Cục Quản lý Dược phẩm và Thiết bị y tế Úc (TGA) đang đề xuất một tiêu chuẩn dán nhãn cho các sản phẩm thực phẩm bổ sung có kích thước lớn, nhằm cung cấp các thông tin chi tiết và tránh nguy cơ mắc nghẹn cho người tiêu dùng.
Tiêu chuẩn mà TGA đề xuất được dựa trên các nghiên cứu về nhiều loại thực phẩm bổ sung khác nhau. Theo đó, các viên uống bổ sung có kích thước vượt quá 22 mm sẽ phải cung cấp thêm thông tin nhãn dán, bao gồm kích thước đơn vị, liều lượng và hướng dẫn cách sử dụng sản phẩm.
Các viên nang uống có chiều dài lớn hơn 23,3 mm hoặc chiều rộng vượt quá 9 mm cũng được bao gồm trong đề xuất này. Ngoài viên nang và viên nén, các dạng viên uống khác có kích thước vượt qua ngưỡng quy định này chẳng hạn như viên ngậm, viên nhai và kẹo cao su, cũng sẽ bị ảnh hưởng bởi đề xuất này.
TGA đang đề xuất một tiêu chuẩn dán nhãn đối với thực phẩm bổ sung có kích thước lớn
Trừ những trường hợp hướng dẫn sử dụng trên nhãn đủ thông tin rõ ràng để người tiêu dùng tránh nuốt nguyên viên sản phẩm.
Tuy nhiên, đề xuất này không áp dụng cho các sản phẩm dành cho trẻ em, và TGA đề xuất các nhà sản xuất, các công ty có thời gian là 2 năm để rà soát và thay đổi các thông tin trên nhãn dán đối với từng loại sản phẩm.
Hiện tại, không có giới hạn pháp lý về kích thước của các viên thực phẩm bổ thể rắn nào tại Úc, chính vì vậy, việc đề xuất một tiêu chuẩn dành riêng cho mục này là điều hết sức cần thiết, nhằm bảo vệ an toàn sức khỏe đối với người tiêu dùng.
Sở dĩ, tiêu chuẩn này được đề xuất ban hành bởi theo TGA, trong năm 2024 họ đã nhận được báo cáo 80 trường hợp không may bị mắc nghẹn khi đang sử dụng các loại thực phẩm bổ sung. Sau khi làm một cuộc điều tra, họ cũng thấy rằng, hầu hết các sản phẩm chứa canxi carbonate và cholecalciferol hoặc vitamin D3 đều có dạng kích thước khá lớn.
Cụ thể, có đến 12% các trường hợp liên quan đến các loại thuốc có thành phần canxi carbonat và cholecalciferol. Một số trường hợp khác (10%) liên quan đến các sản phẩm chứa euphausia superba hoặc dầu krill.
TGA cũng khi nhận 76 trường hợp hợp khác cũng được ghi nhận vào năm 2021, cho thấy, có đến 26% các trường hợp liên quan đến omega-3 hoặc dầu cá, 21% là các sản phẩm chứa glucosamine và chondroitin.
Được biết, vitamin tổng hợp và khoáng chất là nhóm thực phẩm bổ sung được ghi nhận có nhiều trường hợp người tiêu dùng bị mắc nghẹn nhất tại Úc. Trong đó, chiếm 2/3 các trường hợp là người cao tuổi từ 65 tuổi trở lên. Nghiêm trọng hơn, một số trường hợp đã dẫn đến nhập viện và đã có một ca tử vong.
Chính vì vậy, việc đề xuất một tiêu chuẩn dán nhãn đối với sản phẩm thực phẩm bổ sung thực sự cần thiết và gấp rút, TGA cũng đang xem xét đến việc đưa thêm từ “cảnh báo” trên các nhãn sản phẩm để người tiêu dùng có thể nhận thức được độ nguy hiểm của việc chẳng may bị mắc nghẹn.