Dữ liệu cũ
Thứ sáu, 14/03/2014, 09:00 AM

VBA: Đánh thuế nước ngọt nên chọn thời điểm phù hợp

Đại diện Hiệp hội Bia – Rượu – Nước giải khát (VBA) cho biết nhiều đơn vị trong nước đang mất dần thị phần vào tay hàng ngoại, nay sẽ càng khó khăn hơn nếu phải chịu thuế tiêu thụ đặc biệt.

Ông Lê Bá Cơ, Phó chủ tịch Hiệp hội Bia – Rượu – Nước giải khát Việt Nam cho rằng cơ quan quản lý nên cân nhắc về thời điểm và mức tăng thuế các mặt hàng bia, rượu, nước giải khát vì sức chịu đựng của doanh nghiệp có hạn. 

- Tại dự thảo Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt, Bộ Tài chính đề xuất đánh thuế 10% đối với nước ngọt có ga không cồn, mặt hàng bia bị áp thuế 65% thay vì 50% như trước đây. Ông nghĩ gì về đề xuất này?

- Tôi nghĩ, các bộ, ban ngành đã nghiên cứu kỹ mới đưa ra đề xuất này. Tuy nhiên, cơ quan quản lý nên cân nhắc về thời điểm và mức tăng thuế. Trong giai đoạn kinh tế còn khó khăn, đang trong vùng đáy của khủng hoảng, nhu cầu tiêu thụ hàng hóa giảm, yếu tố này càng phải được chú trọng. 

Lĩnh vực nước giải khát có ga ở Việt Nam đang dần dần mất thị trường, thậm chí còn có nguy cơ bị phá sản do không cạnh tranh được. Một số đơn vị trong Hiệp hội trước kia sản xuất nước ngọt có ga, nhưng thị phần đang giảm xuống. Việc tiếp tục đánh thuế tiêu thụ đặc biệt vào mặt hàng này, khiến các nhà sản xuất trong nước khó cạnh tranh với doanh nghiêp ngoại.

- Theo cơ quan soạn thảo, lý do đánh thuế tiêu thụ đặc biệt lên mặt hàng nước ngọt là sản phẩm có thể gây ra một số bệnh như tiểu đường, béo phì, dạ dày, gút hoặc thậm chí ung thư. Ông nghĩ sao về lý do này?

- Cơ quan quản lý cũng cơ sở khi đưa ra đề xuất trên. Đánh thuế tiêu thụ đặc biệt là chính sách là chống lạm dụng các sản phẩm không tốt cho sức khỏe. Nếu chính sách này được thực thi, có thể các doanh nghiệp sẽ phải cải tiến, thay đổi hướng sản xuất để đưa sản phẩm đáp ứng yêu cầu thị trường và bảo vệ sức khỏe cho người tiêu dùng thì mới phát triển được. 

Tuy nhiên, tôi cho rằng không nên chống lạm dụng một sản phẩm bằng cách kìm hãm sự phát triển của một ngành nào đó. Cần tuyên truyền hạn chế các sản phẩm không tốt cho sức khỏe.

- Bộ Tài chính đề xuất tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với một số mặt hàng, đồng thời áp thuế với nước ngọt có ga trong bối cảnh nguồn thu Ngân sách gặp nhiều khó khăn. Doanh nghiệp chia sẻ khó khăn này thế nào? 

- Tôi cho rằng, đánh thuế cao không đồng nghĩa với việc sẽ làm giàu thêm cho ngân sách. Tăng thuế có thể khiến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp giảm, thuế thu nhập doanh nghiệp thấp đi. Khi tăng giá, có thể sức mua, lượng tiêu thụ kém đi, và thuế sẽ giảm. 

Tôi biết, các đề xuất này đều đã có sự tính toán. Tới đây, Việt Nam tham gia hiệp định TPP, nguồn thu từ thuế nhập khẩu nhiều mặt hàng sẽ giảm nên cơ quan quản lý tính tăng thuế tiêu thụ đặc biệt để bù thu. Tuy nhiên, tôi cho rằng, chính sách thuế về dài hạn phải làm thế nào để nuôi nguồn thu, lâu dài chứ nếu bóp chết nguồn thu thì chỉ tăng cục bộ được 1-2 năm, doanh nghiệp không làm ăn được, nguồn thu chắc chắn giảm.

