Văn hóa và Đời sống
Thứ bảy, 23/12/2023, 06:27 AM

Vượt B-52, đây mới là máy bay ném bom lớn nhất Thế chiến II: Bay liên tục 16.000km xuyên lục địa, một trong những oanh tạc cơ phi thường nhất lịch sử

Đây là máy bay ném bom đầu tiên của Mỹ có khả năng tấn công phủ đầu Moscow với một hành trình bay thẳng.

Trong lịch sử các cuộc chiến tranh, Boeing B-52 "Stratofortress" nổi tiếng là máy bay ném bom chiến lược số một thế giới với tầm bay xa cùng khả năng mang nhiều bom. Thế nhưng B-52 chỉ là loại máy bay ném bom lớn thứ hai trong lịch sử. 

Mặc dù chưa từng được sử dụng để ném bom nhưng loại máy bay đó vẫn là trụ cột của Bộ Tư lệnh Không quân Chiến lược Mỹ trong thời kì ban đầu thành lập. Đó là máy bay ném bom chiến lược B-36 “Peacemaker”.

B-36

B-36 "Peacemaker" là máy bay ném bom thuộc hàng lớn nhất từng được sản xuất

Ban đầu, ý tưởng về chiếc siêu máy bay ném bom xuyên lục địa có thể vượt qua Đại Tây Dương, ném bom mục tiêu ở châu Âu sau đó quay về nhà đã được Mỹ thai nghén từ Thế chiến II. Vì nếu Anh thua trận, Mỹ sẽ không thể ném bom vào lãnh địa của phát xít từ bất cứ đâu trên mặt trận châu Âu. Để giải quyết vấn đề này, B-36 đã được nghiên cứu như một phương án dự phòng.

Tới khi B-36 chính thức ra đời, Thế chiến II đã kết thúc từ lâu nhưng một nguy cơ mới lại khiến Mỹ lo ngại đó là vấn đề Liên Xô và cuộc Chiến tranh lạnh diễn ra sau đó đã khiến dự án B-36 được chọn làm loại máy bay ném bom chiến lược cho Không quân Mỹ với khả năng tấn công được tới tận Moscow.

Nguyên mẫu B-36 đầu tiên được chế tạo vào năm 1945, ngay sau khi phát xít Nhật đầu hàng. Ngày 8/8/1946, gần một năm sau khi Thế chiến II kết thúc, nó thực hiện chuyến bay thử đầu tiên. Ba năm sau, dòng oanh tạc cơ B-36 được đưa vào biên chế không quân Mỹ.

Convair B-36 "Peacemaker" là một kiểu máy bay ném bom chiến lược được chế tạo bởi hãng Convair cho Không quân Mỹ. Đây là máy bay gắn động cơ piston lớn nhất sản xuất hàng loạt. Vượt xa mẫu B-29 "Superfortress", "Peacemaker" là một chiếc oanh tạc cơ có tuổi thọ ngắn ngủi.

Bộ ba máy bay ném bom chiến lược của Mỹ thập niên 1950. Từ trước về sau: B-47, B-52, B-36.

Bộ ba máy bay ném bom chiến lược của Mỹ thập niên 1950. Từ trước về sau: B-47, B-52, B-36.

Loại máy bay này có sải cánh rộng 70m, trang bị 6 động cơ piston tỏa tròn Pratt & Whitney R-4360 "XWasp" 28 xylanh. Phương tiện có chiều dài thân là 49m và sở hữu 4 khoang chứa bom khổng lồ. Nó cũng là máy bay ném bom duy nhất có thể vận chuyển bất kỳ vũ khí hạt nhân nào trong kho vũ khí của Mỹ bên trong 4 khoang chứa vũ khí mà không cần cải tiến. Với tầm bay xa đến hơn 16.000km và tải trọng vũ khí tối đa đến 39.600kg, nó có khả năng bay liên lục địa mà không cần tiếp nhiên liệu.

Máy bay cũng trang bị 4 động cơ turbine phản lực luồng J47 của General Electric trong khoang hướng về phía mép cánh, một cải tiến lớn thời đó. Nhờ thiết kế độc đáo này, máy bay có thể duy trì vận tốc hành trình 370km/h. Cụm động cơ J47 có thể giúp tăng tốc độ tối đa lên 700km/h.

