Dữ liệu cũ
Thứ bảy, 22/08/2015, 07:01 AM

Việc gì phải hành hạ nhau cho khổ?

Tổ chức kỳ thi đại học “đổi mới, tiết kiệm, tiện lợi” nhưng thực tế phụ huynh và học sinh lại tốn kém, mệt mỏi và thất vọng gấp bội...

Sau 20 ngày chờ kết quả xét tuyển, rút - nộp hồ sơ vào các trường đại học, phụ huynh và học sinh đã kiệt sức. Thất vọng, mệt mỏi, chán ngán... là tâm trạng mà họ đã nếm trải sau những hứa hẹn “trên mây” của người đứng đầu ngành giáo dục nước nhà về kỳ thi 2 trong 1 vừa qua.

Thi mà như... xổ số

Thoạt đầu nghe đề án cải cách gom cả hai kỳ thi tốt nghiệp phổ thông và đại học của Bộ Giáo dục - Đào tạo (GD-ĐT) ai cũng thấp thỏm mừng, hy vọng một lần thi sẽ đỡ vất vả. Nhưng rồi, đến bây giờ, ai cũng thất vọng. Đỡ vất vả đâu không thấy, chỉ thấy như một cuộc hành xác.

viec-gi-phai-hanh-ha-nhau-cho-kho
Vật vã nộp và chờ rút hồ sơ vào trường đại học. Ảnh: Hoàng Triều

“Từ quê lên thành phố vật vạ với con cả tuần mà nay mọi chuyện đều dang dở. Ai có trải qua việc này như chúng tôi mới hiểu được. Mới đầu thấy điểm thi của con cũng được, hy vọng sẽ bon chen vào một suất của trường. Ai dè càng về sau càng hồi hộp và cuối cùng chịu không nổi với sự cạnh tranh ngày càng gay gắt, rồi lo sợ trễ hồ sơ nguyện vọng ở những trường khác nên đành ngậm ngùi rút hồ sơ. Yếu tim một chút thì chắc chịu không nổi cảnh này” - ông Nguyễn Lê Tâm, quê ở Quảng Ngãi vào TP HCM nộp hồ sơ cho con gái vào đại học, than thở.

Nhiều bạn đọc nói thẳng: Cứ tưởng thi như thế này là tiết kiệm chứ đâu ai biết được còn tốn kém gấp bao nhiêu lần. Một lần đưa con đi thi đã đủ sợ, thêm một lần ăn đường ngủ chợ đưa con nộp hồ sơ xét tuyển nữa thì cha mẹ nào chịu nổi. Bạn đọc Tấn Lời bày tỏ: “Tiết kiệm là có nhưng tiết kiệm cho Bộ GD-ĐT chứ người dân phải tốn kém hơn. Tốn kém về tiền bạc, mệt mỏi về tinh thần, hoang mang về tương lai của con cái là kết quả của đợt cải cách lần này. Thi cử vốn là nổi ám ảnh của bao người, nay còn kinh khủng hơn. Thôi thì tự an ủi rằng, mai sau nếu có làm gì thì kỳ thi này cũng là kỷ niệm đáng nhớ của bước đường vào đời”.

Cải cách luôn có cái giá phải trả nhưng cứ liên tục trả giá quá lớn như thế này mà sự cải cách không mang lại hiệu quả thì phải xem xét lại năng lực của những người, những cơ quan có trách nhiệm. Mấy chục năm qua người dân đã trả giá quá nhiều chocải cách giáo dục rồi. Nhiều thế hệ cũng đã là nạn nhân của những sai lầm từ nền giáo dục khập khiễng, thay đổi xoành xoạch nhưng không hiệu quả.

Đã kém mà còn làm cao

Ngay cả người lãng mạn nhất cũng không thể không nghi ngờ chất lượng của những kỳ thi đại học ở nước ta. Nó đầy may rủi, khó khăn, thiếu khoa học... nên không có tính chất sàng lọc vốn cần phải có của một kỳ thi. Chúng ta quá quan trọng kỳ thi đầu vào nhưng oái ăm thay, lại rất hời hợt đầu ra của bậc đại học. Điều này dẫn đến những hậu quả vô cùng lớn cho xã hội: nguồn nhân lực kém. Điều này cũng giải thích tại sao các nước không thừa nhận tấm bằng đại học của chúng ta. Hoặc nhiều nơi tiếp nhận sinh viên tốt nghiệp rồi phải đào tạo lạ từ đầu. 

