Thứ hai, 21/08/2023, 14:34 PM

Xuất khẩu gỗ đã có tín hiệu tích cực

(CL&CS) - Theo HAWA, trong tháng 7 các doanh nghiệp trong ngành gỗ đã bắt đầu đón những đơn hàng trở lại, phục vụ cho mùa mua sắm nội thất cuối năm của thị trường thế giới.

, Ngành gỗ vẫn lạc quan có thể cán mốc xuất khẩu 14 tỷ USD vào cuối năm khi các doanh nghiệp bắt đầu đón thêm một số đơn hàng mới.

, Ngành gỗ vẫn lạc quan có thể cán mốc xuất khẩu 14 tỷ USD vào cuối năm khi các doanh nghiệp bắt đầu đón thêm một số đơn hàng mới.

Theo Cục Lâm nghiệp (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), giá trị xuất khẩu lâm sản 6 tháng đầu năm 2023 của Việt Nam ước đạt 6,42 tỷ USD, giảm gần 29% so với cùng kỳ năm 2022. Tuy nhiên, ngành gỗ vẫn lạc quan có thể cán mốc xuất khẩu 14 tỷ USD vào cuối năm khi các doanh nghiệp bắt đầu đón thêm một số đơn hàng mới.

Kết quả khảo sát sơ bộ với các doanh nghiệp mà Hội mỹ nghệ Chế biến gỗ TP.HCM (HAWA) thực hiện cho thấy, trong 6 tháng đầu năm 2023, đơn hàng tại các doanh nghiệp trong ngành giảm trung bình 30%.

Việc thiếu đơn hàng khiến các nhà máy chế biến gỗ phải giảm công suất, lao động, thậm chí trả mặt bằng, nhà xưởng, khiến nhiều doanh nghiệp ngành gỗ “lao đao”, kết quả kinh doanh giảm sút nghiêm trọng trong nửa đầu năm 2023.

Bước sang tháng 7, tình hình đã được cải thiện hơn, ông Nguyễn Quốc Khanh, Chủ tịch HAWA cho biết, khó khăn giảm đơn hàng hiện nay của ngành gỗ chỉ là tạm thời. Trong tháng 7, các doanh nghiệp trong ngành gỗ Việt Nam đã bắt đầu đón những đơn hàng trở lại, phục vụ cho mùa mua sắm nội thất cuối năm của thị trường thế giới.

Theo ông Đỗ Xuân Lập, Chủ tịch Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam (Vifores), người dân châu Âu đang rất ưa chuộng đồ gỗ trang trí, đây được xem là thị trường ngách cho các doanh nghiệp xuất khẩu gỗ, với mức tăng trưởng dự kiến khoảng 4,27%/năm cho giai đoạn 2023-2026 và đến năm 2026 có thể đạt 7,05 tỷ USD. Ngoài ra, nhiều doanh nghiệp gỗ đang tập trung khai phá các thị trường mới.

Tại hội thảo mới đây, bà Trần Như Trang, đại diện chương trình SIPPO Việt Nam chia sẻ cụ thể về tình hình hồi phục của top 5 thị trường xuất khẩu gỗ của Việt Nam như Mỹ, châu Âu, Nhật Bản và nhiều nước khác. Đáng mừng là không chỉ có tín hiệu tích cực về tăng trưởng sản lượng, mà còn xuất hiện nhiều xu hướng và yêu cầu mới từ các thị trường này.

Thị trường xuất khẩu gỗ của Việt Nam cũng đang đứng trước cơ hội cung ứng sản phẩm cho một số nước Trung Đông. Đây là tín hiệu đánh dấu một bước ngoặt quan trọng đối với ngành nội thất của Việt Nam, tạo cơ hội cho ngành này hoàn thành chỉ tiêu xuất khẩu.

