Thứ năm, 27/06/2024, 20:08 PM

Đảm bảo ổn định, tránh gây xáo trộn lớn về mặt bằng giá cả

(CL&CS) - Dự báo thời gian tới sẽ có nhiều áp lực lên công tác điều hành giá, như tăng lương cơ sở, thực hiện lộ trình điều chỉnh giá đối với các mặt hàng Nhà nước quản lý… nên Chính phủ đã liên tục có chỉ đạo về việc tăng cường các biện pháp quản lý, điều hành giá.

Cần đảm bảo cân đối cung cầu trong nước, ổn định giá cả. Ảnh: H.Anh

Cần đảm bảo cân đối cung cầu trong nước, ổn định giá cả. Ảnh: H.Anh

Ngày 22/6, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký ban hành Công điện số 61/CĐ-TTg gửi Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc tăng cường các biện pháp quản lý, điều hành giá.

Công điện nêu rõ, thời gian tới, áp lực từ việc thực hiện lộ trình thị trường đối với các mặt hàng Nhà nước quản lý đã bị lùi thực hiện trong thời gian qua; chi phí nhập khẩu nguyên nhiên vật liệu, chi phí vận tải đường biển có xu hướng tăng; việc thực hiện cải cách chế độ tiền lương... đòi hỏi các cấp, các ngành cần chủ động đánh giá, nắm bắt tình hình để kịp thời có kế hoạch ứng phó, giải pháp phù hợp, hiệu quả, sát thực tiễn.

Đặc biệt, vừa qua, Chính phủ đã đề xuất điều chỉnh mức lương cơ sở từ 1,8 triệu đồng hiện nay lên 2,34 triệu đồng/tháng (tăng 30%) áp dụng từ ngày 1/7 tới đây.

Vì thế, để chủ động có phản ứng chính sách kịp thời, hiệu quả, từ sớm, từ xa, từ nơi bắt đầu, không để lúng túng, bị động trong mọi tình huống, Công điện của Thủ tướng đã yêu cầu các đơn vị cần tiếp tục đẩy mạnh thực hiện kịp thời các ý kiến chỉ đạo của Trưởng Ban chỉ đạo điều hành giá; trong phạm vi, lĩnh vực quản lý đẩy mạnh tổ chức triển khai theo dõi sát diễn biến thị trường, kịp thời thực hiện giải pháp đảm bảo cân đối cung cầu trong nước, ổn định giá cả, không để xảy ra tình trạng thiếu hàng, găm hàng, đầu cơ, tăng giá bất hợp lý.

Đồng thời cần đảm bảo thông suốt hoạt động cung ứng, lưu thông, phân phối hàng hóa, dịch vụ; tăng cường triển khai hiệu quả và giám sát thực hiện các biện pháp kê khai giá, niêm yết giá, công khai thông tin về giá theo quy định pháp luật; tiếp tục thực hiện lộ trình điều chỉnh giá dịch vụ công theo lộ trình thị trường và các mặt hàng do Nhà nước quản lý theo nguyên tắc thị trường, tính toán, chuẩn bị sẵn sàng các phương án giá, lộ trình điều chỉnh giá, tránh gây xáo trộn lớn về mặt bằng giá cả, không tăng giá đột ngột hoặc tăng giá dồn vào cùng một thời điểm...

Thủ tướng yêu cầu Bộ Tài chính chủ trì phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Ngân hàng Nhà nước, Tổng cục Thống kê, các cơ quan, địa phương liên quan đẩy mạnh triển khai công tác tổng hợp, phân tích, dự báo giá thị trường, cập nhật kịch bản điều hành giá chi tiết, cụ thể, kịp thời cho các tháng còn lại trong năm để tham mưu cho Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ các biện pháp phù hợp, kịp thời, bảo đảm mục tiêu kiểm soát lạm phát năm 2024 trong giới hạn 4-4,5% theo đúng Nghị quyết của Quốc hội trong mọi tình huống, phấn đấu khoảng 4%.

