Văn hóa và Đời sống
Thứ tư, 25/10/2023, 11:50 AM

Vị võ tướng bí ẩn của Lưu Bị có địa vị cao hơn Quan Vũ, Trương Phi: Sử gia không dám ghi chép, nguyên nhân do đâu?

Vị võ tướng này của Lưu Bị được đánh giá có địa vị cao hơn cả Quan Vũ, Trương Phi, nhưng sử gia lại không dám ghi chép lại gì về ông. Nguyên nhân là gì?

Trong thời kỳ Tam Quốc, nếu so sánh với những tượng đài như Tào TháoTôn Quyền, Lưu Bị là vị quân chủ có hành trình khẳng định bản thân và lập nghiệp đầy gian nan. Dù có tài năng và là người thừa kế của triều đại Hán nhưng Lưu Bị đã phải đối mặt với nhiều khó khăn trong việc xây dựng cơ nghiệp của mình giữa bối cảnh thiên hạ đang rơi vào hỗn loạn và chiến tranh.

Giống với Tào Tháo, Lưu Bị đặt sự tập trung vào việc tìm kiếm, thu hút và tận dụng tài năng nhân tài từ thời điểm đầu tiên của sự nghiệp của mình. Trong quá trình này, bên cạnh bên cạnh các mưu sĩ tài ba như Gia Cát Lượng, Pháp Chính, Bàng Thống,... Lưu Bị cũng thu hút một loạt các tướng lĩnh xuất sắc theo mình như Quan Vũ, Trương Phi và Triệu Vân. Tuy nhiên, còn một danh tướng với sự bí ẩn, ít được ghi chép trong lịch sử, nhưng lại đóng một vai trò quan trọng với Lưu Bị và triều đại Thục Hán.

AI vẽ lại chân dung Lưu Bị. Ảnh: Internet

AI vẽ lại chân dung Lưu Bị. Ảnh: Internet

Người này là Trần Đáo (Không rõ năm sinh và mất), là một trong những vĩ tướng dưới quyền của Lưu Bị. Trần Đáo tự là Thúc Chí và quê gốc ở quận Nhữ Nam, Dự Châu. Thực tế, khả năng chiến đấu và chiến lược của Trần Đáo không kém cạnh Triệu Vân, một trong những danh tướng nổi tiếng trong lịch sử Tam Quốc. Sở dĩ Trần Đáo không xuất hiện trong Tam Quốc diễn nghĩa vì vai trò, chiến tích, công trạng của ông đều đã được tổng hợp và tựu trung để mô tả Triệu Vân. 

Theo các tư liệu lịch sử không rõ ràng, giống như Tào Tháo có đội quân tinh nhuệ Hổ Báo kỵ, Lưu Bị cũng thành lập một đội binh tinh binh mang tên Bạch Nhị binh. Đây có thể coi là một trong những đội quân bí ẩn và huyền bí nhất trong thời kỳ Tam Quốc. Nhiệm vụ chính của Bạch Nhị binh không liên quan đến việc tham gia các trận đánh công khai. Thay vào đó, những binh sĩ xuất sắc này được giao nhiệm vụ chính là bảo vệ sự an toàn của Lưu Bị, tương tự như Hổ Báo kỵ, đội quân cận vệ của Tào Tháo.

Trần Đáo là mãnh tướng bí ẩn của Lưu Bị. Ảnh: Internet

Trần Đáo là mãnh tướng bí ẩn của Lưu Bị. Ảnh: Internet

Mãnh tướng bí ẩn âm thầm bảo vê Lưu Bị

Dù có ít thông tin về Bạch Nhị binh, chúng ta biết được rằng Trần Đáo chính là tướng đứng đầu đội quân này. Việc ghi nhận Trần Đáo làm chỉ huy cho thấy vai trò quan trọng của ông trong việc bảo vệ Lưu Bị trong các trận đánh lớn và nhỏ.

Trần Đáo đã giữ một vai trò quan trọng trong việc giúp Lưu Bị an toàn rút về thành Bạch Đế sau trận thất bại nặng nề tại Di Lăng vào tháng 8 năm 222. Theo các sử gia, Trần Đáo là một trong những mãnh tướng ưu tú dưới trướng của Lưu Bị, nhưng luôn chọn cách ẩn danh. Ông không đảm nhận bất kỳ chức vụ lớn nào và cũng hiếm khi lộ mặt. Thực chất đây là một cách để bảo vệ Lưu Bị.

Nhờ có Trần Đáo thống lĩnh Bạch Nhị binh, Lưu Bị mới có thể rút an toàn về thành Bạch Đế trong trận Di Lăng. Ảnh: Hình minh họa.

Nhờ có Trần Đáo thống lĩnh Bạch Nhị binh, Lưu Bị mới có thể rút an toàn về thành Bạch Đế trong trận Di Lăng. Ảnh: Hình minh họa.

Vai trò của Trần Đáo là tướng hộ vệ luôn theo sát và bảo vệ an toàn cho người đứng đầu của Thục Hán, Lưu Bị. Với tầm quan trọng và mức độ thân thiết của nhiệm vụ này, Trần Đáo thậm chí còn được đánh giá là cao hơn cả Quan Vũ và Trương Phi, hai danh tướng nổi tiếng.

Tuy nhiên, vì Trần Đáo là người dẫn đầu đội quân Bạch Nhị binh nên rất ít người trong nội bộ Thục Hán biết rõ về ông.