Định vị lại tầm nhìn phát triển cho ngành nội thất Việt Nam trong bối cảnh mới, bà Phạm Thị Ngọc Thủy, Giám đốc Ban IV cho hay những thách thức mới về thị trường liên quan đến Tiêu chuẩn về gỗ của Liên minh châu Âu (European Union Timber Regulation - EUTR) hay mục tiêu Net Zero cũng sẽ giúp ngành chế biến gỗ và lâm sản Việt Nam phát triển theo chiều hướng tích cực hơn. Từ đó, tạo điều kiện cho ngành vươn xa hơn, thu hút thêm dòng vốn đầu tư từ khối ngoại.

Theo ông Nguyễn Chánh Phương, Tổng thư ký HAWA, về công tác phát triển bền vững, đó là một thách thức nhưng cũng là cơ hội mới cho các doanh nghiệp. Có thể đến năm 2028, ngành gỗ mới thực sự phải đối mặt với bài toán giảm phát thải.

Thúc đẩy xuất khẩu gỗ nội thất cũng cần sự hợp tác chặt chẽ giữa doanh nghiệp và các cơ quan chức năng, đảm bảo tuân thủ các quy định và tiêu chuẩn xuất khẩu của từng thị trường. Nâng cao năng lực quản lý chất lượng và vận hành cũng là một yếu tố quan trọng để duy trì uy tín và đáp ứng yêu cầu chất lượng cao của các thị trường khó tính.

Việc đẩy mạnh tiếp thị và quảng bá thương hiệu gỗ nội thất Việt Nam trên thế giới là cần thiết. Ngoài ra, việc tạo lập các mối quan hệ đối tác đáng tin cậy với các công ty, nhà phân phối và đại lý quốc tế cũng sẽ giúp mở rộng thị trường và tiếp cận được nhiều đơn hàng hơn.

Đặc biệt, cần tăng cường giao lưu và hợp tác với các doanh nghiệp trong ngành gỗ của các quốc gia có truyền thống sản xuất và tiêu thụ gỗ lớn, để học hỏi và chia sẻ kinh nghiệm, tạo điều kiện thuận lợi cho việc mở rộng thị trường và tăng cường năng lực cạnh tranh toàn cầu.

Ông Đỗ Xuân Lập cũng cho rằng, phân khúc đồ gỗ cao cấp hiện nay vẫn chưa được các doanh nghiệp nghiệp chú trọng nhiều, nếu tham gia thị trường này sẽ mang lại giá trị xuất khẩu rất lớn. Để tham gia được thị trường này, doanh nghiệp phải có thương hiệu, đạt tiêu chuẩn thiết kế, giải pháp công nghệ, có năng lực về thiết kế sản phẩm mới.

Minh Vân

Bình luận

Nổi bật

Đắk Lắk: Đảm bảo nước sạch, nâng cao chất lượng cuộc sống người dân

Đắk Lắk: Đảm bảo nước sạch, nâng cao chất lượng cuộc sống người dân

sự kiện🞄Thứ năm, 02/05/2024, 14:29

(CL&CS) - Tuần lễ có chủ đề “Đảm bảo cấp nước sạch an toàn thích ứng biến đổi khí hậu”, được tổ chức từ ngày 29/4/2024 đến ngày 6/5/2024, có thể kéo dài đến ngày Môi trường thế giới (5/6/2024) và lồng ghép với các sự kiện và ngày lễ lớn khác.

[INFOGRAPHIC] Việt Nam phấn đấu vào top 3 ASEAN về tốc độ tăng năng suất lao động

[INFOGRAPHIC] Việt Nam phấn đấu vào top 3 ASEAN về tốc độ tăng năng suất lao động

sự kiện🞄Thứ năm, 02/05/2024, 14:22

(CL&CS) - Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà đã ký quyết định 1305/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình quốc gia về tăng năng suất lao động đến năm 2030.

Bộ Công an đề xuất quy định mới về kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hóa có khả năng gây mất an toàn

Bộ Công an đề xuất quy định mới về kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hóa có khả năng gây mất an toàn

sự kiện🞄Thứ tư, 01/05/2024, 15:35

(CL&CS)- Bộ Công an đang dự thảo Thông tư quy định kiểm tra nhà nước và đánh giá sự phù hợp chất lượng sản phẩm, hàng hóa trong sản xuất, nhập khẩu có khả năng gây mất an toàn thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Công an.