Cụ thể, gạo 5% tấm của Việt Nam đang được giao dịch ở mức 653 USD/tấn, cao hơn giá gạo cùng loại của Thái Lan, Pakistan lần lượt 93 USD và 90 USD/tấn.
Gạo tấm 25% của Việt Nam hiện giao dịch ở mức 638 USD/tấn, cao hơn hàng cùng loại của Thái Lan và Pakistan lần lượt 118 USD và 150 USD/tấn.
Kể từ cuối tháng 6, giá gạo xuất khẩu trải qua rất nhiều lần tăng và tính đến nay đã tăng trên 150 USD/tấn. Cụ thể, vào ngày 21/6, giá gạo xuất khẩu 5% tấm của Việt Nam được chào bán ở mức 498 USD/tấn, hiện loại này đã tăng thêm 155 USD/tấn. Trong khi đó, giá gạo 25% tấm ở mức 478 USD/tấn, tăng 160 USD/tấn.
Cùng với giá gạo xuất khẩu, giá gạo trong nước cũng chưa dừng tăng. Các đại lý gạo tại Hà Nội cho biết, giá gạo bán lẻ từ thời điểm cuối tháng 6/2023 đến nay chỉ tăng, có giai đoạn tăng mạnh, tăng nhẹ khác nhau và rất ít khi giảm.
Giá gạo tăng cao khiến công việc kinh doanh của các tiểu thương bán lẻ gạo trở nên khó khăn hơn bởi mỗi yến gạo bây giờ chỉ lãi được khoảng 10.000 - 15.000 đồng. Số lãi này khá eo hẹp so với chi phí vận chuyển và kho bãi mà tiểu thương phải chi phí.
Với việc giá gạo xuất khẩu ngày càng tăng, ông Hiếu dự báo giá gạo từ nay đến cuối năm sẽ còn tăng cao hơn nữa. Nguyên nhân khiến giá gạo Việt Nam tăng cao, theo các doanh nghiệp là do chất lượng gạo ngày càng cao và nhu cầu của thị trường thế giới lớn.
Trước đó, Ấn Độ dự kiến gỡ lệnh cấm xuất khẩu gạo trong tháng 10, nhưng đến nay vẫn chưa có điều chỉnh, lệnh cấm vì thế có thể kéo dài đến hết tháng 2/2024. Vì vậy, thế giới vẫn hụt 40% nguồn cung từ nước này.
Số liệu vừa công bố của hải quan, cho thấy 10 tháng đầu năm, Việt Nam xuất hơn 7,1 triệu tấn gạo, tăng 17% về lượng và 35% về giá trị so với cùng kỳ 2022, vượt kế hoạch đầu năm (6,5 triệu tấn).
Riêng tháng 10/2023, xuất khẩu gạo đạt 700.000 tấn, tương ứng 433 triệu USD, tăng 27% về giá trị so với cùng kỳ năm ngoái.