Văn hóa và Đời sống
Thứ sáu, 12/04/2024, 23:31 PM

Viễn cảnh bất ngờ của Việt Nam vào năm 2050: Sẽ chịu 'tổn thương' như Trung Quốc, Ấn Độ?

Viễn cảnh của Trái Đất vào năm 2050 sẽ như thế nào là điều khiến nhiều người tò mò.

Mới đây, trang web Ted-ed đã đăng tải một video nói về viễn cảnh của Trái Đất và loài người vào năm 2050 thu hút đông đảo người xem. Vấn đề đặt ra ở đây là đến năm 2050, Trái Đất sẽ là một thế giới đầy ắp sự sống hay là một phiên bản tệ hại hơn?

Cụ thể, nếu con người tiếp tục theo chiều hướng hiện tại, Trái Đất đến năm 2050 sẽ đối mặt với một số thách thức và biến đổi điển hình như:

Dân số quá tải

Dân số càng nhiều, sức ép về thực phẩm, lương thực, năng lượng, môi trường, tài nguyên cũng ngày càng lớn

Dân số càng nhiều, sức ép về thực phẩm, lương thực, năng lượng, môi trường, tài nguyên cũng ngày càng lớn

Ước tính gần đây nhất của Liên Hợp Quốc cho thấy có 7,6 tỷ người đang sống trên Trái Đất và con số đó sẽ tiếp tục tăng đến 9,8 tỷ người vào năm 2050. Vào cuối thế kỷ này, dự đoán sẽ có khoảng 11,2 tỷ người trên hành tinh của chúng ta.

Trên thực tế, dân số càng nhiều, sức ép về thực phẩm, lương thực, năng lượng, môi trường, tài nguyên cũng ngày càng lớn. Trong đó, về nguồn tài nguyên khoáng sản và thuỷ điện, với trình độ kỹ thuật hiện nay, loài người đang đứng trước khó khăn rất lớn, việc cung cấp năng lượng ngày càng căng thẳng, điện sản xuất ra không đủ dùng, còn chất thải công nghiệp ngày càng gây ô nhiễm, ảnh hưởng trầm trọng đến môi trường tự nhiên. Đồng thời, các nguồn thải tập trung vượt quá khả năng tự phân huỷ của môi trường tự nhiên trong các khu vực đô thị, khu sản xuất nông nghiệp, công nghiệp. Sự gia tăng dân số đô thị và hình thành các thành phố lớn – siêu đô thị làm cho môi trường khu vực đô thị có nguy cơ bị suy thoái nghiêm trọng.

Đô thị hóa gia tăng

Trong báo cáo năm 2020 của Viện Môi trường và Phát triển Quốc tế đã ước tính đến năm 2050, khoảng 68% dân số dự kiến sẽ sống ở các trung tâm đô thị vào năm 2050. Các thành phố sẽ trở nên đông đúc, chật chội hơn. 

Biến đổi khí hậu

Hình minh hoạ

Hình minh hoạ

Sự ấm lên của Trái Đất sẽ ảnh hưởng đến thời tiết và khí hậu khắc nghiệt trên toàn cầu. Hiện tượng nắng nóng, tăng mực nước biển, và thay đổi môi trường sẽ tiếp tục gia tăng.

Một phân tích dữ liệu kết hợp với chuyên gia từ Đại học Princeton (Mỹ) cùng Viện Nghiên cứu tác động khí hậu Potsdam (Đức), Climate Central đã cung cấp viễn cảnh trực quan về cuộc sống tại nhiều đô thị nếu Trái đất tăng thêm 3 độ C.

Cụ thể, dưới tác động của việc hành tinh nóng thêm 3 độ, băng ở hai cực sẽ tan nhiều hơn dẫn tới việc các vùng ven biển bị nhấn chìm một phần hoặc toàn bộ. Theo phân tích của Climate Central, Trung Quốc, Ấn Độ, Việt Nam và Indonesia nằm trong top 5 quốc gia dễ bị tổn thương nhất do mực nước biển dâng trong dài hạn.

Tài nguyên khan hiếm

Đất đai, nước, thực phẩm, và năng lượng sẽ trở nên khan hiếm hơn. Các nỗ lực để đạt Net Zero vào năm 2050 là cần thiết để giảm tác động của biến đổi khí hậu.

