Chủ nhật, 13/03/2022, 09:26 AM

Vi khuẩn đường ruột có ảnh hưởng đến tính cách con người không?

(CL&CS) - Vi khuẩn đường ruột không chỉ làm nhiệm vụ tiêu hóa thức ăn mà còn có thể ảnh hưởng đến tính cách cũng như mức năng lượng hàng ngày của con người.

Các nhà nghiên cứu tại Đại học Clarkson ở Potsdam (Mỹ) do tiến sĩ Ali Boolani trưởng nhóm, đã phát hiện rằng hệ vi sinh vật trong ruột và quá trình đường chuyển hóa thức ăn có thể ảnh hưởng đến tính cách, mức năng lượng, hay sự mệt mỏi của con người từng ngày. Mỗi loại sinh vật khác nhau thường có liên quan chặt chẽ với một đặc điểm tính cách. 

Theo các chuyên gia, việc dùng thuốc kháng sinh hoặc loại thuốc nào đó có thể làm thay đổi hệ vi khuẩn trong cơ thể, dẫn đến những thay đổi trong tính cách người đó.

Giống như tính cách cá nhân, hệ vi sinh vật đường ruột không thường xuyên thay đổi.

Ông Ali là giáo sư vật lý trị liệu, cho biết: “Những phát hiện mới này củng cố các kết quả nghiên cứu trước đây của chúng tôi: cảm giác tràn đầy năng lượng có liên quan đến quá trình trao đổi chất, trong khi cảm giác mệt mỏi có liên quan đến quá trình viêm nhiễm”.

Vi khuẩn đường ruột ảnh hưởng đến tính cách con người (Ảnh: AFP)

Vi khuẩn đường ruột ảnh hưởng đến tính cách con người (Ảnh: AFP)

Nhóm nghiên cứu đã đưa ra kết luận này sau khi tiến hành thu thập dữ liệu của 20 tình nguyện viên tham gia các nghiên cứu về hệ vi sinh vật, đã được kiểm tra để đảm bảo rằng gần đây họ không sử dụng thuốc có ảnh hưởng đến hệ vi sinh vật, khi kiểm tra mẫu phân, họ tìm hiểu về mức độ vi khuẩn khác nhau của từng người.

Họ cũng được làm khảo sát về bốn đặc điểm mà tiến sĩ Ali tin là cơ sở tạo nên tính cách của một người: năng lượng tinh thần, mệt mỏi tinh thần, năng lượng thể chất và mệt mỏi thể chất; tìm thấy mối tương quan chặt chẽ giữa một số đặc điểm tính cách với một số vi khuẩn được tìm thấy trong hệ vi sinh vật của mỗi người.

Mặc dù quy mô của nghiên cứu này còn tương đối nhỏ nhưng ông Ali vẫn tự tin nó có thể là bước đệm trong tương lai để xác định tâm trạng của một người có thể bị ảnh hưởng ra sao bởi đường ruột, hy vọng những phát hiện này có thể giúp xác định liệu rằng biện pháp can thiệp dinh dưỡng có thể điều chỉnh cảm giác mất năng lượng và mệt mỏi của con người hay không.

Năm 2016, nhóm nghiên cứu của Robert Yolken tại Đại học Johns Hopkins (Mỹ) từng chỉ ra rằng phương pháp điều trị bằng thuốc kháng sinh có thể làm thay đổi hệ vi sinh vật đường ruột của một người, do đó gây hại cho những người bị rối loạn tâm thần.

Vào năm 400 trước Công nguyên, thầy thuốc Hy Lạp cổ đại Hippocrates phát hiện ra con người đã biết đến một số mối liên hệ giữa các quá trình bên trong cơ thể và phần nhân cách biểu hiện bên ngoài.

Thủy Tiên

Bình luận

Nổi bật

Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Ninh Thuận: Chú trọng thực hiện tốt công tác đảm bảo an toàn bức xạ, hạt nhân

Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Ninh Thuận: Chú trọng thực hiện tốt công tác đảm bảo an toàn bức xạ, hạt nhân

sự kiện🞄Thứ hai, 13/05/2024, 20:19

(CL&CS) - Thời gian qua, công tác đảm bảo an toàn bức xạ, hạt nhân được chú trọng thực hiện nhằm góp phần bảo vệ sức khỏe con người và môi trường, phát huy hiệu quả trong các nghiên cứu, ứng dụng vào thực tiễn đời sống cũng như phát triển kinh tế - xã hội.

Cảnh giác trước quảng cáo đào tạo nghề thẩm mỹ với hình ảnh trái phép

Cảnh giác trước quảng cáo đào tạo nghề thẩm mỹ với hình ảnh trái phép

sự kiện🞄Thứ hai, 13/05/2024, 20:14

Dù không được uỷ quyền hay liên kết tuyển sinh, đào tạo nghề thẩm mỹ nhưng nhiều cơ sở spa, “học viện” ở TPHCM đua nhau “mọc lên” rồi dùng hình ảnh của một số trường nghề để tuyển học viên.

Hơn 1.200 ca nhập viện do thuốc lá điện tử trong một năm

Hơn 1.200 ca nhập viện do thuốc lá điện tử trong một năm

sự kiện🞄Thứ ba, 07/05/2024, 13:55

(CL&CS) - Bộ Y tế cho biết trong thời gian qua đã có hơn 1.200 ca nhập viện do sử dụng thuốc lá điện tử. Số lượng các quốc gia và vùng lãnh thố áp dụng chính sách cấm sản phẩm thuốc lá điện tử đang tăng lên.