Hơn nữa, trong quá trình hoàn thiện chính sách thuế tiêu thụ đặc biệt cũng cần ưu tiên các mục tiêu như khuyến khích thu hút đầu tư, nuôi dưỡng nguồn thu…  

- Vậy theo ông, chính sách thuế đối với mặt hàng này như thế nào là hợp lý? 

- Tôi cho rằng, đối với tất cả các mặt hàng nói chung, và bia, rượu, nước giải khát nói riêng, cơ quan quản lý nên đưa ra lộ trình tăng thuế tiêu thụ đặc biệt để doanh nghiệp có sự chuẩn bị và chọn thời điểm đánh thuế hợp lý hơn. Ví dụ như bia, có thể trước mắt tăng thêm 2%, 5% rồi nhích dần thay vì tăng một lúc 15%. 

Để dung hòa, đảm bảo quyền lợi của Nhà nước, người tiêu dùng, doanh nghiệp thì nên cân nhắc mức thuế vừa phải và có lộ trình, không đột ngột quá vì sức chịu đựng của doanh nghiệp có hạn.  Cần có lộ trình và mức tăng hợp lý để phù hợp với quá trình hội nhập giúp doanh nghiệp kịp thời điều chỉnh, đầu tư nâng cao năng suất và chất lượng nhằm cạnh tranh với hàng ngoại nhập đồng thời đẩy lùi tình trạng nhập lậu qua biên giới.

- Nếu chính sách này được thực thi, tình hình tiêu thụ mặt hàng này sẽ diễn biến theo chiều hướng nào, thưa ông?

- Theo tính toán đối với một lít nước ngọt đánh thuế 10% thì đến tay người tiêu dùng thì giá thành sẽ đội lên khoảng 12-13%. Về lý thuyết, Bộ chủ trương tăng thuế nhằm hạn chế người dân sử dụng sản phẩm này. Tuy nhiên, trên thực tế, tôi nghĩ khó giảm được nhu cầu của người tiêu dùng. Nước giải khát nói chung không phải là mặt hàng thiết yếu nhưng cũng là sản phẩm được tiêu thụ thường xuyên. Có chăng, chính sách thuế và giá thành tăng sẽ khiến người tiêu dùng chuyển từ sản phẩm này sang mặt hàng khác. 

Ngọc Tuyên

Nguồn: vnexpress.net

Bình luận

Nổi bật

Những phi cơ già cỗi nhất thế giới, bay trên bầu trời nửa thế kỷ vẫn còn hoạt động

Những phi cơ già cỗi nhất thế giới, bay trên bầu trời nửa thế kỷ vẫn còn hoạt động

sự kiện🞄Thứ ba, 20/02/2024, 10:09

Trên thế giới còn rất nhiều những chiếc phi cơ 'lão thành' ngót nghét 50 tuổi vẫn đang bay trên bầu trời.

Người phụ nữ mắc ung thư gan giai đoạn cuối vì 1 loại thực phẩm quen thuộc, chuyên gia cảnh báo thói quen này nhiều người mắc phải

Người phụ nữ mắc ung thư gan giai đoạn cuối vì 1 loại thực phẩm quen thuộc, chuyên gia cảnh báo thói quen này nhiều người mắc phải

sự kiện🞄Thứ bảy, 14/10/2023, 05:57

Loại thực phẩm nhiều người xem như vô hại này lại là nguyên nhân dẫn đến bệnh tật, thậm chí nguy hiểm tới tính mạng, chúng thường được gọi là "sát thủ thầm lặng" tàn phá sức khoẻ con người.

Cảng Chu Lai đón tàu lớn và nâng cao hiệu suất khai thác hàng rời

Cảng Chu Lai đón tàu lớn và nâng cao hiệu suất khai thác hàng rời

sự kiện🞄Thứ năm, 29/06/2023, 15:00

(CL&CS) - Cảng Chu Lai thuộc Công ty Giao nhận - vận chuyển quốc tế Trường Hải (THILOGI) đang dần khẳng định năng lực tiếp nhận tàu lớn, khai thác đa dạng hàng hóa, đáp ứng nhu cầu xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp, góp phần thúc đẩy giao thương tại khu vực miền Trung, Tây Nguyên.