Thứ bảy, 09/09/2023, 08:22 AM

Xu hướng trong xây dựng bền vững

(CL&CS)- Các vấn đề về ô nhiễm môi trường đang dần trở nên nhức nhối ở cả Việt Nam và trên toàn thế giới.

Ô nhiễm môi trường không chỉ ảnh hưởng trực tiếp tới sức khoẻ con người mà còn ảnh hưởng đến môi trường sinh thái tự nhiên. Do vậy, sống xanh, sử dụng vật liệu xanh đang dần dần được nhiều người lựa chọn và dần trở thành xu hướng.

Trong ngành xây dựng, vật liệu xanh cũng đang dần thay thế các loại vật liệu khác. Vậy vật liệu xanh là gì? Tại sao nên sử dụng nó?

Vật liệu xanh là gì?

Vật liệu xanh là những sản phẩm được sản xuất và dùng những loại nguyên liệu phục vụ cho công tác xây dựng và đảm bảo được các tiêu chí như: không độc hại, tái chế được, tiết kiệm năng lượng và có tuổi thọ dài. Các quy trình sản xuất vật liệu xanh được kiểm định nghiêm ngặt. Một số loại vật liệu xanh phổ biến như gạch không nung, xốp XPS, đá chẻ, bê tông nhẹ, gỗ ốp tường xanh,….

1

Xu hướng trong xây dựng bền vững

Ngoài ra, khi đã hết hạn sử dụng thì vật liệu vẫn được kiểm soát để đảm bảo không gây ô nhiễm môi trường. Chính vì điều đó nên vật liệu xanh rất an toàn với sức khỏe con người, thân thiện với môi trường.

Vật liệu xanh khi sản xuất ra cần đáp ứng được việc giúp giảm được năng lượng trong quá trình sản xuất, tiết kiệm được lượng điện năng tiêu thụ..Chi phí để lắp đặt các sản phẩm này tuy cao hơn so với các loại vật liệu truyền thống nhưng hiện nay nó vẫn đang dần trở thành xu hướng và được nhiều người hướng đến. Về lâu dài, khi vật liệu xanh giúp giảm thiểu được nguồn năng lượng, điện năng thì nó cũng sẽ giúp cho các chủ đầu tư tiết kiệm được chi phí.

Một số loại vật liệu xanh phổ biến hiện nay

Gạch không nung: Gạch không nung hay còn gọi là gạch bê tông bùn là một loại vật liệu xanh được ưa chuộng nhất hiện nay và được dùng để thay thế gạch đất nung. Gạch không nung thường được trộn thêm cùng với sỏi, cát để làm tăng độ chắc chắn. Đây là loại vật liệu chiếm đến 21% tổng các loại vật liệu trên thị trường Việt Nam hiện nay.

Xốp XPS: Xốp XPS là một loại vật liệu được làm từ chất dẻo PS với những ưu điểm nổi bật như cách nhiệt, chống lại lực tác động, chống thấm nước và bền bỉ. Xốp có trọng lượng khá nhẹ, dễ dàng để mang vác, vận chuyển.

Chính nhờ cấu trúc phân tử của nguyên liệu chất dẻo PS không thấm nước nên xốp XPS có khả năng chống ẩm tuyệt vời. Đồng thời, nhờ cấu trúc hoá học ổn định, các chất độc hại sẽ không bị bốc hơi hay phân huỷ, đảm bảo an toàn cho môi trường và sức khỏe con người.

Bê tông nhẹ: Bê tông nhẹ là một sản phẩm được sản xuất trên công nghệ chưng áp khí và không cần nung. Bê tông nhẹ thường được sử dụng để làm gạch khối, sàn mái hay tấm tường.

Bê tông nhẹ có chi phí cao sơn so với các loại vật liệu truyền thống khoảng 10-15% nhưng lại tiết kiệm được các chi phí khác khi sử dụng trong công trình như nền móng, điện năng cho điều hoà,…Do đó, nó ngày càng được sử dụng nhiều hơn.

Đá chẻ: Đá chẻ là một loại đá trong tự nhiên và được chẻ ra từ một khối đá lớn. Do đó mà đá chẻ có màu sắc đồng đều, dễ dàng để sử dụng làm gạch ốp lát. Đá chẻ có đặc tính chịu nhiệt tốt, khả năng chịu lực cao.

Với sự đa dạng trong màu sắc, vân đá, đá chẻ mang đến cho công trình những giá trị thẩm mỹ cao. Bên cạnh đó, đá chẻ được sản xuất bằng công nghệ không nung nên nó không gây tác động tiêu cực đến môi trường.

Gỗ ốp tường xanh: Một số loại vật liệu như gỗ Weathertex của Úc được ép từ các loại vụn gỗ, xay từ nhánh cây hay cành cây sản xuất trên dây chuyền hiện đại theo công nghệ ép bằng áp suất của hơi nước được gọi là vật liệu gỗ ốp tường xanh. Loại vật liệu này có thành phần vụn gỗ lên tới 97% còn 3% còn lại là các chất kết dính.

Đây là một sản phẩm an toàn và bảo vệ môi trường do không sử dụng gỗ rừng tự nhiên mà dùng những loại cây tận thu từ gỗ rừng trồng và có thể tái chế được. Đồng thời, các chất được sử dụng làm chất kết dính cũng không chứa hoá chất và các chất độc hại.

