Thứ năm, 27/06/2024, 20:03 PM

Phát triển KH&CN thúc đẩy chuyển dịch năng lượng ở Việt Nam

(CL&CS)- Chiều 27/6, tại Hà Nội, Cục Phát triển Công nghệ và Đổi mới Sáng tạo, Bộ Khoa học và Công nghệ chủ trì, phối hợp với các đơn vị tổ chức “Diễn đàn Chuyển dịch Năng lượng Việt Nam 2024”

Phát biểu tại sự kiện, ông Nguyễn Mai Dương, Cục trưởng Cục Phát triển Công nghệ và Đổi mới Sáng tạo, cho biết theo dự báo, sản lượng tiêu thụ điện của Việt Nam năm 2024 tăng khoảng 15%; nhu cầu điện năng sẽ tăng trưởng khoảng 8-10%/năm trong những năm tới.

Bên cạnh việc triển khai các giải pháp đồng bộ, tối ưu hóa về nguồn cung, các hệ thống truyền tải, phân phối và sử dụng năng lượng hiện có, việc đầu tư, phát triển các giải pháp năng lượng mới cũng là một yêu cầu cấp thiết đối với Việt Nam.

Do đó, chuyển dịch năng lượng không chỉ là một nhiệm vụ quan trọng mà còn là yếu tố thiết yếu để đảm bảo an ninh năng lượng, bảo vệ môi trường và thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội bền vững.

Empty

Phát triển KH&CN thúc đẩy chuyển dịch năng lượng ở Việt Nam

Xu thế của chuyển dịch năng lượng hiện nay là tất yếu, trong bối cảnh các nước trên thế giới cam kết bảo vệ môi trường, hạn chế phát thải khí nhà kính theo lộ trình tại các Hội nghị Thượng đỉnh về Biến đổi Khí hậu của Liên Hợp Quốc.

Theo báo cáo tóm tắt Triển vọng Chuyển dịch Năng lượng Thế giới năm 2023 do Cơ quan Năng lượng Tái tạo Quốc tế (IRENA) công bố, những nước đi đầu trong chuyển dịch năng lượng đa phần là các quốc gia có nền kinh tế tiên tiến, có thế mạnh về năng lượng tái tạo và tiềm lực tài chính như Đức, Đan Mạch, Hà Lan, Phần Lan, Na Uy, Thụy Điển… Đồng thời, quốc gia nào có thời gian triển khai chuyển dịch năng lượng sớm thì lợi ích mang lại sẽ lớn hơn. Quá trình chuyển dịch năng lượng ở châu Âu cũng đang diễn ra với tốc độ nhanh chóng trong hơn hai năm qua, kể từ khi xung đột Nga-Ukraine nổ ra. Pháp đặt mục tiêu trung hòa khí hậu muộn nhất vào năm 2050, còn với Đức, mục tiêu này được ấn định vào năm 2045… Để biến tham vọng này thành hiện thực, các nước EU đang tập trung mở rộng quy mô năng lượng tái tạo, nhằm tăng tỷ trọng năng lượng tái tạo trong cơ cấu năng lượng, từ 32% lên 42,5% vào năm 2030. Về lâu dài, năng lượng hydro được kỳ vọng sẽ đóng góp quyết định vào việc đạt được các mục tiêu chính sách năng lượng và khí hậu ở châu Âu, nhất là trong các lĩnh vực như giao thông và công nghiệp. 

Trong bối cảnh hiện nay, chuyển đổi năng lượng xanh phải trở thành vấn đề cấp bách ở tất cả các quốc gia trên thế giới. Đồng thời, công cụ tài chính cần được xác định là chìa khóa cho tiến trình chuyển đổi nêu trên. Để đồng hành thúc đẩy “làn sóng năng lượng xanh” trên toàn cầu, các nước phát triển và các định chế tài chính quốc tế cần quan tâm nhiều hơn việc cung ứng nguồn vốn phù hợp và giảm nợ cho các nước đang phát triển để họ có thể dành ngân sách đầu tư cho các dự án phát triển năng lượng sạch. 

Empty

Đại diện một số doanh nghiệp đã chỉa sẻ việc áp dụng thành công, hiệu quả mô hình chuyển dịch năng lượng trong hoạt động sản xuất kinh doanh tại diễn đàn

Tại Hội nghị Thượng đỉnh về Biến đổi Khí hậu của Liên Hợp Quốc lần thứ 26 (COP26) diễn ra tại Glasgow, Scotland vào tháng 11/2021, Việt Nam đã đưa ra một loạt các cam kết quan trọng nhằm đối phó với biến đổi khí hậu và thúc đẩy phát triển bền vững. Trong đó, Việt Nam cam kết đạt được mức phát thải ròng bằng không vào năm 2050; cam kết không xây dựng thêm các nhà máy nhiệt điện than mới sau năm 2030, giảm dần tỷ trọng nhiệt điện than trong tổng cơ cấu năng lượng của quốc gia đồng thời tăng cường phát triển và sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo như năng lượng mặt trời, gió, sinh khối và thủy điện và các nguôn năng lượng sạch khác.

