Vùng đất cách Hà Nội 90km trồng 'đại mộc thần' hơn 2.000 năm tuổi được công nhận là cây di sản, 'núi' tiền cũng không mua được
Sau nhiều biến động, thăng trầm của lịch sử, đến mùa hè cây lại ra hoa, tỏa hương hương thơm ngát như minh chứng cho sức sồng trường tồn.
Một trong những cây cổ thụ đắt đỏ nhất Việt Nam chính là hai cây táu cổ thụ ở tỉnh Phú Thọ. Theo nhiều sử sách, cây táu này còn được gọi là đại mộc thân, gắn liền với sự tích thiêng liêng của đền Thiên Cổ (thôn Hương Lan, xã Trưng Vương, TP Việt Trì, Phú Thọ).
Theo Dân trí, tương truyền ngôi đền này là nơi những cây táu tọa lạc. Hai cây đại mộc thần có từ thời An Dương Vương. Chính vì thế người dân vẫn gọi là cụ cây. Trải qua hơn 2.000 năm tuổi với nhiều biến động của lịch sử, hai cây vẫn trường tồn, trở thành "chứng nhân lịch sử", chứa đựng những giá trị văn hóa, tâm linh đối với đời sống người dân nơi đây.

Theo Báo Pháp luật Việt Nam, Ngọc phả của thôn Hương Lan để lại có chi tiết ngôi đền cổ là nơi thờ vợ chồng thầy giáo Vũ Thê Lang và thục nương Nguyễn Thị Thục. Vợ chồng thầy giáo là người dạy dỗ công chúa Tiên Dung và Ngọc Hoa (con vua Hùng Vương đời thứ 18). Tiếc thay, vợ chồng thầy mất sớm để lại 3 người con trai chưa kịp trưởng thành.
Sau này, 3 người con trai của thầy Vũ Thê Lang đều trở thành đô sĩ cận vệ của vua Hùng. Khi vua mất, 3 ông đã tìm về thôn Hương Lan trẫm mình xuống hồ tự vẫn để tỏ lòng trung nghĩa. Vua An Dương Vương phong ba ông làm thành hoàng làng, lập nơi thờ tự. Nhân dân cũng lập miếu thờ vợ chồng thầy giáo Vũ Thê Lang và trồng hai cây táu trước đền thờ. Đáng nói, hai cây táu trồng hai bên đền, khi trưởng thành một cây ra hoa vàng, một cây ra hoa trắng nên người dân còn gọi là "cây Vàng, cây Bạc".

Theo Báo Phú Thọ, cây táu bạc có chiều cao khoảng 25m, chu vi gốc cây là 6,1m, đường kính tán cây là 27m. Tương truyền khoảng hơn 300 năm trước, trong một trận cuồng phong, cây táu hoa vàng đã bị gãy. Một thời gian sau, từ gốc cây cũ đã mọc lên những chồi biếc rồi vươn mình xum xuê, nở hoa vàng rực rỡ. Cây táu hoa vàng ngày nay cao 21m, chu vi gốc là 4,5m, đường kính tán cây là 30m.

Năm 2012, hai cây táu được Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam (VACNE) công nhận và trao danh hiệu "cây di sản Việt Nam". Đặc biệt, cây táu bạc được công nhận là cây di sản có tuổi thọ lâu nhất Việt Nam với hơn 2.100 tuổi.

