Thứ sáu, 26/04/2024, 14:09 PM

Xây dựng tương lai chung bằng đổi mới và sáng tạo

(CL&CS)- Xây dựng tương lai chung bằng đổi mới và sáng tạo, đó là chủ đề mà Tổ chức Sở hữu trí tuệ Thế giới đã chọn cho Ngày Sở hữu trí tuệ Thế giới 26/4/2024.

Ngày nay cùng với sự phát triển của nền kinh tế tri thức với những đột phá nhanh và mới về khoa học công nghệ, về quá trình chuyển đổi số, sở hữu trí tuệ đóng vai trò vô cùng quan trọng, là yếu tố không thể tách rời trong các chính sách phát triển đời sống kinh tế - xã hội của đất nước, là yếu tố cốt lõi để thúc đẩy hoạt động đổi mới sáng tạo.

Nhằm tôn vinh vai trò của sở hữu trí tuệ trong đời sống kinh tế - xã hội, nâng cao nhận thức của cộng đồng về sở hữu trí tuệ, Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO) đã chọn ngày 26/4 hàng năm là “Ngày Sở hữu trí tuệ thế giới”.

web IPDay2024_Key Visual

Chủ đề ngày Sở hữu trí tuệ Thế giời năm 2024

Mỗi năm, WIPO lựa chọn một chủ đề riêng cho Ngày Sở hữu trí tuệ thế giới. Năm 2024, WIPO đã công bố chủ đề của Ngày Sở hữu trí tuệ thế giới là: "Sở hữu trí tuệ và các mục tiêu phát triển bền vững: Xây dựng tương lai chung bằng đổi mới và sáng tạo (IP and the SDGs: Building our common future with innovation and creativity)”. Ngày Sở hữu trí tuệ thế giới năm 2024 là cơ hội để khám phá cách thức mà sở hữu trí tuệ khuyến khích và có thể tăng cường tác động của các giải pháp đổi mới sáng tạo hướng tới xây dựng tương lai chung với các mục tiêu phát triển bền vững của Liên Hợp quốc.

Ở nước ta, công tác tuyên truyền về sở hữu trí tuệ ngày càng được Đảng, nhà nước quan tâm và hàng năm đều triển khai chương trình cụ thể theo hướng tiếp cận đa chiều nhằm nâng cao nhận thức của cộng đồng về vấn đề này.

Theo báo cáo của Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới, Việt Nam được xếp hạng thứ 46/132 quốc gia và nền kinh tế về chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu năm 2023 (tăng 2 bậc so với năm 2022) và là một trong 7 quốc gia thu nhập trung bình đạt được nhiều tiến bộ nhất về đổi mới sáng tạo trong thập niên qua. Hà Nội là địa phương dẫn đầu cả nước về số lượng bằng và đơn đăng ký quyền sở hữu trí tuệ và cũng là địa phương đứng đầu kết quả xếp hạng chỉ số đổi mới sáng tạo cấp địa phương do Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

Còn theo số liệu thống kê của Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ KH&CN), trong những năm gần đây, số lượng đơn đăng ký sáng chế nộp vào Cục và số lượng bằng độc quyền sáng chế/giải pháp hữu ích do Cục cấp ra đều có xu hướng tăng. 

Trong giai đoạn 2014-2023, tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm của đơn đăng ký sáng chế và giải pháp hữu ích tại Việt Nam là 9,8%/năm.

Đặc biệt, năm 2023, số lượng bằng độc quyền sáng chế và bằng độc quyền giải pháp hữu ích được cấp cho người nộp đơn Việt Nam đã tăng gấp hơn 2 lần so với năm 2022, gồm 315 bằng độc quyền sáng chế (năm 2022 là 153) và 391 bằng độc quyền giải pháp hữu ích (năm 2022 là 176).

Theo đại diện Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam, việc số lượng văn bằng độc quyền sở hữu trí tuệ của Viện tăng mạnh trong thời gian qua là tín hiệu tích cực thể hiện sự phát triển của tiềm lực KHCN, tính ứng dụng vào thực tiễn và hàm lượng trí tuệ của các kết quả nghiên cứu.  

Bởi khi có nhu cầu hay khả năng hợp tác chuyển giao công nghệ, đơn vị chủ trì, nhà quản lý, nhà khoa học sẽ quan tâm việc đăng ký bảo hộ, xác lập quyền sở hữu trí tuệ đối với các kết quả nghiên cứu để vừa khẳng định tính mới, tính sáng tạo và khả năng ứng dụng công nghiệp của sản phẩm, công nghệ, vừa giảm thiểu rủi ro của việc đạo ý tưởng, công nghệ, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ từ các đối thủ cạnh tranh trên thị trường.

