Dữ liệu cũ
Thứ sáu, 28/10/2016, 15:59 PM

24 nước trên thế giới và EU thỏa thuận bảo tồn biển Ross

(NTD) - Đài BBC News đưa tin từ chiều 28/10 (giờ VN), các đoàn đại biểu từ 24 quốc gia và Liên minh Châu Âu (EU) đã đồng ý rằng biển Ross ở Nam Cực sẽ trở thành khu bảo tồn đáy biển lớn nhất thế giới (MPA).

Khoảng 1,57 triệu km2 của vùng biển phía Nam sẽ được bảo tồn không cho đánh bắt trong 35 năm. Nhiều nhà môi trường đã chào đón bước tiến nhằm bảo vệ nơi được coi là nguyên sơ nhất của Trái đất. Họ tin rằng đây là một trong những vùng biển quốc tế đầu tiên được bảo vệ.

Được biết, Ngoại trưởng New Zealand Murray McCully thông báo rằng, sau cuộc gặp ở Hobart (Australia), Ủy ban Bảo tồn Tài nguyên và Sinh vật biển (CCAMLR) đồng ý chỉ định vùng biển Ross là khu bảo tồn biển sau nhiều năm đàm phán. Biển Ross chỉ chiếm diện tích khoảng 2% ở Nam Cực, nhưng lại là nơi cư trú của 38% số chim cánh cụt Adelie trên thế giới, nơi ở của 30% số cá thể loài hải âu Nam Cực và có khoảng 6% số cá thể loài cá voi lưng xám Nam Cực.

Ross
Nhũng nhà bảo tồn vui mừng khi biển Ross sẽ được bảo vệ (Ảnh: John B. Weller).

Khu vực này quan trọng với phần còn lại của Trái đất vì các chất dinh dưỡng từ vùng nước sâu được lưu chuyển khắp thế giới. Biển Ross là nơi cư trú của của vô số nhuyễn thể - một nguồn thức ăn quan trọng cho các loài, như cá voi và hải cẩu. Dầu của chúng rất cần thiết cho những trang trại cá hồi. Tuy nhiên, có quan ngại gia tăng rằng, việc đánh bắt quá mức và biến đổi khí hậu đang tác động nghiêm trọng đến số lượng nhuyễn thể.

Đề xuất được New Zealand và Mỹ đưa ra, và được hầu hết các quốc gia khác chấp nhận, sẽ bảo vệ tổng quan các vùng "không đánh bắt" - nơi không cho phép đánh bắt bất cứ sinh vật biển nào cũng như khai thác khoáng sản tại đây. Trong một phần những thỏa thuận được chấp nhận, có một vùng đặc biệt cho phép đánh bắt nhuyễn thể và cá tuyết vì mục đích nghiên cứu.

"Tôi hoàn toàn vui sướng" - ông Lewis Pugh, Đại sứ bảo hộ Đại dương của Liên hiệp quốc, là người đã vận động nhiều năm ủng hộ khu vực bảo tồn đáy biển này, nói trong hạnh phúc -  "Đây là một trong những vùng bảo tồn trên bộ và trên biển lớn nhất, đây là khu bảo tồn đáy biển quy mô lớn nhất trong vùng biển quốc tế, hầu hết các khu vực này trước đây không được bảo vệ".

Ross1
Nhiều khoa học gia nói rằng biển Ross vẫn còn nguyên sơ và là một phòng thí nghiệm hoàn hảo (Ảnh: John B. Weller).

Những người bảo tồn biển và các tay bơi đã khiến biển Ross được chú ý đến qua hàng loạt các chuyến bơi qua vùng biển băng giá này - và trong hai năm, Pugh đã tham dự hàng loạt cuộc gặp, thường được gọi là "ngoại giao bơi lội" với những quan chức Nga để thuyết phục họ về giá trị của khu bảo tồn biển. Vào cuối cuộc thương thuyết năm 2015, Nga là quốc gia chống lại tuyên bố chung về biển Ross. Nhưng năm nay, đã có một sự "cải tổ về môi trường" như ông Pugh mô tả.

