Lãnh đạo thế giới và Liên hiệp quốc đối phó với dịch COVID-19
(CL&CS) - 230 nhà lãnh đạo đã kêu gọi G20 có biện pháp đối phó với dịch COVID-19. Riêng Liên hiệp quốc cũng đã kêu gọi thế giới hỗ trợ khu vực Mỹ Latin và Caribe ứng phó dịch.
Tình hình dịch bệnh COVID-19 vẫn chưa có dấu hiệu giảm – theo khuyến cáo của WHO và LHQ. Tính đến thời điểm 6h50 ngày 4/6, toàn thế giới có 6.551.389 người nhiễm virus SARS CoV-2, 386.210 ca tử vong. Do vậy, các tổ chức trên hành tinh phải nỗ lực dập dịch.
230 nhà lãnh đạo trên thế giới viết tâm thư giục G20 đối phó với dịch
Khoảng 230 nhà lãnh đạo (mãn nhiệm và đương nhiệm) của nhiều nước trên thế giới đã kêu gọi G20 (Nhóm các nước phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới) triệu tập Hội nghị thượng đỉnh khẩn cấp để đưa ra giải pháp ứng phó với dịch COVID-19 có sự phối hợp chặt chẽ giữa nhiều nước.
Nội dung được ghi trong một bức thư có chữ ký của trên 230 nhà lãnh đạo, nhiều chuyên gia y tế, chuyên gia kinh tế hàng đầu thế giới. Hai cựu Thủ tướng Anh Tony Blair và Gordon Brown, cựu Thủ tướng New Zealand Helen Clark và cựu Tổng Thư ký Liên hiệp quốc Ban Ki-moon cũng ký vào bức thư, trong đó có nội dung kêu gọi G20 cần phải đưa ra một kế hoạch trị giá hàng ngàn tỷ USD để tháo gỡ những khó khăn do dịch COVID-19 gây ra.
Nhấn mạnh đến việc những nước nghèo chịu ảnh hưởng nặng nề hơn của dịch, họ đề nghị các nước phát triển giảm nợ cho 76 quốc gia, tăng gấp 2 lần quỹ hỗ trợ khẩn cấp và đóng góp hàng tỷ USD cho công tác nghiên cứu và phát triển vaccine phòng chống virus SARS CoV-2.
Bức tâm thư giục G20 đối phó với dịch COVID-19 của nhiều nhà lãnh đạo trên thế giới (Ảnh: AFP) |
Bức thư có đoạn nhấn mạnh: "Đây là thời điểm đúng đắn để các nhà lãnh đạo G20 tiến hành Hội nghị Thượng đỉnh lần 2 để thống nhất về giải pháp ứng phó có sự hợp tác mãnh mẽ hơn trong các lĩnh vực y tế, kinh tế và xã hội.
Theo nhiều nhà lãnh đạo, G20 phải có hành động nhanh chóng mang thính cấp thiết, nếu không, tình trạng suy thoái do đại dịch COVID-19 sẽ chỉ sâu rộng thêm hơn, tất yếu gây tổn hại cho tất cả các nền kinh tế, dân chúng và nước có hoàn cảnh khó khăn nhất.
Trong thư, nhóm lãnh đạo cũng thể hiện qua bức thư việc đề cập đến IMF (Quỹ Tiền tệ Quốc tế) ước tính các nước đang phát triển sẽ cần tới 2.500 tỷ USD để vượt qua khủng hoảng nghiêm trọng do virus SARS CoV-2 gây ra. Tuy nhiên, đến nay mới chỉ có một phần nhỏ trong số đó được giải ngân. Vì vậy, nhóm lãnh đạo kêu gọi G20 cần thúc đẩy để gói cứu trợ này sớm được đến với những nước nghèo.
Để làm được điều này, IMF, WB (Ngân hàng Thế giới) và các ngân hàng phát triển trong khu vực tăng tỷ lệ và mức trần cho vay. Ngoài ra, nhóm cũng kêu gọi hành động chống trốn thuế với các biện pháp trừng phạt các nước vi phạm luật định.
Để nhanh chóng có hiệu quả trợ giúp, nhóm cũng thúc giục sự hợp tác toàn cầu trong công tác nghiên cứu và phát triển vaccine để đảm bảo vaccine được phân phối miễn phí trên toàn thế giới với tốc độ nhanh nhất có thể.
Được biết, G20 đã tiến hành Hội nghị Thượng đỉnh khẩn cấp theo hình thức trực tuyến vào tháng 3/2020. Nhóm những nhà lãnh đạo yêu cầu G20 sớm có biện pháp hỗ trợ giúp nhiều nước nghèo chống dịch COVID-19 để có cơ sở đúc kết trong Hội nghị sắp tới sẽ diễn ra vào tháng 11/2020 theo kế hoạch.
Liên hiệp quốc kêu gọi hỗ trợ khẩn cấp Mỹ Latin và Caribe chống dịch
Vừa qua, người phát ngôn của Tổng thư ký Liên hiệp quốc Stephane Dujarric cảnh báo các ca nhiễm virus SARS CoV-2 tại Mỹ Latin và Caribe đã vượt quá con số ghi nhận hàng ngày tại Mỹ và châu Âu, trở thành tâm điểm mới của đại dịch COVID-19, đồng thời kêu gọi hỗ trợ khu vực này trong việc chống virus.
