Văn hóa và Đời sống
Thứ năm, 01/02/2024, 12:35 PM

Vùng kinh tế có nhiều sân bay, cảng biển nhất cả nước, sở hữu đường bờ biển dài gần 2.000km

Đây là nơi hội tụ đầy đủ tài nguyên thiên, có điều kiện để liên kết vùng và khu vực trong phát triển kinh tế, du lịch.

Theo Cục Hàng không Việt Nam, cả nước có 22 sân bay dân dụng, gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa. Xét trong phạm vi các vùng kinh tế, Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung hiện có số sân bay nhiều nhất cả nước. Cụ thể, Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung có 4 sân bay quốc tế và 5 sân bay nội địa.

Cảng hàng không Thọ Xuân (Thanh Hoá)

Cảng hàng không Thọ Xuân (Thanh Hoá)

Theo Quyết định số 804/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về danh mục 34 cảng biển tại Việt Nam, trong 34 cảng biển có 2 cảng biển loại đặc biệt, 11 cảng biển loại 1, 7 cảng biển loại 2 và 14 cảng biển loại 3. Trong đó, 2 cảng biển loại đặc biệt là cảng biển Hải Phòng và cảng biển Bà Rịa – Vũng Tàu.

Xét trong phạm vi các vùng kinh tế, Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung hiện có số cảng biển nhiều nhất cả nước. Cụ thể, Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung có 14 cảng biển. Theo đó, tất cả các tỉnh, thành tại vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung đều có cảng biển.

Như vậy, Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung hiện là vùng có vừa có số lượng sân bay vừa có số lượng cảng biển nhiều nhất cả nước.

Vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung có 3 tiểu vùng là: Bắc Trung Bộ (gồm: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị); vùng kinh tế trọng điểm miền Trung (gồm: Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định) và vùng Nam Trung Bộ (gồm: Phú Yên, Khánh Hoà, Ninh Thuận, Bình Thuận).

Theo Cổng thông tin điện tử Chính phủ, vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung là

Theo Cổng thông tin điện tử Chính phủ, vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung là "mặt tiền" của quốc gia, "khúc ruột" của Tổ quốc

Diện tích tự nhiên toàn vùng chiếm 28,9% diện tích của cả nước, với bờ biển dài gần 1.800km, chiếm hơn 55% bờ biển cả nước (3.260km), và nhiều cảng nước sâu, các đảo, cụm đảo và quần đảo quan trọng như Lý Sơn, Cù Lao Chàm,...

Theo Cổng thông tin điện tử Chính phủ, vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung là "mặt tiền" của quốc gia, "khúc ruột" của Tổ quốc, là "cửa ngõ" ra biển cả, "bệ đỡ" cho các tỉnh Tây Nguyên, kết nối hành lang kinh tế Đông - Tây với đường hàng hải, hàng không quốc tế, nhiều cảng biển và cảng hàng không lớn.

Cùng với đó, vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung có vị trí địa lý chiến lược về giao lưu kinh tế Bắc - Nam và Đông - Tây; có quan hệ chặt chẽ với Tây Nguyên, với các nước bạn Lào, Đông Bắc Campuchia, Đông Bắc Thái Lan và Myanmar, nên có ý nghĩa quan trọng cho phát triển kinh tế biển quốc gia.

Bãi biển Thiên Cầm (Hà Tĩnh)

Bãi biển Thiên Cầm (Hà Tĩnh)

Trong vùng có nhiều tài nguyên thiên nhiên đa dạng, phong phú: chiếm 100% trữ lượng Cromit, 60% trữ lượng thiếc, 20% trữ lượng sắt, 44% trữ lượng đá vôi xi măng của cả nước, được phân bố khá tập trung tại một số địa phương, tạo thuận lợi cho việc khai thác, chế biến.

Ngoài ra, còn có titan ở Phú Bài (Thừa Thiên Huế), măng gan, than ở Khe Bố (Nghệ An), đá quý ở Quỳ Hợp, Quế Phong (Nghệ An); đất sét trắng (Quảng Bình), cát thủy tinh ở ven biển; dầu khí ở ngoài khơi và nhiều tiềm năng để phát triển thuỷ, hải sản, năng lượng gió, năng lượng mặt trời,...

Một điểm khai thác titan tại Thừa Thiên Huế

Một điểm khai thác titan tại Thừa Thiên Huế

Tuy nhiên, đây lại là vùng có điều kiện khí hậu khắc nghiệt nhất trong cả nước. Hàng năm thường xảy ra nhiều thiên tai như bão, lũ, gió Lào, hạn hán, mà nguyên nhân cơ bản là do vị trí, cấu trúc địa hình tạo ra. Vùng này cũng chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc lạnh, tuy nhiên không nhiều như ở Bắc Bộ. Điều kiện khí hậu của vùng cũng gây khó khăn cho sản xuất đặc biệt là sản xuất nông nghiệp.

Dù vậy, hiện nay, vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung đang dần trở thành một khu vực phát triển khá năng động, một đầu cầu quan trọng của cả nước trong hợp tác và hội nhập quốc tế; một số địa phương trong vùng đã vươn lên mạnh mẽ, từng bước trở thành các cực tăng trưởng, hướng tới là trung tâm của vùng và các tiểu vùng. Khoảng cách phát triển của vùng so với mức trung bình của cả nước đang dần dần được thu hẹp.

Nhật Linh

Bình luận

Nổi bật

Việt Nam chính thức có thêm một điểm du lịch chỉ cách trung tâm Hà Nội 60km, 98% là đồng bào người Dao

Việt Nam chính thức có thêm một điểm du lịch chỉ cách trung tâm Hà Nội 60km, 98% là đồng bào người Dao

sự kiện🞄Thứ tư, 01/05/2024, 13:35

Đây là mô hình du lịch cộng đồng gắn với các giá trị văn hóa truyền thống của các dân tộc thiểu số đầu tiên trên địa bàn TP. Hà Nội.

Việt Nam vừa có công viên ánh sáng rộng hơn 3ha, cách Hà Nội khoảng 120km, đón gần 70 nghìn du khách trong 2 ngày khai trương

Việt Nam vừa có công viên ánh sáng rộng hơn 3ha, cách Hà Nội khoảng 120km, đón gần 70 nghìn du khách trong 2 ngày khai trương

sự kiện🞄Thứ tư, 01/05/2024, 10:13

Mỗi đại cảnh, tiểu cảnh ở công viên Ánh sáng đều mang đến những câu chuyện khác nhau, được thể hiện một cách sinh động, đưa du khách bước vào một cuộc phiêu lưu ánh sáng đầy màu sắc.

Việt Nam chính thức thông tuyến cao tốc đi qua 3 tỉnh Khánh Hòa - Ninh Thuận - Bình Thuận, chạy băng những cánh đồng điện gió đẹp mê ở vùng 'gió như phang, nóng như rang'

Việt Nam chính thức thông tuyến cao tốc đi qua 3 tỉnh Khánh Hòa - Ninh Thuận - Bình Thuận, chạy băng những cánh đồng điện gió đẹp mê ở vùng 'gió như phang, nóng như rang'

sự kiện🞄Thứ hai, 29/04/2024, 23:35

Mỗi thời điểm trong năm, cánh đồng điện gió lại khoác trên mình chiếc áo với sắc màu khác nhau mang đến khung cảnh tuyệt đẹp.