Dữ liệu cũ
Thứ bảy, 06/05/2017, 10:30 AM

Vì sao gần 20.000 viên thuốc đặc trị ung thư bị tiêu hủy?

(NTD) - Nếu Thanh tra TP.HCM không “bỗng nhiên” lật lại vấn đề thì có lẽ câu chuyện thiêu hủy gần 20 ngàn viên thuốc đặc trị ung thư đã được giấu nhẹm. Nhưng, một khi đã lật lại vấn đề, thấy rõ được sự tắc trách của các đơn vị có liên quan, thì cần phải làm rõ trách nhiệm của từng đơn vị, cá nhân.

Lơ là tắc trách!?

Những ngày qua, dư luận và hàng ngàn bệnh nhân ung thư đang hết sức phẫn nộ vì câu chuyện gần 20 ngàn viên thuốc Tasigna 200mg, đặc trị bệnh ung thư bạch cầu mạn dòng tủy bị tiêu hủy do hết hạn sử dụng, trong khi người bệnh thì đang mỏi mòn chờ thuốc. Đáng nói hơn, đây chính là lô thuốc trong chương trình viện trợ của Tổ chức The Max Foundation - Mỹ và Công ty Novartis Pharma Services AG - Thụy Sĩ cho Bệnh viện Truyền máu Huyết học TP.HCM. Theo kết luận của Thanh tra TP.HCM, thì số lượng thuốc viện trợ nói trên có thời hạn sử dụng lên đến 24 tháng, nhưng khi đưa ra sử dụng thì chỉ còn khoảng 10 tháng. Chỉ riêng quy trình “hợp thức hóa” thuốc viện trợ, đã mất hơn nửa hạn sử dụng (hơn 12 tháng).

Thanh tra TP.HCM đã vạch ra hành trình hơn 12 tháng gian nan của lô thuốc miễn phí nói trên. Và, hành trình này cũng nghiễm nhiên chỉ rõ trách nhiệm của từng đơn vị liên quan đến lô thuốc. Đầu tiên, Bệnh viện TMHH nhận thư hiến tặng thuốc từ ngoại quốc ngày 15/7/2013. Gần 5 tháng sau, bệnh viện mới có văn bản gửi Cục Quản lý Dược xin được tiếp nhận số thuốc viện trợ trên và giấy phép lưu hành được ban hành sau đó 1 tháng. Tiếp đến, ngày 30/12/2013, bệnh viện gửi văn bản đến Sở Y tế TP.HCM xin chấp thuận được thực hiện chương trình thuốc Tasigna. Không biết vì lý do gì, Sở Y tế TP.HCM “ngâm” thêm 2 tháng rưỡi nữa, rồi mới có văn bản gửi UBND TP.HCM và Liên hiệp Các tổ chức hữu nghị TP.HCM chấp thuận cho Bệnh viện TMHH được tiếp nhận. Rồi thêm 2 tháng rưỡi nữa, UBND TP.HCM mới có quyết định phê duyệt, để đến ngày 14/7/2014, Cục Quản lý Dược có văn bản đồng ý để Bệnh viện TMHH tiếp nhận lô hàng trên.

Lẽ dĩ nhiên, Hải quan TP.HCM sẽ không cho thông quan lô hàng này, bởi hạn sử dụng chỉ còn dưới 12 tháng (sai quy định). Lúc này, Sở Y tế TP.HCM và Bệnh viện Truyền máu Huyết học tiếp tục có tờ trình nhờ hải quan hỗ trợ giải quyết. Đến 13/8/2014, lô thuốc gồm 34.608 viên Tasigna 200mg về đến Bệnh viện Truyền máu Huyết học, khi chỉ còn 10 tháng hạn sử dụng. Như vậy, hành trình gian nan “hợp thức hóa” thuốc viện trợ Tasigna đã ngốn mất gần 14 tháng. Trong khi giới chuyên môn cho biết, đây là loại thuốc rất đắt tiền và cần thiết cho người bệnh ung thư. Không còn gì phải bàn cãi thêm, chính sự lơ là, tắc trách của các đơn vị có liên quan đã giết chết lô thuốc và khả năng cứu sống rất nhiều người mắc bệnh ung thư đang điều trị tại Bệnh viện Truyền máu Huyết học.

18
 
19
Thuốc đặc trị ung thư Tasigna

Bệnh viện Truyền máu - Huyết học nói gì?

Trao đổi với phóng viên Báo Người Tiêu Dùng chiều 4/5, bác sĩ Phù Chí Dũng, Giám đốc Bệnh viện Truyền máu Huyết học cho biết, theo chương trình GIPAP, bệnh nhân mắc bệnh bạch cầu mạn dòng tủy được viện trợ miễn phí hoàn toàn thuốc Glivec. Đến cuối tháng 7/2013, khoảng 25% người bệnh kháng thuốc Glivec cần được điều trị tiếp tục bằng thuốc Tasigna. Nếu bệnh nhân thiếu thuốc thì bệnh có khả năng tiến triển tử vong, và đã có nhiều bệnh nhân tử vong do thiếu thuốc. Điều đó càng khẳng định tầm quan trọng của thuốc Tasigna đối với các bệnh nhân mắc bệnh ung thư.