Đặc biệt, Thủ tướng yêu cầu phải tiếp tục chú trọng đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền, công khai minh bạch, trung thực thông tin về giá. Trong đó là thực hiện hiệu quả, kịp thời công tác truyền thông, thông tin rộng rãi tới công chúng trước khi điều chỉnh giá các mặt hàng Nhà nước quản lý để tránh các thông tin không chính xác, gây hoang mang dư luận, thiệt hại cho Nhà nước và người tiêu dùng.

Cùng với Công điện nêu trên, ngày 24/6, Thông báo 274/TB-VPCP Kết luận của Phó Thủ tướng Lê Minh Khái, Trưởng Ban Chỉ đạo điều hành giá tại cuộc họp Ban Chỉ đạo về kết quả công tác quản lý, điều hành giá những tháng đầu năm 2024, định hướng công tác điều hành giá những tháng còn lại năm 2024 cũng đã yêu cầu các bộ, ngành, địa phương phải tập trung thực hiện nhiều nhiệm vụ.

Theo ông Phạm Văn Bình, Phó Cục trưởng Cục Quản lý giá (Bộ Tài chính), để thực hiện ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát theo mục tiêu Quốc hội đề ra, từ đầu năm đến nay, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng - Trưởng ban Chỉ đạo điều hành giá đã chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương tổ chức triển khai quyết liệt nhiều giải pháp.

Bộ Tài chính với vai trò là cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo đã, đang và tiếp tục phối hợp chặt chẽ với các bộ, cơ quan liên quan theo dõi sát tình hình diễn biến giá cả thị trường, chủ động dự báo, tính toán và cập nhật kịch bản lạm phát để tham mưu với cấp có thẩm quyền xây dựng kịch bản điều hành giá tổng thể, cũng như triển khai các giải pháp cụ thể. Bộ Tài chính đã chủ động phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành xây dựng và cập nhật các kịch bản lạm phát để làm cơ sở kiến nghị, tham mưu các biện pháp quản lý, điều tiết giá phù hợp nhằm kiểm soát lạm phát theo mục tiêu đề ra.

Tại họp báo quý 2 của Bộ Tài chính vừa qua, Thứ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Đức Chi cũng nêu, tình trạng “lương chưa tăng, giá đã tăng” là vấn đề đã xảy ra nhiều lần trước đây, nhưng trong nhiều năm trở lại đây, Chính phủ, bản thân thị trường và người dân đã có thích ứng để không bị tác động đến tâm lý khi thực hiện tăng lương.

Theo Tạp chí Hải quan

Bình luận

Nổi bật

Đảm bảo ổn định, tránh gây xáo trộn lớn về mặt bằng giá cả

Đảm bảo ổn định, tránh gây xáo trộn lớn về mặt bằng giá cả

sự kiện🞄Thứ năm, 27/06/2024, 20:08

(CL&CS) - Dự báo thời gian tới sẽ có nhiều áp lực lên công tác điều hành giá, như tăng lương cơ sở, thực hiện lộ trình điều chỉnh giá đối với các mặt hàng Nhà nước quản lý… nên Chính phủ đã liên tục có chỉ đạo về việc tăng cường các biện pháp quản lý, điều hành giá.

Nhà ga lâu đời nhất Việt Nam do Pháp xây dựng tại thành phố ngàn hoa được công nhận là điểm du lịch

Nhà ga lâu đời nhất Việt Nam do Pháp xây dựng tại thành phố ngàn hoa được công nhận là điểm du lịch

sự kiện🞄Thứ năm, 27/06/2024, 19:59

Được xem là nhà ga cổ kính nhất còn sót lại ở Việt Nam, ga này vừa được công nhận là điểm du lịch.

Đèo Cả hé lộ thông tin loạt dự án giao thông 80.000 tỷ trong thời gian tới

Đèo Cả hé lộ thông tin loạt dự án giao thông 80.000 tỷ trong thời gian tới

sự kiện🞄Thứ năm, 27/06/2024, 19:58

Đèo Cả đang tiếp tục nghiên cứu đầu tư các dự án hạ tầng giao thông với tổng mức đầu tư gần 80.000 tỷ đồng.