SHTT

Buổi đào tạo tập huấn về Sở hữu trí tuệ do Hội Nữ trí thức Việt Nam nhân Ngày Sở hữu trí tuệ thế giới

Với việc đăng ký bảo hộ sáng chế, nhà khoa học có thể sử dụng quyền sở hữu trí tuệ để bảo vệ kết quả nghiên cứu, nâng cao chất lượng và giá trị nghiên cứu, đồng thời tiến hành thương mại hóa kết quả nghiên cứu để có nguồn lực tái đầu tư cho các nghiên cứu, sáng tạo mới. Từ đó, tạo tiền đề thúc đẩy đổi mới và sáng tạo, hỗ trợ quá trình phục hồi và phát triển kinh tế.

Theo ông Nguyễn Văn Bảy, Phó Cục trưởng Cục Sở hữu trí tuệ, những tín hiệu tích cực trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ trong những năm gần đây, một phần là nhờ vào công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức về việc bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, tập huấn kỹ năng tra cứu thông tin, viết bản mô tả sáng chế cho các viện nghiên cứu, trường đại học, doanh nghiệp, các nhà nghiên cứu đã được Cục Sở hữu trí tuệ đẩy mạnh triển khai trong thời gian qua.

Trong đó phải kể đến việc hình thành và vận hành Mạng lưới TISC (Mạng lưới các trung tâm hỗ trợ công nghệ và đổi mới sáng tạo) theo sáng kiến của WIPO. Theo đó, các hoạt động của mạng lưới thường nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật của WIPO nhằm nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ của các viện nghiên cứu và trường đại học trong nghiên cứu và sáng tạo, đăng ký bảo hộ và thương mại hóa các sáng chế, chuyển giao công nghệ.

Quan trọng hơn là hệ thống pháp luật về sở hữu trí tuệ được hoàn thiện đáp ứng với yêu cầu đặt ra trong bối cảnh mới. Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ trong năm 2022 (Luật Sở hữu trí tuệ năm 2022) là lần sửa đổi, bổ sung Luật Sở hữu trí tuệ toàn diện nhất từ trước đến nay, nội dung sửa đổi, bổ sung rất rộng từ đăng ký xác lập quyền, khai thác, thương mại hoá đến bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ.

Cũng theo ông Nguyễn Văn Bảy, Chiến lược sở hữu trí tuệ đến năm 2030 đã đề ra mục tiêu về gia tăng cả về số lượng và chất lượng các tài sản trí tuệ mới của cá nhân, tổ chức Việt Nam, trong đó, số lượng đơn đăng ký sáng chế và văn bằng bảo hộ sáng chế tăng trung bình 16-18%/năm.

Vì vậy, một trong những mũi nhọn Cục Sở hữu trí tuệ ưu tiên thực hiện là nâng cao năng lực về sở hữu trí tuệ và đổi mới sáng tạo cho các viện nghiên cứu, trường đại học và doanh nghiệp. Đây là một trong những cái nôi để gia tăng về số lượng và nâng cao chất lượng đơn và bằng độc quyền sáng chế "Made in Viet Nam".

Trung Kiên

Bình luận

Nổi bật

Năm 2025 là năm tăng tốc, bứt phá, về đích; phấn đấu đạt kết quả cao nhất các mục tiêu, chỉ tiêu của Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021 - 2025

Năm 2025 là năm tăng tốc, bứt phá, về đích; phấn đấu đạt kết quả cao nhất các mục tiêu, chỉ tiêu của Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021 - 2025

sự kiện🞄Thứ năm, 14/11/2024, 20:00

(CL&CS) - Các chỉ tiêu chủ yếu của năm 2025 được đề ra gồm: Tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước (GDP) khoảng 6,5-7,0% và phấn đấu khoảng 7,0-7,5%; GDP bình quân đầu người đạt khoảng 4.900 đô la Mỹ (USD); Tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân khoảng 4,5%...

Lạng Sơn: Tập trung đầu tư hạ tầng khu kinh tế cửa khẩu

Lạng Sơn: Tập trung đầu tư hạ tầng khu kinh tế cửa khẩu

sự kiện🞄Thứ năm, 14/11/2024, 09:04

(CL&CS) - Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký Quyết định số 1371/QĐ-TTg ngày 13/11/2024 ban hành Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tỉnh Lạng Sơn thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Quốc hội chốt mục tiêu tăng GDP năm 2025 ở mức 6,5-7%

Quốc hội chốt mục tiêu tăng GDP năm 2025 ở mức 6,5-7%

sự kiện🞄Thứ tư, 13/11/2024, 20:59

(CL&CS)- Chiều 12/11, với 424/426 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025.