sét đánh ở các hải đảo được lấy từ 2,5 lần/km2/năm đến 7,0 lần/km2/năm.
Quy chuẩn gồm 07 mục và 02 Phụ lục kèm theo, có hiệu lực thi hành sau 06 tháng kể từ ngày 26/9/2022 và thay thế Thông tư số 29/2009/TT-BXD ngày 14/8/2009 của Bộ Xây dựng ban hành QCVN 02:2009/BXD - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về số liệu điều kiện tự nhiên dùng trong xây dựng.