TCVN 7161-1: 2022 về hệ thống chữa cháy bằng khí
(CL&CS) - Hệ thống chữa cháy bằng khí nên đáp ứng các yêu cầu về thiết kế, lắp đặt, thử nghiệm, bảo dưỡng và an toàn theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7161-1: 2022 do Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.
Hệ thống chữa cháy bằng khí là giải pháp phòng cháy chữa cháy tiên tiến, được thiết kế để bảo vệ các khu vực có giá trị cao như phòng server, trung tâm dữ liệu, kho tài liệu, phòng thí nghiệm và nhà máy sản xuất linh kiện điện tử.
So với các phương pháp truyền thống như nước hoặc bọt, hệ thống chữa cháy bằng khí có ưu điểm vượt trội là khả năng dập tắt đám cháy hiệu quả mà không gây hư hại đến thiết bị điện tử, tài liệu quý giá, đồng thời không để lại cặn bẩn sau khi xử lý. Điều này giúp giảm thiểu chi phí khắc phục hậu quả và thời gian phục hồi hoạt động sau sự cố.
Theo thống kê của Hiệp hội Phòng cháy Chữa cháy Quốc tế (NFPA), hệ thống chữa cháy bằng khí có tỷ lệ thành công trên 98% khi được bảo trì đúng quy cách, và giảm thiệt hại sau hỏa hoạn tới 85% so với các hệ thống chữa cháy truyền thống.
Thực tế hệ thống chữa cháy khí là một thuật ngữ được sử dụng để mô tả việc sử dụng khí trơ và các tác nhân hóa học để dập tắt đám cháy. Các tác nhân này chịu sự quy định của Hiệp hội Phòng cháy chữa cháy Quốc gia Mỹ (NFPA) đối với Hệ thống chữa cháy khí sạch- NFPA 2001.
Theo tiêu chuẩn NFPA 2001 về hệ thống chữa cháy khí sạch, thuật ngữ khí chữa cháy sạch có nghĩa là chất chữa cháy không dẫn điện, dễ bay hơi hoặc khí không để lại dư lượng bay hơi. Các hệ thống chữa cháy bao gồm hệ thống chữa cháy khí đều hoạt động dựa trên 1 trong 4 phương pháp dập tắt đám cháy bao gồm giảm hoặc cô lập oxy; giảm hoặc cô lập nhiên liệu; giảm nhiệt hoặc phá vỡ phản ứng của sự cháy.
Còn theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7161-1 : 2022 Hệ thống chữa cháy bằng khí- tính chất vật lý và thiết kế hệ thống- Phần 1: Yêu cầu chung do Bộ Khoa học và Công nghệ công bố cũng đưa ra các yêu cầu và đưa ra các khuyến nghị về thiết kế, lắp đặt, thử nghiệm, bảo dưỡng và an toàn của các hệ thống chữa cháy bằng khí trong các tòa nhà, các nhà máy hoặc các công trình xây dựng khác, quy định đặc tính của các khí chữa cháy khác nhau và các loại đám cháy thích hợp với các khí chữa cháy này.

Thiết kế, lắp đặt hệ thống chữa cháy bằng khí phải do những người có năng lực và thẩm quyền thục hiện. Ảnh minh họa
Tiêu chuẩn này áp dụng đối với hệ thống chữa cháy bằng khí theo thể tích cho các tòa nhà, nhà máy và các đối tượng khác khi sử dụng các chất khí chữa cháy không dẫn điện, không để lại cặn sau khi phun và có đủ các dữ liệu để một cơ quan độc lập có thẩm quyền có thể đánh giá được tính năng và đặc tính an toàn của chúng. Tiêu chuẩn này không áp dụng cho hệ thống phòng nổ.