“Khi điều trị bằng Tasigna, bệnh nhân phải trả khoảng 800 triệu đồng đến 1 tỷ đồng mỗi năm. Tuy vậy, sau thời gian bệnh viện đàm phán, công ty dược đồng ý viện trợ thuốc theo chương trình Tasigna Copay, tức sẽ miễn phí 11 tháng rưỡi và bệnh nhân phải đồng chi trả khoảng 4%, tương đương 42 triệu đồng một năm. Dựa vào thực tế khả năng đồng chi trả của người bệnh, bệnh viện dự kiến nhập 34.608 viên thuốc cho khoảng 50 người bệnh đủ điều kiện tham gia điều trị” - ông Dũng thông tin.

Nói về lô thuốc Tasigna viện trợ về Việt Nam trễ hơn so với dự kiến, ông Dũng cho biết: “Do phụ thuộc vào thủ tục xin tiếp nhận thuốc của cơ quan chức năng”. Cụ thể, để có thể tiếp nhận thuốc cho bệnh nhân sử dụng thì bệnh viện phải làm thủ tục xin phép các cấp thẩm quyền bao gồm: Sở Y tế, Liên hiệp Các tổ chức hữu nghị TP.HCM, UBND TP.HCM và Cục Quản lý Dược. Quá trình này diễn ra hơi chậm so với việc nhập các loại thuốc thông thường, vì Tasigna là loại thuốc mới, có quy trình kiểm duyệt nghiêm ngặt và là lần đầu tiên thuốc được nhập về Việt Nam.

Ngoài ra, theo bác sĩ Dũng, nguyên nhân khiến Bệnh viện Truyền máu Huyết học không sử dụng hết thuốc là do khi nhập xong thì chỉ 26 bệnh nhân có khả năng đồng chi trả để điều trị, không phải 50 như dự kiến. Vì điều này, bệnh viện đã đưa ra nhiều giải pháp để tránh lãng phí nguồn thuốc như đề xuất nhà viện trợ miễn phí luôn 42 triệu đồng cho bệnh nhân, mở rộng chương trình cho các bệnh nhân khác tham gia... nhưng không nhận được sự chấp thuận từ phía đơn vị viện trợ.

“Dù rất đau lòng phải hủy bỏ thuốc nhưng sự việc đã mở ra nhiều cơ hội cho bệnh nhân Việt Nam. Trước mắt đã cứu được 26 người bệnh sử dụng kịp thời thuốc ở thời điểm đó. Ngày 1/1/2015, công ty dược và Bộ Y tế đã mở chương trình GIPAP 2. Bệnh nhân nếu đã có đăng ký bảo hiểm liên tục trên 3 năm sẽ không phải trả 42 triệu đồng nữa mà được sử dụng thuốc Tasigna miễn phí, trong đó bảo hiểm trả 40%, công ty trả 60%” - bác sĩ Dũng bộc bạch.

20
Bệnh viện Truyền máu huyết học TP.HCM.
Theo bác sĩ Dũng, tại mục Kết quả Thanh tra về việc tiếp nhận, quản lý, sử dụng nguồn viện trợ, tài trợ tại Bệnh viện (trang 8), giá tiền của lô thuốc Tasigna bị hủy do hết hạn là chưa chính xác. Nguyên nhân là do bệnh viện sơ suất không kiểm tra kĩ bản dự thảo kết luận của Thanh tra thành phố gửi bệnh viện trước khi có kết luận chính thức, nên chúng tôi không phát hiện số tiền của lô thuốc này là không đúng. Tính theo giá của thời điểm 2015 gần 3,864 tỷ đồng chứ không phải tính theo giá tại thời điểm thanh tra là gần 14 tỷ đồng.

 Võ Nguyễn - Cao Tuấn

_Bao NTD_So 326 _04-05
 

Bình luận

Nổi bật

Những phi cơ già cỗi nhất thế giới, bay trên bầu trời nửa thế kỷ vẫn còn hoạt động

Những phi cơ già cỗi nhất thế giới, bay trên bầu trời nửa thế kỷ vẫn còn hoạt động

sự kiện🞄Thứ ba, 20/02/2024, 10:09

Trên thế giới còn rất nhiều những chiếc phi cơ 'lão thành' ngót nghét 50 tuổi vẫn đang bay trên bầu trời.

Người phụ nữ mắc ung thư gan giai đoạn cuối vì 1 loại thực phẩm quen thuộc, chuyên gia cảnh báo thói quen này nhiều người mắc phải

Người phụ nữ mắc ung thư gan giai đoạn cuối vì 1 loại thực phẩm quen thuộc, chuyên gia cảnh báo thói quen này nhiều người mắc phải

sự kiện🞄Thứ bảy, 14/10/2023, 05:57

Loại thực phẩm nhiều người xem như vô hại này lại là nguyên nhân dẫn đến bệnh tật, thậm chí nguy hiểm tới tính mạng, chúng thường được gọi là "sát thủ thầm lặng" tàn phá sức khoẻ con người.

Cảng Chu Lai đón tàu lớn và nâng cao hiệu suất khai thác hàng rời

Cảng Chu Lai đón tàu lớn và nâng cao hiệu suất khai thác hàng rời

sự kiện🞄Thứ năm, 29/06/2023, 15:00

(CL&CS) - Cảng Chu Lai thuộc Công ty Giao nhận - vận chuyển quốc tế Trường Hải (THILOGI) đang dần khẳng định năng lực tiếp nhận tàu lớn, khai thác đa dạng hàng hóa, đáp ứng nhu cầu xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp, góp phần thúc đẩy giao thương tại khu vực miền Trung, Tây Nguyên.