44.166 doanh nghiệp mới thành lập, 51.496 doanh nghiệp rút khỏi thị trường

(CL&CS) - 16.403 doanh nghiệp đang chở giải thể, 6.744 doanh nghiệp đã chấm dứt tồn tại. 28.349 doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh. Và đã có 44.166 doanh nghiệp mới thành lập. Đây là bức tranh doanh nghiệp 4 tháng đầu năm 2021.

Số liệu từ Cục quản lý đăng ký kinh doanh (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) cho thấy  dịch bệnh được kiểm soát toát, kinh tế khởi sắc đã tạo niềm tin khởi sự cho doanh nghiệp nhưng tác động tiêu cực từ đại dịch COVID-19 đến nền kinh tế, đến doanh nghiệp vẫn trầm trọng và kéo dài khiến nhiều doanh nghiệp đuối sức, ngừng hoạt động.

Từ đầu năm đến nay đã có 44.166 doanh nghiệp mới thành lập. Đây là số doanh nghiệp thành lập mới cao nhất trong giai đoạn 4 tháng đầu năm từ trước đến nay, Cục quản lý dăng ký kinh doanh cho biết.

“Sự gia tăng số doanh nghiệp đăng ký thành lập mới tiếp tục thể hiện xu hướng phục hồi của nền kinh tế và niềm tin của cộng đồng doanh nghiệp đối với triển vọng phát triển kinh tế thời gian tới ”, lãnh đạo Cục Quản lý đăng ký kinh doanh cho biết.  

Tín hiệu mừng là số lượng doanh nghiệp đăng ký thành lập mới tăng ở tất cả các ngành nghề kinh doanh.

Có 5 yếu tố tác động tích cực đến tình hình đăng ký doanh nghiệp tháng 4 và 4 tháng đầu năm 2021, đó là: Tình hình kinh tế vĩ mô có nhiều chuyển biến tích cực cùng với sự hiệu quả trong công tác kiểm soát dịch bệnh.

Đó là kỳ vọng về triển vọng kinh tế do việc hoàn tất ký kết Hiệp định thương mại tự do và bảo hộ đầu tư giữa Việt Nam và EU (EVFTA và IPA). Và tiến độ giải ngân và thi công các dự án đầu tư công trọng điểm được đẩy nhanh hơn. Bên cạnh đó là làn sóng dịch chuyển đầu tư và thương mại nhằm phân tán rủi ro từ cuộc xung đột thương mại Mỹ - Trung.

Cũng trong 4 tháng đầu năm 2021 là 19.256 doanh nghiệp quay trở lại hoạt động tăng 8,0% so với 4 tháng năm 2020. Riêng tháng 4 có 5.745 doanh nghiệp quay trở lại hoạt động, tăng 50,8% so với cùng kỳ năm 2020.

Theo Cục quản lý đăng ký kinh doanh, bên cạnh nỗ lực của cộng đồng doanh nghiệp, những kết quả trên có được là nhờ các biện pháp cải thiện môi trường kinh doanh và hỗ trợ doanh nghiệp được thực hiện mạnh mẽ trong thời gian qua.

Theo đánh giá tại Báo cáo “Chương trình cải cách môi trường kinh doanh Việt Nam: Góc nhìn từ doanh nghiệp” do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) thực hiện, trong 11 lĩnh vực của Nghị quyết 02, Thời gian làm thủ tục đăng ký doanh nghiệp, khởi sự kinh doanh giảm liên tục từ 2014 đến nay và sẽ tiếp tục được cải thiện nhờ các quy định mới ban hành về liên thông thủ tục hành chính.

Bên cạnh đó, báo cáo tài chính của các doanh nghiệp dẫn đầu niêm yết trên sàn chứng khoán trong năm 2020 và Quý I năm 2021 đều có mức lợi nhuận tăng cao đã tạo niềm tin cho doanh nghiệp mới tham gia vào thị trường.

Nhưng tình hình khó khăn do tác động của dịch bệnh vẫn còn tiếp diễn. Số doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường tiếp tục tăng, đặc biệt là nhóm doanh nghiệp có quy mô nhỏ.

2

Trong 4 tháng đầu có 51.496 doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường, tăng 23,3% so với cùng kỳ năm 2020. 55,1% trong số đó (28.349 doanh nghiệp) tạm ngừng kinh doanh.

