Dữ liệu cũ
Thứ tư, 27/04/2016, 11:45 AM

Vỉa hè - đất công “đẻ trứng vàng” cho tư nhân

(NTD) - Vìa hè là đất công phục vụ cho người đi bộ. Thế nhưng những mảnh đất công này đã bị tư nhân chiếm dụng để kinh doanh buôn bán, làm nơi giữ xe bất kể ngày đêm và họ xem vỉa hè như “gà đẻ trứng vàng”.

Trưng dụng làm của riêng

Ghi nhận của phóng viên Báo Người Tiêu Dùng tại một số tuyến đường trên địa bàn TP.HCM cho thấy, hầu hết vỉa hè tại các con đường đều được người dân “tận dụng” triệt để nhằm phục vụ cho công việc làm ăn, buôn bán của mình.

via heDọc con đường Phạm Văn Đồng, đâu đâu cũng thấy quán nhậu.

Bà Nga, chủ cửa hàng quần áo trên đường Rạch Bùng Binh, Q.3 cho biết: “Ở đây nhà nào cũng lấy vỉa hè làm ăn, buôn bán, họ tận dụng tối đa mặt bằng để kinh doanh, mình không làm thì uổng lắm”.

Trong khi đó, tại khu vực đường Phạm Văn Đồng, một trong những con đường đẹp nhất của Thành phố đi qua các quận Gò Vấp, Bình Thạnh, Thủ Đức, dọc hai bên đường đâu đâu cũng thấy quán nhậu. Theo chủ quán nướng Bảo Lộc cho biết, con đường này rộng rãi lại có vỉa hè thoáng mát nên được nhà nhà mở hàng quán kinh doanh, nhiều nhất là quán nhậu.

Theo TS. Trương Hoàng Trương - Trưởng khoa, Trưởng bộ môn Dự án đô thị Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn TP.HCM, vỉa hè hiện nay bị trưng dụng quá nhiều để làm của riêng, không gian riêng để kinh doanh buôn bán, làm nơi giữ xe… và vỉa hè không còn đúng chức năng của nó, từ những hàng quán lấn chiếm, người bán thức ăn sáng, trưa, chiều, tối… có nơi còn kê những chiếc ghế sofa rất bảnh… nói chung là 1001 kiểu để trưng dụng vỉa hè.

“Ngoài việc vỉa hè làm mất chức năng đi bộ của người dân đô thị, thì còn làm mất mỹ quan đô thị và ô nhiễm môi trường”, TS. Trương nói.

Giải quyết bài toán lập lại lòng lề đường

Mới đây, việc TP.HCM thí điểm “Khu vực kinh doanh ăn uống có thời gian quy định” dành cho người nghèo. Tuy nhiên, đã có nhiều ý kiến lo ngại việc cho phép kinh doanh vỉa hè khiến bộ mặt đô thị TP.HCM trở nên nhếch nhác hơn.

via he2Một quán ăn trên đường Nguyễn Văn Nghi, Q.Gò Vấp.

Theo TS. Trương Hoàng Trương, việc “cho phép” kinh doanh trên vỉa hè như hiện nay thì cần phải xem lại vì người dân bức xúc khi việc kinh doanh này chỉ nhằm phục vụ lợi ích của cá nhân, trong khi nhiều người khác phải đối diện với nhiều rủi ro. Hơn nữa thực tế có một số người bán hàng rong, bán trên vỉa hè bị xua đuổi tịch thu hàng hóa trong khi đó những chỗ kinh doanh lớn lấn chiếm vẫn ngang nghiên tồn tại. Cho nên, việc “cho phép” cần xác định lại đúng nghĩa trong câu chuyện này.

“Ở nước ngoài nhà nước vẫn cho kinh doanh lấn chiếm vỉa hè nhưng phải tuân thủ quy định nghiêm ngặt, được cho phép kinh doanh ở một số nơi nhất định, hình thức kinh doanh nào được phép, và dĩ nhiên là sẽ đóng phí rất cao”, TS. Trương nói.

Trong cuộc trả lời trước báo chí mới đây, ông Võ Văn Hoan - Chánh Văn phòng UBND TP.HCM nhấn mạnh: “Việc lập lại trật tự lòng lề đường trên địa bàn TP.HCM là bài toán nan giải”.