Tôn lợp sinh thái: Tôn lợp sinh thái được sản xuất từ các thành phần như sợi hữu cơ xenlulo, acrylic và chất chống thấm asphalt theo phương pháp ép lớp. Nhờ đó mà sản phẩm này có khả năng chống chịu lại thời tiết khắc nghiệt, chịu được gió bão và lốc xoáy lên tới 192km/h, rất phù hợp với các công trình ở ven biển. Tôn lợp sinh thái còn có khả năng chống nóng và cách âm cực kì tốt.

Sơn sinh thái: Sơn sinh thái còn được gọi là sơn sạch, sơn xanh, sơn công nghệ xanh. Loại sơn này sử dụng nguồn nguyên liệu và kết hợp với ngành công nghiệp xanh hướng tới sự thân thiện môi trường. Đây là một xu hướng tất yếu, một nhu cầu mà hiện nay cả thế giới đang hướng tới.

Kiện rơm: Kiện rơm là vật liệu xanh được sử dụng nhiều trong các nông trại bởi tính sẵn có và khả năng cách âm, cách nhiệt cao.

Ngoài ra, kiện rơm cũng có khả năng chống cháy bởi khi sản xuất, rơm được ép chặt nên không khí không thể lọt qua. Do kiện rơm không có khả năng chịu lực, chịu tải nên chỉ phù hợp làm vật liệu lấp đầy giữa các cột hay trong các khung, dầm.

Xi măng xanh: Xi măng địa polime (Geopolymer), là loại vật liệu xây dựng thân môi trường và đổi mới được phát triển tại Trung tâm Công nghệ Trenchless của trường đại học Công nghệ Louisiana (TTC) - Mỹ, được trưng bày tại triển lãm giao thông tổ chức tại Trung tâm Khoa học Detroit.

Được Tiến sĩ Erez Allouche, Giám đốc của TTC và nhóm nghiên cứu của ông phát triển, xi măng địa polime là một thế hệ vật liệu xi măng mới sử dụng “tro bay” một trong những sản phẩm phụ công nghiệp dư thừa nhất, với vai trò là vật thay thế cho xi măng Portland, loại vật liệu tổng hợp được sản xuất phổ biến nhất trên thế giới.

Kính tiết kiệm năng lượng: Vật liệu thân thiện với môi trường này đặc biệt phù hợp với vùng khí hậu Việt Nam, gồm 2 loại là kính Low E và kính Solar Control.

Ngoài ra, còn một số loại vật liệu xanh truyền thống được làm từ: tre, sợi gỗ, xơ mướp, kiện rơm, đá ong... cũng được áp dụng ở những công trình nội thất như sân vườn, phố cổ,...

Trung Kiên

Bình luận

Nổi bật

Triển khai áp dụng năng suất chất lượng trong các trường Đại học, Cao đẳng

Triển khai áp dụng năng suất chất lượng trong các trường Đại học, Cao đẳng

sự kiện🞄Thứ ba, 07/05/2024, 20:43

(CL&CS)- Trong khuôn khổ Chương trình quốc gia hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa giai đoạn 2021-2030, ngày 6/5, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường phối hợp với trường Đại học Hải Phòng tổ chức Tọa đàm Tổng quan về năng suất chất lượng và áp dụng năng suất chất lượng trong các trường Đại học, Cao đẳng.

Sở Khoa học và Công nghệ An Giang: Phát triển nhãn hiệu chứng nhận

Sở Khoa học và Công nghệ An Giang: Phát triển nhãn hiệu chứng nhận

sự kiện🞄Thứ ba, 07/05/2024, 12:09

(CL&CS) - Quá trình triển khai, nhiều tổ chức, cá nhân sản xuất - kinh doanh nhận thức giá trị của nhãn hiệu chứng nhận (NHCN) An Giang, ý nghĩa của việc xây dựng và phát triển thương hiệu đặc trưng của tỉnh, chất lượng, giá trị, tạo dựng uy tín cho sản phẩm của mình và chủ động nộp hồ sơ đăng ký để được cấp quyền sử dụng NHCN.

Bình Định: Phê duyệt nhiệm vụ “Ứng dụng KH&CN xây dựng mô hình nuôi thương phẩm hải sâm cát tại xã Nhơn Hải, TP Quy Nhơn'

Bình Định: Phê duyệt nhiệm vụ “Ứng dụng KH&CN xây dựng mô hình nuôi thương phẩm hải sâm cát tại xã Nhơn Hải, TP Quy Nhơn'

sự kiện🞄Thứ sáu, 03/05/2024, 10:26

(CL&CS) - Mới đây, Sở KH&CN tỉnh Bình Định đã phê duyệt nhiệm vụ “Ứng dụng KH&CN xây dựng mô hình nuôi thương phẩm hải sâm cát tại xã Nhơn Hải, TP Quy Nhơn" do Phòng Kinh tế TP Quy Nhơn chủ trì thực hiện và HTX Dịch vụ - Du lịch - Thủy sản Nhơn Hải là cơ quan phối hợp chính tổ chức thực hiện.