Bạn đọc Nguyễn Ơn chia sẻ: “Ngay trong khu vực, rất nhiều nước có nền giáo dục khá tiên tiến, chất lượng caonhư Singapore, Nhật Bản, Úc... Việc gì các vị lãnh đạo ngành giáo dục cứ loay hoay cải cách tới, cải cách lui kỳ thi tuyển sinh đại học chi cho mệt mỏi, tốn kém. Họ hay hơn thì mình học hỏi để con em chúng ta có cái nhờ, chứ cứ tự biên tự diễn trong khi năng lực hạn chế thì học sinh còn khổ dài dài”.

Cùng quan điểm này, nhiều bạn đọc gay gắt: “Mô hình đại học của các nước tốt thì hãy học hỏi mà áp dụng cho nước nhà. Đã kém mà cứ “chảnh”, chẳng chịu học hỏi ai, làm như tự mình có thể khai sáng ra cả một nền giáo dục mới không bằng. Ngay cả các vị lãnh đạo của ngành giáo dục cũng rất muốn sang các nước du học đấy thôi, việc gì phải “hành hạ” nhau cho khổ”.

Bạn đọc Lý Tầm Hoan cho rằng bao lâu nay chúng ta chủ trương trao sự tự chủ cho các trường và trong Luật Giáo dục cũng quy định rõ điều này. Các trường tùy vào uy tín, năng lực và chất lượng đào tạo của mình cứ tổ chức tuyển sinh. Nếu trường yếu thì học sinh không vào, "chết" ráng chịu. Trường tốt, thí sinh nộp hồ sơ đông thì họ phải tự lượng sức mình. Đây là sự sàng lọc rất tự nhiên, rất tốt và các trường tự nâng chất lượng của mình để thu hút thí sinh. Cứ ôm đồm như thế này thì mới có chuyện hệ thống trường đại học tư ồ ạt sinh sôi nhưng đến nay chẳng có mấy trường đạt chất lượng như mong muốn.

Mọi thông tin mời bạn đọc xem thêm tại đây.

Theo Người lao động

Bình luận

Nổi bật

Những phi cơ già cỗi nhất thế giới, bay trên bầu trời nửa thế kỷ vẫn còn hoạt động

Những phi cơ già cỗi nhất thế giới, bay trên bầu trời nửa thế kỷ vẫn còn hoạt động

sự kiện🞄Thứ ba, 20/02/2024, 10:09

Trên thế giới còn rất nhiều những chiếc phi cơ 'lão thành' ngót nghét 50 tuổi vẫn đang bay trên bầu trời.

Người phụ nữ mắc ung thư gan giai đoạn cuối vì 1 loại thực phẩm quen thuộc, chuyên gia cảnh báo thói quen này nhiều người mắc phải

Người phụ nữ mắc ung thư gan giai đoạn cuối vì 1 loại thực phẩm quen thuộc, chuyên gia cảnh báo thói quen này nhiều người mắc phải

sự kiện🞄Thứ bảy, 14/10/2023, 05:57

Loại thực phẩm nhiều người xem như vô hại này lại là nguyên nhân dẫn đến bệnh tật, thậm chí nguy hiểm tới tính mạng, chúng thường được gọi là "sát thủ thầm lặng" tàn phá sức khoẻ con người.

Cảng Chu Lai đón tàu lớn và nâng cao hiệu suất khai thác hàng rời

Cảng Chu Lai đón tàu lớn và nâng cao hiệu suất khai thác hàng rời

sự kiện🞄Thứ năm, 29/06/2023, 15:00

(CL&CS) - Cảng Chu Lai thuộc Công ty Giao nhận - vận chuyển quốc tế Trường Hải (THILOGI) đang dần khẳng định năng lực tiếp nhận tàu lớn, khai thác đa dạng hàng hóa, đáp ứng nhu cầu xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp, góp phần thúc đẩy giao thương tại khu vực miền Trung, Tây Nguyên.