Tổng thống Nga Vladimir Putin chỉ định 2017 là Năm của Sinh thái, và Nga đã mở rộng khu bảo tồn biển xung quanh vùng Franz Josef ở Bắc Cực. Sergei Ivanov - người Đại diện đặc biệt của Tổng thống Putin về sinh thái, chúc mừng thỏa thuận này:

"Nga có một lịch sử đáng tự hào về khám phá và nghiên cứu ở Nam Cực. Trong thời đại bất ổn chính trị ở rất nhiều nơi trên thế giới, chúng tôi tự hào là một phần của nỗ lực hợp tác quốc tế trong việc bảo tồn biển Ross".

Ross2
Vận động viên bơi lội Lewis Pugh đã sử dụng “ngoại giao bơi lội” để thỏa thuận được ký kết (Ảnh: Kelvin Trautman).

Khu bảo tồn được những nhà hoạt động và những người có liên hệ gần gũi với vùng biển Ross hoan nghênh. "Gia đình Ross rất phấn khích khi biết di sản của gia đình chúng tôi đã được vinh danh trong lần kỷ niệm thứ 175 kể từ khi James khám phá ra biển Ross" - Phillipa Ross, chắt của Ngài James Clark Ross, người đã được đặt tên cho vùng biển, cho biết.

Một trong những quan ngại lớn nhất khiến thỏa thuận bị trì hoãn là nó có thể tạo tiền lệ cho các đàm phán khác ở khu vực hải phận quốc tế nhiều nơi trên thế giới như Bắc Cực, và trong những nỗ lực của Liên hiệp quốc nhằm phát triển một Điều ước Quốc tế về Đa dạng Sinh học biển. Lewis Pugh hi vọng rằng đây sẽ là một trường hợp điển hình. 

"Điều này với tôi là bước đầu tiên, tôi đang quay trở lại Nam Cực để tiếp tục bơi, tôi muốn thấy hàng loạt khu bảo tồn biển quanh lục địa mà tôi dành rất nhiều cảm xúc này" - ông giải thích - "Với tôi, đây là sự công bằng - sự công bằng giữa các thế hệ. Sẽ có vẻ như một thứ gì đó hoàn toàn sai lầm với chúng ta khi hủy diệt đại dương, và như thế, khiến con cháu chúng ta sẽ hoàn toàn chẳng có gì".

                                                                                               Lê Miên Tường (Theo BBC News, 10/2016)

Bình luận

Nổi bật

Những phi cơ già cỗi nhất thế giới, bay trên bầu trời nửa thế kỷ vẫn còn hoạt động

Những phi cơ già cỗi nhất thế giới, bay trên bầu trời nửa thế kỷ vẫn còn hoạt động

sự kiện🞄Thứ ba, 20/02/2024, 10:09

Trên thế giới còn rất nhiều những chiếc phi cơ 'lão thành' ngót nghét 50 tuổi vẫn đang bay trên bầu trời.

Người phụ nữ mắc ung thư gan giai đoạn cuối vì 1 loại thực phẩm quen thuộc, chuyên gia cảnh báo thói quen này nhiều người mắc phải

Người phụ nữ mắc ung thư gan giai đoạn cuối vì 1 loại thực phẩm quen thuộc, chuyên gia cảnh báo thói quen này nhiều người mắc phải

sự kiện🞄Thứ bảy, 14/10/2023, 05:57

Loại thực phẩm nhiều người xem như vô hại này lại là nguyên nhân dẫn đến bệnh tật, thậm chí nguy hiểm tới tính mạng, chúng thường được gọi là "sát thủ thầm lặng" tàn phá sức khoẻ con người.

Cảng Chu Lai đón tàu lớn và nâng cao hiệu suất khai thác hàng rời

Cảng Chu Lai đón tàu lớn và nâng cao hiệu suất khai thác hàng rời

sự kiện🞄Thứ năm, 29/06/2023, 15:00

(CL&CS) - Cảng Chu Lai thuộc Công ty Giao nhận - vận chuyển quốc tế Trường Hải (THILOGI) đang dần khẳng định năng lực tiếp nhận tàu lớn, khai thác đa dạng hàng hóa, đáp ứng nhu cầu xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp, góp phần thúc đẩy giao thương tại khu vực miền Trung, Tây Nguyên.