Theo TS. Trương, có thể nói văn hóa vỉa hè hiện nay đã ăn sâu vào đời sống người dân. Để giải quyết vấn nạn lấn chiếm lòng lề đường thì TP.HCM cần phải xác định được những nguyên nhân căn bản của vấn đề này. Có nhiều giải pháp cần phải thực hiện đồng bộ.

Theo ông, do hoàn cảnh lịch sử - xã hội, do dân trí chưa cao, trình độ quản lý còn hạn chế, mà việc thực hiện quản lý nạn lấn chiếm lòng lề đường phải thực hiện mở rộng và nâng lên từ từ. Điều này cũng có nghĩa là việc chấm dứt hẳn buôn bán vỉa hè không thể đạt được tới mức mong muốn trong ngày một ngày hai. Mọi luật lệ, quy định, chủ trương của chính quyền phải được thông báo công khai, đầy đủ, rõ ràng và thực hiện cương quyết, triệt để.

Việc thực hiện phải đồng bộ, tránh thanh tra ở phường này thì người bán chạy qua phường kia và ngược lại. Giải pháp quản lý cần phải triệt để không được buôn bán lòng lề đường dưới mọi hình thức, chỉ có những khu vực cho phép mới hoạt động và tuân thủ các quy định. Có như thế chúng ta mới tạo được độ thông thoáng vỉa hè, chúng ta có thể tự do đi bộ đồng thời làm cho thành phố thêm đẹp, thêm an toàn và cũng đến lúc chúng ta cần trả lại môi trường trong lành cho thành phố.

via he8Mọi không gian vỉa hè trước nhà đã được người dân tận dụng triệt để phục vụ cho việc làm ăn, buôn bán.via he7Bàn ghế đã được bày bán vô tư kín vỉa hè, bít cửa dành cho người đi bộ.via he5Quán cháo ếch trên đường Nguyễn Biểu, Q.5 cũng “xí phần” vỉa hè để buôn bán.via he4Vỉa hè đường Tô Hiến Thành, Q.10 đã được người dân làm bãi giữ xe ngon lành.via he3Một cửa hàng quần áo trên đường Rạch Bùng Binh, Q.3 đã dành riêng vỉa hè cho mình.via he9Quán ăn Tri Kỷ trên đường số 10, Q. Gò Vấp đã nhiều năm chiếm dụng vỉa hè làm của riêng để trông giữ xe cho khách mà chưa một lần bị địa phương “thăm hỏi”!

via he6Một quán nhậu trên đường Nguyễn Văn Lượng, Q.Gò Vấp thoải mái sử dụng vỉa hè làm nơi giữ xe cho thực khách.

 Tấn Lợi

Bình luận

Nổi bật

Những phi cơ già cỗi nhất thế giới, bay trên bầu trời nửa thế kỷ vẫn còn hoạt động

Những phi cơ già cỗi nhất thế giới, bay trên bầu trời nửa thế kỷ vẫn còn hoạt động

sự kiện🞄Thứ ba, 20/02/2024, 10:09

Trên thế giới còn rất nhiều những chiếc phi cơ 'lão thành' ngót nghét 50 tuổi vẫn đang bay trên bầu trời.

Người phụ nữ mắc ung thư gan giai đoạn cuối vì 1 loại thực phẩm quen thuộc, chuyên gia cảnh báo thói quen này nhiều người mắc phải

Người phụ nữ mắc ung thư gan giai đoạn cuối vì 1 loại thực phẩm quen thuộc, chuyên gia cảnh báo thói quen này nhiều người mắc phải

sự kiện🞄Thứ bảy, 14/10/2023, 05:57

Loại thực phẩm nhiều người xem như vô hại này lại là nguyên nhân dẫn đến bệnh tật, thậm chí nguy hiểm tới tính mạng, chúng thường được gọi là "sát thủ thầm lặng" tàn phá sức khoẻ con người.

Cảng Chu Lai đón tàu lớn và nâng cao hiệu suất khai thác hàng rời

Cảng Chu Lai đón tàu lớn và nâng cao hiệu suất khai thác hàng rời

sự kiện🞄Thứ năm, 29/06/2023, 15:00

(CL&CS) - Cảng Chu Lai thuộc Công ty Giao nhận - vận chuyển quốc tế Trường Hải (THILOGI) đang dần khẳng định năng lực tiếp nhận tàu lớn, khai thác đa dạng hàng hóa, đáp ứng nhu cầu xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp, góp phần thúc đẩy giao thương tại khu vực miền Trung, Tây Nguyên.