Nhiều mặt hàng cung vượt cầu
Thông tin tại buổi họp báo về hoạt động kết nối cùng cầu nông sản do Tổ công tác chỉ đạo sản xuất, kết nối cung ứng tiêu thụ nông sản tại các tỉnh, thành phố phía Nam trong điều kiện dịch COVID-19 của Bộ NN&PTNT (Tổ Công tác 970) tổ chức sáng nay, 26/7, cho biết, đến ngày 25/7, có tổng 388 đầu mối cung cấp nông sản và thực phẩm đăng ký với Tổ Công tác. Nhiều nhất là: Thủy hải sản 157 đầu mối; Trái cây 102 đầu mối; Rau củ 85 đầu mối; Lương thực 24 đầu mối; Các mặt hàng khác 20 đầu mối.
Đáng chú ý, theo ông Lê Thanh Tùng, Phó cục trưởng Cục Trồng trọt, vấn đề không phải là mỗi ngày tăng lên bao nhiêu đầu mối mà làm sao tiêu thụ được số hàng hóa này khi đang có nhiều mặt hàng có dấu hiệu dư thừa, đặc biệt nhóm hàng trái cây, sản phẩm chăn nuôi và thủy sản.
Cụ thể, nhóm rau củ tăng đột biến sản lượng khoai lang tím và khóm (dứa). Trong khi đó, dưa leo có dấu hiệu cung vượt cầu. Nhóm trái cây có số lượng đăng ký tăng cao nhất là nhãn, lượng cung các đầu mối trên 700 tấn/ngày.
Đặc biệt, nhãn và chuối đang có dấu hiệu khó khăn trong tiêu thụ do ảnh hưởng của dịch COVID-19 nên các DN thu mua không thể tiếp cận hết các địa bàn. Chanh các loại cũng đang ghi nhận tăng đột biến
Với nhóm thủy sản, ghi nhận sản lượng tăng nhanh của tôm, cua, cá nước mặn. Các loại thủy sản tươi sống khó khăn tiêu thụ vì sản phẩm không để được lâu, trong khi vận chuyển không còn thuận lợi.
Số đầu mối sản phẩm chăn nuôi cung cấp ít nhưng có dấu hiệu dư thừa của thịt gà lông trắng, chim bồ câu ở khu vực các tỉnh miền Đông. Hiện giá gà lông trắng ở Đồng Nai chỉ còn 10.000 đồng/kg.
Tổ Công tác 970 dự báo những ngày sắp tới, các mặt hàng dưa leo, nhãn xuồng, nhãn Idor, khóm, chanh,chuối, khoai lang, gà lông trắng, cua và tôm nước mặn sẽ cung vượt cầu.
Tháo gỡ nhiều điểm nghẽn kết nối
Theo Thứ trưởng Bộ NN&PTNT, Tổ trưởng Tổ Công tác 970 Trần Thanh Nam, Tổ Công tác đươc thành lập cũng nhằm giúp Bộ trưởng những vẫn đề thuộc tầm vĩ mô của ngành, tuy nhiên trong thời gian qua, Tổ Công tác đã tham gia vào nhiều hoạt động vi mô, giải quyết từng trường hợp kẹt xe qua các trạm kiểm soát, giải quyết đầu mối thu mua của DN, ghi nhận phản ánh của các địa phương, HTX, DN… Tổ Công tác cũng phối hợp với Tổ công tác của Bộ Công Thương làm việc với TP Hồ Chí Minh khảo sát mở các điểm tập kết trung chuyển hàng hóa…Theo Thứ trưởng Trần Thanh Nam, có 3 khó khăn hiện nay đang dần được tháo gỡ, đó là: Lưu thông; DN khó khăn trong thực hiện “3 tại chỗ”; Và danh mục hàng hóa thiết yếu.“Tuy nhiên, nhiều sản phẩm nông sản thực phiểm hiện nay đang rất khó tiêu thụ mà nhãn hay gà lông trắng là một ví du…”- Thứ trưởng Trần Thanh Nam cho biết.Phân tích nguyên nhân giá gà giảm sâu, ông Dương Tất Thắng, Quyền Cục trưởng Cục Chăn nuôi cho biết, chủ yếu cho nhu cầu tiêu thụ ở TP Hồ Chí Minh, Cần Thơ.. giảm do các khu Công nghiệp, Khu chế xuất thực hiện giãn cách, các cửa hàng KFC đóng cửa. Cùng với đó, lưu thông thắt chặt ở một số địa phương, khó khăn trong đi lại…
“Trước tình hình đó, Tổ Công tác đã đưa ra các giải pháp như đề nghị cho mở điểm tập kết hàng nhưng vẫn dảm bảo công tác phòng chống dịch để nhằm cũng cấp hàng hóa cho người dân, đẩy mạnh liên kết chuỗi… Chúng tôi cùng đang kết nối với các DN chế biên lớn để tiêu thụ sản phẩm cho người chăn nuôi trong tình hình hiện nay..”- Ông Thắng nói.
Thại buổi họp báo, Thứ trưởng Trần Thanh Nam cho biết, trong những ngày tới, các đơn vị của Bộ cũng sẽ phối hợp với các địa phương tổ chức hội nghị xúc tiến thương mại online. Dự kiến, ngày 29/7, Tổ công tác sẽ phối hợp với các địa phương tổ chức diễn đàn xúc tiến tiêu thụ sản phẩm nhãn, rau củ; Ngày 31/7 tổ chức diễn đàn xúc tiến sản phẩm gia cầm; đồng thời công bố số điện thoại đường dây nóng của Tổ công tác để kịp thời gỡ khó những vướng mắc trong lưu thông, tiêu thụ nông sản…
Báo cáo của Tổ Công tác cho biết, với sản phẩm thịt, vựa heo Đồng Nai mỗi ngày xuất ra thị trường gần 10.000 con, trong đó tiêu thụ nội tỉnh chỉ trên 1.300 con (15%), còn lại xuất ra thị trường các tỉnh và TPHCM (85%). Còn lượng gà thịt của Đồng Nai xuất ra thị trường mỗi ngày khoảng 100.000 con, tiêu thụ nội tỉnh chỉ 5%, 95% cung cấp cho TPHCM và các tỉnh. Theo Tổ Công tác, giá gà và nhiều nông sản rẻ, trong khi qua các kênh thông tin được biết nhiều khu dân cư nhất là khu lao động, khu ven đô thiếu thực phẩm. Tổ Công tác đề xuất ần có các phương án cứu trợ, đảm bảo thực phẩm cho những đối tượng yếu thế. |