Tiêu chuẩn này không hướng dẫn các cơ quan có thẩm quyền phê duyệt các khí chữa cháy được liệt kê dưới đây vì các khí chữa cháy khác cũng có thể được chấp nhận theo cách tương tự. Khí CO2 không thuộc phạm vi của tiêu chuẩn này mà được quy định trong các tiêu chuẩn khác.
Quy định chung về ứng dụng và các hạn chế, việc thiết kế, lắp đặt, sử dụng và bảo dưỡng đối với hệ thống chữa cháy bằng khí phải do những người có năng lực và thẩm quyền về hệ thống chữa cháy thực hiện. Việc bảo dưỡng và lắp đặt chỉ được thực hiện bởi các nhân viên và công ty có đủ điều kiện. Các đối tượng mà hệ thống này bảo vệ được và bất cứ các hạn chế nào trong việc sử dụng chúng phải được đề cập trong tài liệu hướng dẫn thiết kế hệ thống của nhà cung cấp.
Các hệ thống chữa cháy thể tích chủ yếu được dùng để chữa cháy trong khu vực được bao che kín hoặc các thiết bị có sẵn cấu kiện bao che vây quanh để có thể giữ được khí chữa cháy.
Các khí chữa cháy được nêu trong tiêu chuẩn này là các khí không dẫn điện. Các khí chữa cháy và các thông số của hệ thống đặc thù được đề cập riêng trong các phần của TCVN 7161 (ISO 14520) cho các khí chữa cháy riêng. Các phần đó phải được sử dụng cùng với tiêu chuẩn này.
Nếu chưa thực hiện thử nghiệm có liên quan theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền, các khí chữa cháy được nêu trong tiêu chuẩn này không được sử dụng chữa các đám cháy có các chất sau: các hóa chất tự chứa nguồn cung cấp oxy riêng, như xenluloza nitrat; các hỗn hợp chứa các vật liệu oxy hóa, như natri clorat hoặc natri nitrat; các hóa chất có khả năng tự phân hủy nhiệt, như một số peroxit hữu cơ; các kim loại có hoạt tính hóa học (như natri, kali, manhê, titan và ziriconi), các hidrua có hoạt tính hóa học hoặc các amit kim loại, một số trong các kim loại này có thể có phản ứng rất mạnh với một số khí chữa cháy; các khu vực mà phần lớn bề mặt có nhiệt độ (được gia nhiệt không phải từ nguồn nhiệt của đám cháy) lớn hơn nhiệt độ phá hủy của khí chữa cháy.
Về tính chất môi trường, chỉ số làm nóng lên toàn cầu (GWP) và chỉ số tác động phá hủy tầng ôzôn (ODP) áp dụng cho các chất chữa cháy dạng khí trong các phần ISO 14520-2 đến ISO 14520-15.
Đặc biệt phải chú ý khi phun khí chữa cháy vào môi trường có khả năng gây nổ. Sự phóng điện do tĩnh điện của các vật dẫn điện không được nối đất có thể xảy ra trong quá trình phun khí chữa cháy. Các vật dẫn này có thể phóng điện sang các vật khác với năng lượng đủ lớn để có thể kích nổ. Khi hệ thống được sử dụng với khí trơ thì đường ống phải được liên kết với nhau và được nối đất.
Ngoài ra chỉ được phép trộn lẫn các khí chữa cháy trong cùng một bình chứa nếu hệ thống được chấp thuận cho sử dụng hỗn hợp khí này. Không được phép sử dụng các hệ thống phun đồng thời các khí chữa cháy khác nhau để bảo vệ cùng một không gian được bao kín.
Tất cả các thiết bị phải được thiết kế cho mục đích chữa cháy và không dễ dàng rơi vào trạng thái không hoạt động được hoặc hoạt động không như mong muốn. Các thiết bị thường phải được thiết kế để hoạt động tốt trong khoảng nhiệt độ từ -20°C đến 50°C, hoặc được ghi nhãn chỉ ra các giới hạn nhiệt độ, hoặc theo các thông số kỹ thuật của nhà sản xuất ghi trên biển nhãn hoặc ghi trong tài liệu hướng dẫn của nhà sản xuất (khi không có biển nhãn).