Năm 2014, cây táu cổ bị ảnh hưởng nghiêm trọng do quá trình làm đường dân sinh. Cây héo úa, lão hóa, thiếu chất dinh dưỡng nên nhiều cành khô, chết dần. Chính quyền địa phương đã giữ cây, mời các nhà khoa học và chuyên gia đến thẩm định, hỗ trợ tìm cách khắc phục. May mắn, cây táu đã dần hồi phục, đến mùa hè lại ra hoa, tỏa hương hương thơm ngát như minh chứng cho sức sồng trường tồn.
Linh Chi
- ▪Thác nước 3 tầng tự nhiên ẩn mình trong cây cổ thụ chỉ cách Hà Nội hơn 100km
- ▪Mùa hè đi biển quá đông đúc, hãy xách balo lên 'Mông Cổ thu nhỏ' chỉ cách Hà Nội 120km
- ▪‘Sát vách’ TP. HCM sắp có thủ phủ công nghiệp đứng thứ 2 cả nước
- ▪Thành phố trong thành phố đầu tiên của miền Bắc đầu tư gần 800 tỷ cho dự án y tế hướng đến người có thu nhập cao
Bình luận
Nổi bật
Lễ hội chùa Tây Phương sẽ được tổ chức đầu tháng 4/2025
sự kiện🞄Thứ hai, 24/03/2025, 13:39
(CL&CS) - Lễ đón nhận di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia; kỷ niệm 10 năm 34 pho tượng được công nhận bảo vật Quốc gia (2015 - 2025) và khai hội chùa Tây Phương huyện Thạch Thất năm 2025 sẽ được tổ chức từ ngày 2 - 4/4.
Lễ hội Thành Bản Phủ tưởng nhớ Tướng quân Hoàng Công Chất
sự kiện🞄Thứ hai, 24/03/2025, 13:39
(CL&CS) - Lễ hội Thành Bản Phủ năm 2025 được tổ chức với nhiều hoạt động đặc sắc nhằm quảng bá hình ảnh, con người, nét văn hóa của các dân tộc bản địa.
Đà Nẵng: Nhà hàng Danaksara mở cửa trở lại mang hơi thở tinh hoa ẩm thực Miền Trung
sự kiện🞄Chủ nhật, 23/03/2025, 08:34
(CL&CS0 - Nhằm đáp ứng sự phục hồi mạnh mẽ của ngành du lịch và xu hướng khám phá văn hóa ẩm thực địa phương ngày càng gia tăng, nhà hàng Danaksara chính thức mở cửa trở lại, mang đến cho du khách cơ hội trải nghiệm tinh hoa ẩm thực Miền Trung trong không gian mang đậm bản sắc văn hóa. Ẩm thực miền Trung – Di sản quý giá trong dòng chảy du lịch Việt Nam Miền Trung Việt Nam từ lâu đã nổi tiếng không chỉ với những danh lam thắng cảnh tuyệt đẹp mà còn với nền ẩm thực phong phú, đậm đà hương vị địa phương. Với sự phát triển mạnh mẽ của ngành du lịch, ẩm thực không chỉ là một phần của trải nghiệm mà còn trở thành cầu nối văn hóa, giúp du khách hiểu hơn về vùng đất họ đặt chân đến. Nhận thức rõ vai trò quan trọng của ẩm thực trong hành trình khám phá của du khách, nhà hàng Danaksara ra đời với sứ mệnh gìn giữ và phát huy tinh hoa ẩm thực miền Trung, mang đến một không gian ẩm thực độc đáo nơi du khách có thể thưởng thức những món ăn truyền thống được chế biến từ những nguyên liệu địa phương tươi ngon nhất. Trải nghiệm văn hóa qua từng món ăn Tọa lạc tại khuôn viên biệt thự Furama Villas Đà Nẵng, nhà hàng Danaksara là sự giao thoa giữa nét truyền thống và hiện đại, giữa không gian xanh mát và những câu chuyện ẩm thực giàu bản sắc. Với thực đơn phong phú, Danaksara tái hiện trọn vẹn hương vị miền Trung qua các món ăn quen thuộc như gỏi sứa trộn vả, ram chiên tôm thịt, canh chua cá lóc, cá kho truyền thống trong niêu đất, heo ba chỉ kho nước dừa, rau lang luộc chấm mắm nêm, cá cấn kho nghệ, cá chuồn chiên củ nén, ốc um chuối, heo quay bánh hỏi, mì Quảng, bún bò Huế, bún chả cá Đà Nẵng… Mỗi món ăn không chỉ là một công thức nấu nướng, mà còn là một câu chuyện về phong tục, tập quán và đời sống của người dân miền Trung. Nhà hàng không chỉ phục vụ du khách mà còn mang đến những trải nghiệm văn hóa trọn vẹn qua cách bày trí, phong cách phục vụ và sự tận tâm trong từng món ăn. Mục tiêu của Danaksara không chỉ là một địa điểm ẩm thực mà còn là một điểm đến để du khách tìm hiểu, cảm nhận và yêu mến văn hóa miền Trung Việt Nam. Ẩm thực – Động lực thúc đẩy du lịch bền vững Trong bối cảnh du lịch đang phục hồi mạnh mẽ, xu hướng du lịch ẩm thực ngày càng trở thành động lực thu hút du khách quốc tế và trong nước. Du khách không chỉ muốn ngắm nhìn cảnh đẹp mà còn mong muốn trải nghiệm văn hóa qua ẩm thực, tìm hiểu nguồn gốc và ý nghĩa của từng món ăn. Bằng việc tập trung vào các món ăn truyền thống và cách chế biến chuẩn vị, Danaksara mong muốn góp phần quảng bá ẩm thực miền Trung ra thế giới, đồng thời thúc đẩy sự phát triển bền vững của du lịch địa phương. Nhà hàng cam kết sử dụng nguyên liệu từ nguồn cung cấp uy tín, hỗ trợ các hộ nông dân và ngư dân địa phương, qua đó tạo nên một hệ sinh thái du lịch bền vững, bảo tồn giá trị văn hóa, đồng thời mang lại trải nghiệm ẩm thực đẳng cấp cho du khách. Sự trở lại của nhà hàng Danaksara không chỉ là một dấu mốc quan trọng trong hành trình phát triển của Furama Villas Đà Nẵng mà còn là một bước tiến trong việc nâng tầm du lịch ẩm thực của miền Trung Việt Nam.
anh đứcLorem ipsum dolor sit amet, consectetur adipisicing elit. Quis cum, ut esse cupiditate autem. Dolor est dolorem sunt, sequi omnis corporis cumque ratione accusamus ex deserunt, molestiae consequuntur natus beatae.