Phát biểu tại buổi họp báo, ông Dujarric khẳng định LHQ sẵn sàng hỗ trợ các chính phủ và người dân khu vực thông qua các cơ quan, quỹ và chương trình khác nhau, bao gồm việc phát triển các kế hoạch ứng phó đại dịch cấp quốc gia.
Theo ông, LHQ cũng sẽ hỗ trợ tư vấn công tác đối phó dịch bệnh cho cácchính quyền nước có đông đảo bệnh nhân COVID-19, bao gồm cả việc gửi các nhóm chuyên viên trực tiếp tới hỗ trợ trong các lĩnh vực như vệ sinh dịch tễ, cung cấp nước và lương thực. Ông Dujarric nêu rõ, Guatemala, Colombia, Venezuela và Haiti nằm trong số các nước cần được tiếp nhận hỗ trợ khẩn cấp.
Tiếp theo LHQ, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cũng kêu gọi sự hỗ trợ đặc biệt cho khu vực Mỹ Latin và vùng biển Caribe trong bối cảnh 4 nước Brazil, Peru, Chile và Mexico ghi nhận số ca mắc COVID-19 hàng ngày nhiều nhất thế giới hiện nay đều rơi vào khu vực này.
Liên hiệp quốc kêu gọi hỗ trợ khẩn cấp khu vực Mỹ Latin và Caribe chống dịch (Ảnh: Reuters) |
Mike Rayan - Giám đốc điều hành về Khẩn cấp Y tế của WHO, nhấn mạnh rằng cần tập trung hỗ trợ cho Nam Mỹ và Trung Mỹ trong việc đối phó dịch bệnh, bởi không nơi nào trên thế giới sẽ được an toàn cho đến khi tất cả các khu vực được an toàn.
Rayan cũng nêu rõ mặc dù các con số không tăng theo cấp số nhân, song vẫn có sự gia tăng nhanh chóng các ca nhiễm virus SARS CoV-2 tại Colombia, Argentina và Bolivia. Ông cũng bảy tỏ quan ngại đặc biệt đối với tình hình tại các nước có hệ thống y tế yếu kém như Haiti.
Bên cạnh đó, bối cảnh xã hội phức tạp còn làm nghiêm trong hơn tình trạng khẩn cấp y tế tại các nước Mỹ Latin, điển hình như tình trạng nghèo đói tại phần lớn các nước trong khu vực.
Theo các con số thống kê y tế quốc gia, Mỹ Latin đã ghi nhận các ca nhiễm COVID-19 vượt quá 1 triệu người, chiếm 1/6 tổng số ca bệnh trên thế giới, trong đó 50% số người mắc virus SARS CoV-2 của khu vực tập trung tại Brazil, quốc gia xếp thứ 2 thế giới sau Mỹ về số ca bệnh với hơn 500.000 người nhiễm virus và gần 30.000 người thiệt mạng.
Lê Miên Tường
(Theo AFP, Reuters)
Bình luận
Nổi bật
Hạnh phúc của người đàn ông mắc căn bệnh kỳ lạ khi được làm tròn lời hứa với vợ
sự kiện🞄Thứ bảy, 23/11/2024, 16:01
(CL&CS) - Vừa qua, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City (Hà Nội) đã phẫu thuật thành công cho bệnh nhân bị giả u vô cùng phức tạp và hiếm gặp, do biến chứng nguy hiểm từ việc mài mòn của khớp nhân tạo thế hệ cũ.
Nhà khoa học VinFuture: “AI thông minh hơn là an toàn hơn”
sự kiện🞄Thứ bảy, 23/11/2024, 16:00
(CL&CS) - Trí tuệ nhân tạo (AI) sẽ ngày càng thông minh, thậm chí vượt xa con người, nhưng sẽ không có chuyện AI kiểm soát con người. Đó là khẳng định của GS. Yann LeCun, Đại học New York, Giám đốc Khoa học Trí tuệ nhân tạo tại Meta (Hoa Kỳ), một trong những người tiên phong đặt nền phóng cho sự phát triển của AI.
Người dân và du khách Nha Trang hào hứng trải nghiệm buýt điện VinBus
sự kiện🞄Thứ bảy, 23/11/2024, 16:00
(CL&CS) - Xe buýt điện VinBus xuất hiện ở thành phố biển Nha Trang đã thu hút hàng ngàn người dân, du khách trải nghiệm. Bên cạnh ưu điểm êm ái, không tiếng ồn, thân thiện với môi trường, những chuyến xe xanh còn nhận được nhiều phản hồi tích cực về dịch vụ và các tính năng công nghệ nổi bật.
anh đứcLorem ipsum dolor sit amet, consectetur adipisicing elit. Quis cum, ut esse cupiditate autem. Dolor est dolorem sunt, sequi omnis corporis cumque ratione accusamus ex deserunt, molestiae consequuntur natus beatae.