Chiếc B-36 cùng tiêm kích ký sinh dưới bụng

Chiếc B-36 cùng tiêm kích ký sinh dưới bụng

Khi mang theo tải trọng bom tối đa, B-36 vẫn có thể bay được với tầm bay lên tới 6.000km. Sải cánh cực lớn cho phép nó có thể vươn lên độ cao tối đa tới 13.000m - miễn nhiễm với nhiều loại tiêm kích cùng thời. Để có thể vận hành được chiếc máy bay này, cần phi hành đoàn lên tới 13 người.

Tổng cộng 380 máy bay B-36 đã được sản xuất. Chiếc cuối cùng rời khỏi dây chuyền lắp ráp vào tháng 8/1954. Sau 10 năm, B-36 chính thức ngừng hoạt động năm 1959, chỉ có vài chiếc tiếp tục vận hành dưới dạng máy bay trinh sát, số khác được cải tiến để phóng và thu hồi máy bay trinh sát đặc biệt RF-84F/K.

Đây cũng được coi là loại máy bay đầu tiên trên thế giới có khả năng mang theo bom nhiệt hạch

Đây cũng được coi là loại máy bay đầu tiên trên thế giới có khả năng mang theo bom nhiệt hạch

Trong số 380 máy bay B-36 đã sản xuất, chỉ có 4 khung máy bay còn tồn tại ngày nay, nằm ở bảo tàng Castle Air tại Atwater, California cùng bảo tàng Hàng không vũ trụ và chỉ huy chiến lược ở Ashland, Nebraska. Chiếc B-36 sản xuất cuối cùng hiện nay nằm trong bộ sưu tập ở bảo tàng hàng không vũ trụ Pima, kế bên căn cứ không quân Davis-Monthan ở Tucson, Arizona.

Convair cũng phát triển một phiên bản dân sự chở khách của B-36, gọi là Convair Model 37. Ban đầu, hãng Pan American Airways đặt 15 chiếc máy bay này, nhưng do chi phí nhiên liệu cao và mức tiêu thụ dầu lớn, kế hoạch được cho là không khả thi về mặt kinh tế. Do thiếu đơn hàng để khởi động sản xuất, dự án chấm dứt năm 1949.

Quỳnh Như

Bình luận

Nổi bật

Quốc gia giàu có top đầu thế giới, cứ 3 người lại có một triệu phú nhưng lại phải 'đi nhờ' sân bay của 'hàng xóm'

Quốc gia giàu có top đầu thế giới, cứ 3 người lại có một triệu phú nhưng lại phải 'đi nhờ' sân bay của 'hàng xóm'

sự kiện🞄Thứ tư, 15/05/2024, 09:32

Nếu muốn đến quốc gia này, bạn phải "đi nhờ" sân bay của một nước khác rồi sau đó đi thuyền hoặc lái xem thêm 30 phút mới đến được đây.

Công bố Lễ hội truyền thống đền An Xá - Lễ hội Đậu An là Danh mục di sản văn hoá phi vật thể quốc gia

Công bố Lễ hội truyền thống đền An Xá - Lễ hội Đậu An là Danh mục di sản văn hoá phi vật thể quốc gia

sự kiện🞄Thứ tư, 15/05/2024, 09:09

(CL&CS) - Ngày 13/5, huyện Tiên Lữ (Hưng Yên) tổ chức Lễ công bố Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia Lễ hội truyền thống đền An Xá - Lễ hội Đậu An và khai mạc lễ hội năm 2024.

Công nhận Mộc bản chùa Dâu là Bảo vật Quốc gia

Công nhận Mộc bản chùa Dâu là Bảo vật Quốc gia

sự kiện🞄Thứ tư, 15/05/2024, 09:09

(CL&CS) - Ngày 13/5, tại chùa Dâu, tỉnh Bắc Ninh diễn ra lễ công bố quyết định của Thủ tướng Chính phủ về công nhận Bảo vật quốc gia đối với Mộc bản chùa Dâu và khai mạc Lễ hội chùa Dâu năm 2024.