Trần Đáo đã bắt đầu theo Lưu Bị từ khi ông còn ở Dự Châu và tiếp tục bảo vệ vị quân chủ này trong những giai đoạn khó khăn. Sau khi Lưu Bị qua đời vào năm 223, con trai ông là Lưu Thiện kế vị. Tuy nhiên, do Lưu Thiện còn nhỏ tuổi nên tất cả chuyện lớn nhỏ trong ngoài Thục Hán đều do Gia Cát Lượng quản lý. Vị thừa tướng tài ba này đã có những điều chỉnh về nhân sự trong Thục Hán và Trần Đáo đã được bổ nhiệm làm Vĩnh An đô đốc, Chinh Tây tướng quân và được phong Đình hầu, trở thành cấp dưới của Lý Nghiêm.

Trong lời của Gia Cát Lượng gửi cho Lý Nghiêm, Trần Đáo được công nhận là một trong những tướng xuất sắc của Thục Hán và Bạch Nhị binh là đội quân hàng đầu ở phía tây. Dù Trần Đáo và Bạch Nhị binh luôn hoạt động mà không để lộ nhiều chi tiết, nhưng vai trò và đóng góp của họ cho cuộc chiến Tam Quốc đã trở nên rõ ràng qua thư từ của Gia Cát Lượng. Trong thư có đoạn trích như sau: "Nếu ngài nghi ngờ binh lính ở Bạch Đế không tinh nhuệ thì nên nhớ Đốc tướng Đáo là Bạch Nhị binh ở dưới trướng của tiên đế, và đây cũng là đội quân thượng đẳng ở phía tây".

Thủ lĩnh của Bạch Nhị binh chính là Trần Đáo. Ảnh: Hình minh họa.

Thủ lĩnh của Bạch Nhị binh chính là Trần Đáo. Ảnh: Hình minh họa.

Trần Đáo mất trong khi vẫn đang đương chức. Nhà Thục Hán sau đó lấy Tông Dự thay thế. Theo ghi chép trong lịch sử, vì Tông Dự nhận chức Đồn kỵ hiệu úy vào năm 247, sau đó đi sứ Đông Ngô, đến khi trở về mới nhận chức ở Vĩnh Án, nên có thể xác định Trần Đáo mất sau năm 247.

Tại sao sử gia không dám viết về vị tướng bí ẩn của Lưu Bị?

Mặc dù có vai trò quan trọng trong việc đảm bảo an toàn cho Lưu Bị, tuy nhiên, Trần Đáo lại không xuất hiện nhiều trong ghi chép lịch sử.

Theo các sử gia, việc Trần Đáo không được đề cập nhiều trong các tác phẩm lịch sử và không xuất hiện trong tác phẩm Tam Quốc diễn nghĩa, không phải do ông thiếu uy tín hay thành tích, mà có hai nguyên nhân quan trọng.

Địa vị và vai trò của Trần Đáo thậm chí còn được đánh giá là cao hơn cả Quan Vũ và Trương Phi. Ảnh: Hình minh họa.

Địa vị và vai trò của Trần Đáo thậm chí còn được đánh giá là cao hơn cả Quan Vũ và Trương Phi. Ảnh: Hình minh họa.

Thứ nhất, Trần Đáo là tướng chỉ huy của Bạch Nhị binh, một nhóm quân lính thường thực hiện các nhiệm vụ bí mật, chủ yếu là bảo vệ sự an toàn của Lưu Bị. Do tính chất cơ mật của công việc, các sử gia có ít thông tin về ông để lập truyện.

Thứ hai, việc Trần Đáo ít được ghi chép trong các tư liệu lịch sử có thể do ông chọn giữ bí mật về cuộc đời và công lao của mình. Có thể ông không muốn người khác viết về mình, dẫn đến thông tin về ông trở nên hiếm hoi và không rõ ràng trong sử sách.

*Thông tin tham khảo nguồn: Sohu, Sina, Baidu

Hải Yến

Bình luận

Nổi bật

Khu vực ít dân cư nhất TP. HCM nhưng lại là nơi có đời sống cao bậc nhất Việt Nam: Trong khoảng 50km2 nhưng có đến 20 'trường quý tộc', học phí chạm ngưỡng 1 tỷ đồng/năm

Khu vực ít dân cư nhất TP. HCM nhưng lại là nơi có đời sống cao bậc nhất Việt Nam: Trong khoảng 50km2 nhưng có đến 20 'trường quý tộc', học phí chạm ngưỡng 1 tỷ đồng/năm

sự kiện🞄Thứ tư, 01/05/2024, 23:05

Nơi đây tập trung các ngôi trường được mệnh danh là "trường nhà giàu" với mức học phí lên đến gần 1 tỷ đồng/năm.

Xót xa 'thần đồng' 16 tuổi đã viết được sách lịch sử, 18 tuổi chọn ra đi vĩnh viễn khiến ai cũng bàng hoàng

Xót xa 'thần đồng' 16 tuổi đã viết được sách lịch sử, 18 tuổi chọn ra đi vĩnh viễn khiến ai cũng bàng hoàng

sự kiện🞄Thứ tư, 01/05/2024, 23:05

Câu chuyện về "thần đồng" lịch sử ở Trung Quốc tự kết thúc cuộc đời mình năm 18 tuổi khiến người dùng mạng không khỏi xót xa.

Vị Trạng nguyên giỏi Toán nhất lịch sử Việt Nam khiến các sứ giả phương Bắc phải phục sát đất, nay tên được đặt cho nhiều địa danh trên khắp đất nước

Vị Trạng nguyên giỏi Toán nhất lịch sử Việt Nam khiến các sứ giả phương Bắc phải phục sát đất, nay tên được đặt cho nhiều địa danh trên khắp đất nước

sự kiện🞄Thứ tư, 01/05/2024, 23:04

Ông được coi là một trong những bậc tài nhân đầu tiên đặt nền móng cho sự phát triển của toán học Việt Nam.