Tuyệt chủng và cạnh tranh tài nguyên

Nếu con người tiếp tục theo chiều hướng hiện tại, đến năm 2050 sự cạnh tranh giữa loài người với loài khác sẽ gia tăng. Nguồn thức ăn và tài nguyên sẽ bị cạn kiệt, và loài nào thích nghi kém hơn có thể bị tuyệt chủng.

Thiếu nước và số người tử vong vì ô nhiễm không khí tăng nhanh

Hình minh hoạ

Hình minh hoạ

Không chỉ nước sạch, mà nước dùng cho việc tưới tiêu cũng sẽ không còn. Cùng với việc khan hiếm nước, thế giới cũng sẽ phải đối mặt với hạn hán, cháy rừng ở mức báo động. Ngoài ra, Tổ chức Hợp tác Kinh tế và Phát triển (OECD) ước tính đến năm 2050, số ca tử vong do ô nhiễm không khí sẽ chạm mốc 6 triệu người. Nguyên nhân là bởi thời tiết ấm hơn sẽ làm gia tăng phản ứng hóa học sản xuất nhiều chất gây ô nhiễm.

Một trong những chất gây ô nhiễm đó là ozone xấu được tạo ra bởi phản ứng hóa học giữa oxit nitơ (NOx) và hợp chất hữu cơ (VOCs) dễ bay hơi dưới sự hiện diện của ánh sáng mặt trời.

Khí thải từ cơ sở công nghiệp, động cơ xe, dung môi hóa học là nguồn chính của NOx và VOCs. Chất này sẽ khiến người hít phải cảm thấy khó thở, gây ra ho, lâu sẽ gây bệnh hen suyễn.

Những khu rừng mưa sẽ biến mất và bão xuất hiện thường xuyên

Hình minh hoạ

Hình minh hoạ

Việc chặt phá rừng bừa bãi như hiện nay khiến mỗi năm hành tinh mất đi một lượng lớn rừng mưa. Nếu cứ tiếp tục đến năm 2050, khả năng cao là những khu rừng mưa sẽ biến mất. 

Bên cạnh đó, Ban Đánh giá khí hậu Quốc gia Mỹ cho biết, số lượng các cơn bão loại 4 và 5 (những loại mạnh nhất) ngày càng gia tăng từ năm 1980. Và theo dự đoán của các chuyên gia, xu hướng này sẽ còn tiếp tục gia tăng theo chiều hướng khó kiểm soát.

Các nhà khoa học cho rằng Trái Đất đang đối diện với những thách thức lớn, mỗi người nên có những hành động tích cực thay đổi từ bây giờ để hành tinh không phải đối mặt với viễn cảnh đáng sợ vào năm 2050.

Thanh Thanh

Bình luận

Nổi bật

Có loại quả đầu mùa bán đắt hơn thịt bò, giàu canxi không kém sữa, lại hạ đường huyết hiệu quả: Hiện đang vào mùa, bán đầy chợ

Có loại quả đầu mùa bán đắt hơn thịt bò, giàu canxi không kém sữa, lại hạ đường huyết hiệu quả: Hiện đang vào mùa, bán đầy chợ

sự kiện🞄Thứ năm, 25/04/2024, 16:23

Loại quả này chứa nhiều dưỡng chất, giàu canxi lại có thể hạ đường huyết hiệu quả.

Top những điểm du lịch miền Bắc nên trải nghiệm dịp lễ 30/4 - 1/5: Cảnh đẹp như phim lại tránh đông người

Top những điểm du lịch miền Bắc nên trải nghiệm dịp lễ 30/4 - 1/5: Cảnh đẹp như phim lại tránh đông người

sự kiện🞄Thứ năm, 25/04/2024, 16:16

Du lịch miền Bắc là một hành trình đáng nhớ, mang đến cho bạn những trải nghiệm đầy thú vị bên những thắng cảnh thiên nhiên tuyệt vời.

Quốc gia có gần 20.000 sân bay nhiều nhất thế giới, hơn nửa là sân bay tư nhân

Quốc gia có gần 20.000 sân bay nhiều nhất thế giới, hơn nửa là sân bay tư nhân

sự kiện🞄Thứ năm, 25/04/2024, 15:36

Tại nước này, các sân bay chỉ được đánh giá là sân bay chính nếu cung cấp dịch vụ thương mại theo lịch trình và đón hơn 10.000 lượt hành khách mỗi năm.