Số lượng doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh tăng ở tất cả 17 lĩnh vực ngành kinh tế chính. Trong đó 52% là doanh nghiệp hoạt động dưới 5 năm, 25,7% đã hoạt động từ 5-10 năm, 21,6% đã hoạt động trên 10 năm.

Trong số doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh, 91% là doanh nghiệp quy mô vốn từ 0 đến 10 tỷ đồng, 0,6% là doanh nghiệp quy mô trên 100 tỷ đồng (tăng 49,1% so với cùng kỳ năm 2020), 4,8% là doanh nghiệp quy mô 10-20 tỷ đồng.

Cục quản lý đăng ký kinh doanh cho biết nhiều doanh nghiệp chưa “đóng cửa” doanh nghiệp hoàn toàn vì vẫn tiếp tục chờ đợi, tạm ngừng hoạt động để nghe ngóng, xem xét diễn biến của thị trường, tìm kiếm những ý tưởng, hướng đi mới hoặc chờ đợi các chính sách hỗ trợ mới từ Nhà nước được triển khai. Sau đó mới quyết định tiếp tục kinh doanh hay giải thể doanh nghiệp.

Có 16.403 doanh nghiệp đang chở thủ tục giải thể, tăng 17,5% so với cùng kỳ năm 2020 và tăng ở 15/17 lĩnh vực so với năm 2020. Các ngành kinh doanh có số lượng doanh nghiệp chờ giải thể lớn nhất là: Bán buôn, bán lẻ, sửa chữa ô tô, xe máy và công nghiệp chế biến, chế tạo.

Số doanh nghiệp đã giải thể, chấm dứt tồn tại trong 4 tháng đầu năm 2021 là 6.744 doanh nghiệp, tăng 32,2% so với cùng kỳ năm 2020. Trong cả 17/17 ngành kinh doanh chính có số lượng doanh nghiệp đã giải thể, chấm dứt tồn tại tăng.

Trong số doanh nghiệp đã giải thể, 67,1%  hoạt động dưới 5 năm, 17% hoạt động từ 5 -10 năm, và 15% đã hoạt động trên 10 năm, 89,3% có quy mô từ 0 – 10 tỷ đồng, 5,4% có quy mô từ 10 - 20 tỷ đồng  và 3% có quy mô từ 20 - 50 tỷ đồng, chỉ 78 doanh nghiệp (1,2%,) có quy mô từ 50 - 100 tỷ đồng và 72 doanh nghiệp quy mô trên 100 tỷ đồng (1,1%).  

Hà Linh Lan

Bình luận

Nổi bật

Bill Gates của Ấn Độ vừa đến Việt Nam: Người làm công nghệ phải dám làm, dám mơ mộng

Bill Gates của Ấn Độ vừa đến Việt Nam: Người làm công nghệ phải dám làm, dám mơ mộng

sự kiện🞄Thứ ba, 21/05/2024, 09:14

Nhà sáng lập Infosys nhấn mạnh: "Tôi cho rằng nhu cầu về công nghệ luôn có, do công nghệ luôn luôn thay đổi, vận động không ngừng".

Startup AI 'lớn mạnh thần tốc' của tỷ phú Phạm Nhật Vượng: 5 năm lớn gấp 20 lần, hợp tác với 180 bệnh viện khắp thế giới

Startup AI 'lớn mạnh thần tốc' của tỷ phú Phạm Nhật Vượng: 5 năm lớn gấp 20 lần, hợp tác với 180 bệnh viện khắp thế giới

sự kiện🞄Thứ ba, 21/05/2024, 08:34

Tròn 5 năm tuổi, startup của ông Phạm Nhật Vượng đã giúp Việt Nam được định vị trên bản đồ công nghệ AI cho y tế toàn cầu.

Doanh nhân Nguyễn Bính: Gian nan đưa bún sạch ra thị trường

Doanh nhân Nguyễn Bính: Gian nan đưa bún sạch ra thị trường

sự kiện🞄Thứ hai, 20/05/2024, 22:41

(CL&CS) - Năm 2023 là một năm khá khó khăn với những doanh nghiệp sản xuất kinh doanh. Bún tươi Nguyễn Bính cũng không ngoại lệ bởi gánh rất nhiều áp lực không chỉ vì nhu cầu tiêu dùng giảm mà còn bị lấn át bởi các đơn vị sản xuất “bún bẩn”.