Các cam kết của Việt Nam tại COP26 thể hiện sự quyết tâm mạnh mẽ của chính phủ trong việc đối phó với biến đổi khí hậu và chuyển đổi sang một nền kinh tế xanh, bền vững. Để thực hiện các cam kết này, Việt Nam sẽ cần sự hỗ trợ từ cộng đồng quốc tế, cũng như sự tham gia tích cực của tất cả các bên liên quan trong nước, trong đó việc thực hiện chuyển dịch năng lượng là yếu tố rất quan trọng.

Empty

Ngày 11/5/2022 Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 569/QĐ-TTg về Chiến lược phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo đến năm 2030 xác định phát triển công nghệ năng lượng là một trong 10 định hướng phát triển, ứng dụng công nghệ giai đoạn tới, trong đó “Nghiên cứu ứng dụng, làm chủ các công nghệ năng lượng mới, năng lượng tái tạo, năng lượng thông minh, công nghệ tích trữ năng lượng tiên tiến, pin nhiên liệu…”

Như vậy, Chính phủ đã xác định rõ vai trò, trách nhiệm của ngành khoa học và công nghệ trong nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ trong lĩnh vực năng lượng và chuyển dịch năng lượng.Với những văn bản chỉ đạo này, Bộ Khoa học và Công nghệ đã xây dựng, ban hành và tổ chức triển khai các Chương trình, Đề án cấp quốc gia tập trung vào ứng dụng, chuyển giao, đổi mới công nghệ nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng và giảm thiểu tác động môi trường như: Chương trình Nghiên cứu ứng dụng và phát triển công nghệ năng lượng (KC05); Chương trình Đổi mới công nghệ quốc gia đến năm 2030; Đề án “Thúc đẩy chuyển giao, làm chủ và phát triển công nghệ từ nước ngoài vào Việt Nam trong các ngành, lĩnh vực ưu tiên giai đoạn đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” và nhiều nhiệm vụ khác.

Những nỗ lực này không chỉ hướng tới mục tiêu đảm bảo an ninh năng lượng mà còn góp phần quan trọng vào việc bảo vệ môi trường, phát triển kinh tế-xã hội nhanh và bền vững.

Tại diễn đàn, đại diện một số doanh nghiệp đã chỉa sẻ việc áp dụng thành công, hiệu quả mô hình chuyển dịch năng lượng trong hoạt động sản xuất kinh doanh; vai trò và định hướng của các doanh nghiệp trong chuyển đổi xanh, phát triển năng lượng tái tạo, kinh nghiệm hợp tác và chuyển giao công nghệ, cùng các đề xuất chính sách thúc đẩy phát triển khoa học công nghệ nhằm thúc đẩy chuyển dịch năng lượng thành công ở Việt Nam.

Trung Kiên

Bình luận

Nổi bật

Phát triển KH&CN thúc đẩy chuyển dịch năng lượng ở Việt Nam

Phát triển KH&CN thúc đẩy chuyển dịch năng lượng ở Việt Nam

sự kiện🞄Thứ năm, 27/06/2024, 20:03

(CL&CS)- Chiều 27/6, tại Hà Nội, Cục Phát triển Công nghệ và Đổi mới Sáng tạo, Bộ Khoa học và Công nghệ chủ trì, phối hợp với các đơn vị tổ chức “Diễn đàn Chuyển dịch Năng lượng Việt Nam 2024”

Sơn La: Đoàn Thanh niên Yên Châu tích cực tham gia chuyển đổi số

Sơn La: Đoàn Thanh niên Yên Châu tích cực tham gia chuyển đổi số

sự kiện🞄Thứ năm, 27/06/2024, 12:13

(CL&CS) - Phát huy vai trò xung kích, sáng tạo của tuổi trẻ, đoàn viên, thanh niên huyện Yên Châu tích cực tham gia chương trình chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động, công tác đoàn.

Bí quyết cá nhân hóa trải nghiệm khách hàng trong kỷ nguyên AI

Bí quyết cá nhân hóa trải nghiệm khách hàng trong kỷ nguyên AI

sự kiện🞄Thứ tư, 26/06/2024, 07:11

(CL&CS) - Ngày 25/06/2024, Viện Đào tạo quốc tế, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân tổ chức tọa đàm "Bí quyết cá nhân hóa trải nghiệm khách hàng trong kỷ nguyên AI".