Mọi nguy hiểm cho con người do việc phun khí chữa cháy tạo ra phải được xem xét khi thiết kế hệ thống, nhất là các nguy hiểm do các khí chữa cháy đặc biệt nêu trong các phần bổ sung của TCVN 7161 (ISO 14520) gây ra. Tránh tiếp xúc không cần thiết với tất cả các khí chữa cháy. Việc áp dụng TCVN 7161 (ISO 14520) không loại bỏ trách nhiệm về pháp lý của người sử dụng là phải tuân thủ các qui tắc an toàn thích hợp.
Các phòng ngừa về an toàn đưa ra trong tiêu chuẩn này không tính đến các ảnh hưởng độc hại hoặc sinh lý liên quan đến các sản phẩm cháy do đám cháy tạo ra. Thời gian tiếp xúc với nguy hiểm theo các phòng ngừa về an toàn trong tiêu chuẩn này tối đa là 5 min. Khi thời gian tiếp xúc lớn hơn 5 min có thể gây ra các ảnh hưởng độc hại và sinh lý.
Khoảng cách an toàn từ các vật dẫn điện hở đến tất cả các chi tiết, bộ phận của hệ thống cần tiếp cận trong quá trình bảo dưỡng không được nhỏ hơn các giá trị theo quy định. Khi không thể đạt được các khoảng hở này thì phải có biển cảnh báo và trang bị một hệ thống an toàn cho công việc bảo dưỡng. Tất cả các hệ thống phụ trợ và các phần cấu thành phải tuân theo các tiêu chuẩn quốc gia hoặc quốc tế có liên quan.
Theo VietQ.vn
- ▪Tiêu chuẩn xét tặng Kỷ niệm chương Bảo vệ an ninh Tổ quốc
- ▪Hà Giang: Nâng cao kiến thức pháp luật, các quy chuẩn, tiêu chuẩn mới có liên quan đến công tác PCCC
- ▪Phú Thọ: Hỗ trợ doanh nghiệp đổi mới công nghệ, áp dụng tiêu chuẩn quản lý tiên tiến
- ▪Tiêu chuẩn IEC 62443-2-1:2024 về bảo mật hệ thống điều khiển và tự động hóa công nghiệp
Bình luận
Nổi bật
TCVN 7161-1: 2022 về hệ thống chữa cháy bằng khí
sự kiện🞄Thứ ba, 25/03/2025, 08:23
(CL&CS) - Hệ thống chữa cháy bằng khí nên đáp ứng các yêu cầu về thiết kế, lắp đặt, thử nghiệm, bảo dưỡng và an toàn theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7161-1: 2022 do Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.
ISO 31000: Phù hợp và thiết thực với mọi loại hình doanh nghiệp trong kỷ nguyên vươn mình
sự kiện🞄Thứ sáu, 21/03/2025, 16:00
(CL&CS) - Tiêu chuẩn ISO 31000:2009 áp dụng với mọi tổ chức/ doanh nghiệp có nhu cầu xác định và kiểm soát các tác động nhằm hạn chế xảy ra rủi ro đối với hoạt động sản xuất, kinh doanh, cung cấp dịch vụ...
TCVN 13381-5:2023 về giống chuối
sự kiện🞄Thứ năm, 20/03/2025, 15:53
(CL&CS) - Để tăng năng suất trong quá trình trồng chuối thì yêu cầu đối với giá trị canh tác và giá trị sử dụng nên đáp ứng theo theo hướng dẫn tại Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13381-5:2023.
anh đứcLorem ipsum dolor sit amet, consectetur adipisicing elit. Quis cum, ut esse cupiditate autem. Dolor est dolorem sunt, sequi omnis corporis cumque ratione accusamus ex deserunt, molestiae consequuntur natus beatae.