Lộ diện những tuyến quốc lộ chuẩn bị được đổi tên tại thành phố lớn nhất Việt Nam
Đây là những tuyến quốc lộ chạy qua những quận, huyện lớn của TP. HCM
Ngày 15/5 vừa qua, Sở Văn hóa và Thể thao gửi báo cáo HĐND TP. HCM về công tác đặt tên, đổi tên đường trên địa bàn.
Theo đó, 4 tuyến đường được Sở Văn hóa và Thể thao đề xuất đổi tên là 4 đoạn Quốc lộ: 1, 1K, 22 và 50.
Được biết, vào tháng 3 vừa qua, Sở Văn hóa và Thể thao TP. HCM gửi văn bản đề nghị lấy ý kiến người dân đối với phương án đặt tên các nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước và chỉ huy Chiến dịch Hồ Chí Minh cho 4 đoạn quốc lộ này.
Cụ thể, UBND TP. Thủ Đức cho rằng không nên đặt quá nhiều tên cho tuyến Quốc lộ 1 qua địa bàn TP. HCM, đồng thời đề xuất đặt tên Đỗ Mười cho tuyến quốc lộ này.
Đối với phương án đặt tên đường Phan Văn Khải cho Quốc lộ 22 (đoạn từ cầu An Hạ đến ranh tỉnh Tây Ninh), UBND huyện Củ Chi đã lấy ý kiến 4.848 hộ dân, chỉ 2 hộ không đồng ý. Một số ý kiến thì đề xuất đặt tên Phan Văn Khải cho toàn tuyến để xứng đáng với công lao của ông.
Đối với đề xuất đặt tên đường Lê Quang Đạo cho Quốc lộ 22 (đoạn từ ngã tư An Sương đến cầu An Hạ), có 42/1.000 hộ dân được lấy ý kiến ở huyện Hóc Môn đề nghị giữ nguyên tên Quốc lộ 22 vì đã quen thuộc, đổi tên sẽ gây bất tiện, khó khăn trong việc làm thủ tục hành chính, đổi giấy tờ. Các tuyến đường còn lại, địa phương đang tiếp tục lấy ý kiến người dân.
Sở Văn hóa và Thể thao cũng cho hay đang lấy ý kiến Hội Khoa học lịch sử, Hội Di sản văn hóa, Ủy ban MTTQ Việt Nam TP. HCM và các cơ quan chuyên môn đặt tên công viên 30.4 (rộng hơn 3,5ha ở phường Bến Nghé, quận 1) đối với công viên trước Hội trường Thống Nhất và đặt tên Trần Quý Kiên cho cầu trên đường Trần Quý Kiên (tên tạm gọi là cầu qua đảo Kim Cương, thuộc TP. Thủ Đức).
Ngoài ra, Sở Văn hóa và Thể thao đang phối hợp Sở Giao thông Vận tải hướng dẫn quận 7, quận 12 và quận Tân Phú quy trình đặt tên, điều chỉnh lý trình đối với 17 tuyến đường trên địa bàn 3 quận này.
TP. HCM là thành phố trực thuộc Trung ương thuộc loại đô thị đặc biệt của Việt Nam. Nằm trong vùng chuyển tiếp giữa Đông Nam Bộ và Tây Nam Bộ, thành phố này hiện có 16 quận, 1 thành phố và 5 huyện, tổng diện tích 2.095km2.
Đây cũng là thành phố lớn nhất Việt Nam (gần 8,9 triệu người) về dân số và cũng là trung tâm kinh tế, văn hóa, giáo dục quan trọng của Việt Nam. Năm 2023, tổng sản phẩm trên địa bàn GRDP của thành phố ước đạt 1.621.191 tỷ đồng, tăng 5,81% so với cùng kỳ năm 2022.
Quốc Chiến
Bình luận
Nổi bật
Hàng Việt Nam chiếm lĩnh thị trường Halal bằng lòng tin và chất lượng
sự kiện🞄Thứ năm, 31/10/2024, 09:15
(CL&CS) - Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, với khả năng xuất khẩu trên 50 tỷ USD nông sản mỗi năm cùng với việc đã xây dựng được các chuỗi cung ứng là lợi thế để nông sản, thủy sản Việt Nam tiến nhanh vào thị trường Halal.
Kết nối giao thương để phát triển thị trường thủ công mỹ nghệ
sự kiện🞄Thứ tư, 30/10/2024, 15:21
(CL&CS) - Thực tế triển khai 14 kỳ Hội chợ quốc tế Quà tặng hàng thủ công mỹ nghệ Hà Nội (Hanoi Giftshow) cho thấy, việc tăng cường kết nối giao thương là một trong những hoạt động đem lại hiệu quả thiết thực trong việc hỗ trợ các doanh nghiệp thủ công mỹ nghệ (TCMN), làng nghề trong việc tìm kiếm và mở rộng thị trường.
Điều chỉnh Quy hoạch tỉnh Bắc Giang thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050
sự kiện🞄Thứ ba, 29/10/2024, 14:13
(CL&CS) - Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký Quyết định số 1279/QĐ-TTg ngày 28/10/2024 phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch tỉnh Bắc Giang thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.
anh đứcLorem ipsum dolor sit amet, consectetur adipisicing elit. Quis cum, ut esse cupiditate autem. Dolor est dolorem sunt, sequi omnis corporis cumque ratione accusamus ex deserunt, molestiae consequuntur natus beatae.